Một dẩn nhập.
Tổng Bí Thư cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn phú Trọng đang bắt chước và lợi dụng chiến lược “đả phổ diệt ruồi”, bày vẽ ra chiến lược “đốt lò tham nhũng”. Tổng Trọng đang lợi dụng cai gọi là bài trừ tham nhũng để thiêu sống những phe nhóm cộng sản gốc Miền Nam trong đó có phe Lê thanh Hải Cựu Chủ Tịch CS Saigon, cưu Ủy viên Bộ Chánh trị của đảng nhà nước CSVN. Công an CS từ Hà nội vào bắt một số tai to mặt bự ăn theo làm giàu nhờ thề lực của Lê thanh Hải. Mới bắt giam một ngày thì có một đầu mối quan trọng chêt trong khám. Coi vậy chớ Tổng Trọng vẫn làm sau người dân VN.Vụ đảng viên cán bộ CS cướp đất của dân, đã có mấy gia đình tiêu biểu bắn giết cán bộ, đảng viên cưỡng chế, cưỡng chiếm cướp đất của dân. Có thể nói đất đai là mổ chôn CSVN.
Hai, sự kiện và thời sự. Báo Thanh Niên của CSVN cho biết hôm 8.10, trao đổi với báo này, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm phát ngôn viên Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Trương Mỹ Lan và bè đảng để làm rõ tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tóm thâu đất vàng theo điều 174 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 .
Tin đài phát thanh Mỹ RFA ngày 10-10- 2022 cho biết Trợ lý Công ty Cổ Phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là bà Nguyễn Phương Hồng qua đời trong khám sau hai ngày bị bắt giam.
Trước đó có tin Ông Nguyễn tiến Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng – phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát kiêm Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập ngân hàng SCB qua đời đột ngột hưởng dương 50 tuổi.
Ngày 7/10, báo chí nói ông Thành qua đời vì đột quỵ. Sáng ngày 8/10, Bộ Công an thông báo đã khởi tố bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 3 đồng phạm..
Ô. Thành chết một ngày trước khi bà Nguyễn Phương Hồng, người cùng bị bắt với bà Trương Mỹ Lan. Chỉ 2 ngày sau bị bắt giam Bà Hồng chết trong trại tạm giam (!?). Bí ẩn nhất là cái chết của bà Hồng và chết không rõ lý do trong lúc bị tạm giam.
Cũng có tin chưa kiểm chứng được. Từ sáng 11 Tháng Mười, trên mạng xã hội, người dân lại đồn hai quan chức cao cấp khác của ngân hàng SCB của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ông Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc, và ông Lưu Quốc Thắng, trưởng ban kiểm soát, đều đã qua đời tại nhà riêng.
Dư luận và tin đồn dân Saigon cho rằng Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng cho công an dùng một mủi tên giết hai con đại bàn của phe CS Saigon của Miển Nam. Hai đại bàn đó là Lê thanh Hải đã làm chúa cộng sản Miền Nam ở Saigon sau 1975. Y từng là đại cán vào Bộ Chínhh tri của đảng CS ở Hà nôi khi Nguyễn phú Trọng chưa là một bộ mặt lớn trong Đảng. Con chim thứ hai là con chim cái là Trương Mỹ Lan em vợ của Lê thanh Hải.
Lê Thanh Hải sinh 1950 ở Mỹ tho từng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành Hồ, Đại biểu Quốc hội VNCS khóa XIII. Vợ ông là Trương Thị Hiền,Trương Thị Hiền là em út của bà Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch nước VNCS.
Tổng Trọng đã hạ Lê thanh Hai, cho y nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12 năm 2016. Sau tin này Trương Mỹ Lan xin từ bỏ quốc tịch CSVN, nhập tịch Hong Kong như của chồng là người Hoa Hong Kong.
Tổng Trọng là một lãnh tụ CS bảo thủ, cực đoan, giải quyết tương quan địch và ta một mất một còn, đào tận gốc, trốc tận rể, đang thiêu sống phe nhóm của Lê thanh Hải trên báo chí của Dảng và các trang mạng xã hội như Youtube, Twiter
Vì tại Kiên giang, căn cứ địa của Cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, cả 2 triệu ngươi dân Việt góp công góp của làm lể tưởng niệm vị Anh hung dân tộc VN Nguyễn Trung Trực trong suôt ba ngày chánh và sô lương và không khi nhưng ngày sau vẫn còn hào hứng và đong đảo.
Sau năm 1975 Đình Nguyễn Trung Trực được phong di tích quốc gia, tỉnh Kiên Giang có tổ chức kỷ niệm Cụ Nguyễn theo ngày dương lịch là 27/10. Nhiều sự kiện tưởng niệm ông đã được tổ chức trang trọng trong tháng 10 hằng năm ở nhiều đền thờ, ngôi đình khắp ĐBSCL, đặc biệt là tại Kiên Giang
Hơn 150 năm qua, ngày vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém tại chợ Rạch Giá (27-10-1868) vẫn được nhiều thế hệ nhân dân ghi nhớ, làm lễ tưởng niệm.
Nhà thơ lỗi lạc dưới triều Nguyễn – Huỳnh Mẫn Ðạt (1807-1882) đã khái quát nhân cách và chiến công của cụ Nguyễn bằng hai câu thơ để đời:”Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa,/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”. Thi sĩ Thái Bạch dịch là “Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất/Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần”.
Hiện nay ở ÐBSCL có khoảng 20 đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực. Ngoài đền thờ chính, nhiều nơi còn thờ chung trong đình làng, đền, chùa… Nhiều nhà dân còn thờ ảnh cụ Nguyễn trên như thờ tổ tiên, gia tộc của mình. Tất cả thể hiện cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn mãi mãi bất tử trong lòng dân.
Ông Nguyễn đang lúc dấy binh chống giặc, ông tu tập theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, thường mặc áo nâu sồng. Ông sống rất đạm bạc, mỗi bữa cơm chỉ ăn một con khô cá sặc.
Đức Phật Thầy Tây An rất xem trọng việc khẩn hoang, làm ruộng để người hành đạo có thể tự túc lương thực, không phải sống nhờ vào người khác trong khi tu tập.
Thực dân Pháp không tài nào triệt hạ nổi nghĩa binh của Ông Nguyễn, bèn nghĩ kế hèn hạ là bắt thân mẫu của Ông. Vì đạo hiếu, Ông Nguyễn chịu nạp mình để cứu mẹ già.Người dân Nam Kỳ rúng động trước đức hạnh của ngài Nguyễn Trung Trực.
Sau khi Ông Nguyễn tạ thế, các cơ sở thờ tự của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đều có bàn thờ trang trọng để thờ Ông. Bên Phật giáo Hòa Hảo, nơi tư gia của các tín đồ ngoài chân dung của đức Huỳnh giáo chủ, thường treo thêm di ảnh của ngài Nguyễn Trung Trực.
Trong bài nguyện quy y của Phật giáo Hòa Hảo, có đoạn: “Nam mô Phật tổ, Phật thầy, Quan Thượng đẳng đại thần, nay con quy y theo mấy ngài, tu hiền theo Phật đạo”. “Quan Thượng đẳng Đại Thần”, không ai khác, chính là vị anh hùng dân tộc VN, Ông Nguyễn Trung Trực./.
Vi Anh