LẦU NGƯNG BÍCH KHÓA XUÂN

0
123

Thúy Kiều ngồi trước lầu Ngưng Bích trông ra bốn bề bát ngát. Xa xa, dãy núi mờ dần trong màn đêm buông xuống, chỉ còn le lói dãy cát vàng ở cồn nọ và đám bụi hồng ở dặm kia… Trước cảnh tượng trống trải, cô đơn ấy, chỉ có ánh trăng đến với nàng, làm nàng nhớ đến người yêu Kim Trọng với những lời thề dưới trăng:
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương “…
Giờ đây, nàng chỉ biết than thân trách phận:
“Chân trời góc biển bơ vơ
Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai!”…
Nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, tủi phận mình, nỗi đau xót ấy được Thi hào Nguyễn Du diễn tả như một bức tranh Thủy mặc tuyệt vời:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vè non xa, tấm trăng gần, ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh, như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luốn hãy rày trông mai chờ.
Bên trời góc biển bơ vơ
Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc Tử cũng vừa người ôm”…
“Lầu Ngưng Bích khóa xuân”, cái tên mới nghe qua tưởng chừng tuổi xuân của nữ giới được giữ lại ở “khuê phòng” nhưng tác giả dụng ý dùng điển tích “Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều”:
“Lầu Ngưng Bích khóa xuân”: Lầu Ngưng Bích lưu giữ tuổi thanh xuân. Còn nghĩa “khóa Xuân”, tác giả mượn điển tích trong câu “Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều:
“Đồng Tước là tên một cái lầu do Tào Tháo đặt tên và khi đã xây dựng xong thì con trai của Tào Tháo là Tào Thục có làm bài phú, trong đó có hai câu:
“Liên nhị kiều ư đông tây hề
Nhược trường không nhi nhuế đống”
(Bắt liền hai cầu ờ đông tây như cái cầu vồng nổi lưng trời).
Nhị Kiều cũng là tên của hai chị em sống ở Đông Ngô (hời Tam Quốc-Trung Hoa), danh tính của hai chị em không đươc rõ nhưng có tiếng hoa khôi nên người chị được gọi là Đại Kiều, vợ của Tôn Sách, người lập ra Đông Ngô và em là Tiểu Kiều, vợ của Chu Du, danh tướng của Tôn Sách và Tôn Quyền.
Để khích lệ Chu Du, đô đốc nhà Ngô quyết tâm đánh Tào Tháo, Khổng Minh quân sư nhà Thục lập kế chọc tức viên tướng nầy nên ông nói với Chu Du rằng:
“Tào Tháo lâu nay có ý định đánh bắt nhị Kiều về nhốt tại đền Đồng Tước để vui thú tuổi già!”
Để Chu Du tin là thật, Khổng Minh liền dẫn bài thơ của TàoThực là con của Tào Tháo nhưng cố tình đọc sai chữ “Kiều” là tên của hai chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều nên Chu Du tưởng thật, đã chạm đến tự ái và danh dự đời tư. Do đó, Chu Du dốc toàn lực đánh thắng Tào Tháo trên sông Trường Giang.
Nhà văn Tiên Điền đã dệt nên một bức tranh sống động như hòa quyện vào nhau giữa tình và cảnh để chia sẻ nổi niềm của nàng Kiều. Qua nét bút nghệ thuật độc đáo của cụ Nguyễn Du đã lột hết tâm tư của Kiều khi gặp cảnh bế tắt, cùng đường, thường nương dựa vào một hình ảnh cao xa, nhiệm mầu. Kiều đã chớp lấy ánh trăng để soi sáng tâm hồn của mình, trở về với hiện tại, những hình ảnh cha mẹ và nhất là nỗi ray rức, đau buồn nghĩ đến Kim Trọng, một người tình đã đồng tâm nguyện ước dưới trăng! bây giờ chàng ở chân trời. nàng ở góc biển, biết bao giờ tấm son nầy gọt rửa cho phai!
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gọt rửa bao gờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm ma
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?
Xót thương người tựa cửa hôm mai là cha mẹ, luôn trông ngóng con trở về nhà đến mòn mỏi con mắt… Và giờ đây, thiếu vắng người con săn sóc bên cạnh cha mẹ những lúc nồng thì quạt mát, lúc lạnh lẽo thì ấp ấm!
Cụ Nguyễn Du đã dùng điển tích về “Sân Lai” và “gốc Tử” để nói lên lòng hiếu thảo của Thúy Kiều đối với cha mẹ:
Lúc xưa. Lão Lai đã trên 70 tuổi và cha mẹ vẫn còn sống. Mỗi lần thấy cha mẹ buồn, ông ra sân múa, hát làm trò hề cho cha mẹ xem. Hết màn nầy đến màn khác, như đến ôm gốc cây Tử mà nũng nịu, có lúc giả té xuống đất rồi khóc lóc, bắt cha mẹ phải dỗ dành như đứa trẻ lên ba, khiến mọi người đều cười rộ lên!
Cái phong phú của truyện Kiều mà cụ đã dệt nên từ những nhân vật lịch sử bên Tàu trong thời Gia Tỉnh Triều Minh như Hồ Tôn Hiến, Từ Hãi, Thúy Kiều, Kim Trọng … mỗi nhân vật đóng một vai trò đặc biệt, biểu trưng cho xu hướng khác nhau của đương thời nhưng nhờ tài khéo léo của tác giả đã gói gém kỹ lưỡng tư tưởng khác nhau của mỗi nhân vật để cho cốt truyện được sống còn.
Theo “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu thì nhân vật Từ Hải là một tướng ly khai với Triều đình, hùng cứ một phương ở miền duyên hãi nên Triều đình cử Tổng đốc Hồ Tôn Hiến đi dẹp loạn…Quan điểm của triều đình trong thời Phong kiến là kẻ ly khai với Triều đình là phản loạn. Nhưng đối với cụ Nguyễn Du, trong thời phong kiến, kẻ đối lập với Triều đình là tiến bộ, có đầu óc cách mạng, muốn đạp đổ chế độ thống trị “cha truyền con nối” thành chế độ tư do, dân chủ, nhân quyền như hiện nay ở các nước văn minh tiến bộ trên Thế Giới.

Võ Văn Bằng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here