KIỀU TRAO DUYÊN CHO THÚY VÂN

0
79

Khi tai biến đến với Kiều thì không sao đỡ nổi! Cha và em trai bị vu oan chứa đồ lậu thuế. Bọn quan lại cho sai nha lục soát và vơ vét của cải trong nhà rồi bắt hai cha con trói chùm với nhau để tra khảo một cách tàn nhẫn! Kiều không thể chịu đựng nỗi khi thấy máu đổ thịt rơi của cha và em!…Trong lúc Kim Trọng lại về Liêu Dương để chịu tang cho ông chú, còn Thúy Vân sống vô tư, ích kỷ,chỉ biết lo cho thân mình.Thân gái dặm trường, chỉ biết đem tấm thân liễu yếu đào tơ ra chống đỡ! Kiều quyết định “bán mình chuộc cha”.
Lúc xưa, người đàn bà coi nhẹ. người ta đem tiền ra mua như câu nói : “Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng!”. Sau nầy, chữ “mua” được thay bằng danh từ “của hồi môn”, nên Kiều nghĩ với 300 lạng bạc là “của hồi môn” đem ra chuộc nỗi oan khiên cũa cha và em, đồng thời có tấm chồng để “nhắm mắt đưa chân!”.
Thúy Kiều đã quyết định hy sinh vì chữ hiếu, tuy nhiên nàng cảm thấy đau khổ, cắn rứt lương tâm vì đã phụ tình với Kim Trọng:
“Ôi Kim lang! hởi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng tử đây…
Và, cuối cùng Thúy Kiều đã van xin em là Thúy Vân: “Hãy vì danh dự gia đình mà thay thế chị để chấp nối mối tình dở dang của chị với Kim Trọng”. Có như vậy, dù trên đường đời gặp bao nhiêu đau khổ, chị cũng cam lòng và nếu chẳng may về chín suối, chị cũng được thơm lây
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi lại thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chấp nối, tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kỳ
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai !
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ, thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây…”
Qua đoạn thơ trên, thi hào Nguyễn Du đã khéo tả tấm lòng chung thủy của Kiều đối với Kim Trọng mà nàng đã năn nỉ, van xin em nhận lời chấp nối với Kim Trọng, Kiều đã bắt ghế mời em lên ngồi, để cho chị lạy trước rồi sau đó thưa chuyện. Một việc làm khác thường đã gây xúc động cho mọi người về việc xử sự của Kiều trước hiếu và tình:
“Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai !
Ngày xuân em hãy còn dài
Xét tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy cỏn thơm lây!”…
Thúy Vân dù có vô tư cũng không thể từ chối được tấm lòng tha thiết mong cầu của chị như một lời trối trăng. Thúy Kiều còn trao lại cho Thúy Vân chiếc thoa và bức tờ mây “ giấy có vẽ mây, ghi lời thề”, của Kiều và Kim Trọng.
“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên nầy thì giữ, vật nầy của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót thương mênh bạc, ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phiếm đàn với mãnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phiếm nầy
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Gió hiu hiu thổi là hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì Trúc Mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rày xin chén nước cho người thác oan
Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
Trăm nghìn gởi lại tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi ! Kim lang ! Hởi Kim lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây…
”Những lời ai oán của Kiều như một di chúc để lại cho Thúy Vân và Kim Trọng với những kỷ vật làm tin như phiếm đàn, mãnh hương nguyền tức là mãnh trầm đốt dỡ còn lại. Và, một ngày nào đó trong mai sau, đem tơ phiếm đàn và mãnh hương trầm còn lại đốt lên sẽ hay hồn Kiều về nơi làn gió hiu hiu thồi!
Dù thân thể Kiều đã tan nát nhưng hồn còn mang nặng lời thề với Kim Trọng, trôi dạt đó đây như hai cành Trúc và Mai mà tác giả đã dùng điển tích để nói lên sự đền nghì…
Thỉnh thoảng cụ Nguyễn Du đã dùng các điển tich trong truyện để diễn đạt những ý tưởng tình cảm sâu đậm và thầm kín mà ngôn từ không nói nên lời như chữ “Sân lai”. “Gốc tử”, “Lầu Ngưng Bích khóa xuân”…
Và, đoạn văn trên có chữ “Trúc, Mai”, lấy từ điển tích bên Tàu: “Xưa ở huyện Long Môn, tỉnh Quảng Đông có một đầm nước mênh mông. Vào mùa thu, cây cối rụng lá chỉ còn hai loại mai và trúc thì lá vẫn xanh tươi, rủ xuống bên bờ nước trông rất ngoạn mục. Từng cặp người đi dạo trên bờ hoặc dưới thuyền ngắm cảnh trăng thu.
Hôm ấy có đôi “uyên ương” dạo chơi trên thuyền lần cuối để từ giả. Họ thề thốt với nhau dưới trăng để kết tình vợ chồng vả liền khi ấy Mai bẻ một cành trúc và Trúc bẻ một cành mai rồi cùng nhau ném xuống nước, mỗi người ném một ngã khác nhau rồi cùng cam kết: “Nếu là duyên trời định thì dòng nước sẽ đưa đẩy hai cành cây nầy gối đầu lại với nhau. Đúng vậy! Một cơn gió nổi lên, nước dậy sóng đưa đẩy hai cành trúc và mai lại với nhau.
Lời nguyện ấy được linh ứng nên sau đó, đôi trẻ về thưa với cha mẹ đôi bên cho kết duyên. Từ đó người ta lấy trúc và mai biểu trưng cho tình vợ chồng.

Võ Văn Bằng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here