MỐI TÌNH KIM TRỌNG VÀ THÚY KIỀU

0
90

Kim Trọng đã từ lâu nghe tiếng Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng hôm đi tẩy hội Đạp thanh trên đường về mới bắt gặp. Hình ảnh diểm lệ của Thúy Kiều và em là Thúy Vân nép mình dưới những cành hoa làm cho chàng thổn thức, tương tư…Sau đó, chàng tìm thuê một căn nhà ở gần nhà nàng và được chủ nhà đồng ý cho mướn vì chàng là một sinh viên du học
“Lấy điều du học hỏi thuê
Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang
Chàng nghĩ thần thế nào cũng có dịp gặp nàng để “tỏ tình” và là một cơ duyên trời định!
Hằng ngày, chàng thường lân la ở quán khách để trong chờ bóng dáng người yêu …
Đến đây đả hai tuần trăng, vào một buổi sáng đẹp trời, chàng trông thấy về phía bên kia tường, một bóng người đang bước thước tha dưới hàng cây đào. Tức thời, chàng buông cầm, xốc áo chạy ra thì nàng đã biến mất, chỉ còn để lại mùi hương thơm nồng nàn. Chàng liền dạo quanh bức tường gấm, bỗng thấy trên nhánh đào một cành kim thoa, chàng liền giơ tai vói lấy:
“Lần theo tường gấm dạo quanh
Trên đào nhác thấy một cành kim thoa
Giơ tay vói lấy về nhà
Này trong khuê các, đâu mà đến đây?
Ngẩm âu người ấy, báu này
Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm”…
Sáng hôm sau, trời vừa mới tan sương, Kim Trọng chợt thấy nàng đang đi lững thững quanh tường, có ý tìm vật gì…Chàng đoán biết ý nàng nên cất tiếng từ phía bên này thành:
“Thoa này bắt được hư không Biết đâu Hôp phố mà mong châu về?:..
“Hợp phố châu hoàn” là thành ngữ gốc Hán, có nghĩa là những cái quí giá không thể mất được và sau cùng quay về với chủ nó. Ý nói Kim Trọng nhặt lấy cành kim thoa và trao lại cho nàng Kiều là một sự bình thường như chân về Hợp phố và để nói lên tấm lòng “trọng nghĩa khinh tài” của chàng:
“Chiếc thoa nào của mấy mươi
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”…
Của tuy tơ tóc nhưng mang nặng tình nghĩa nên gặp cơ hội này, Kim Trọng liền về phòng lấy thêm hai chiếc xuyến vàng và một vuông khăn trao tặng cho Kiều.
“Rằng từ ngẫu nhĩ gặp nhau
Thầm trông, trộm nhớ, bấy lâu đã chồn”…
Xương mai tính đã rủ mòn
Lần lừa, ai biết hãy còn hôm nay
Tháng mòn như gởi cung mây
Trần trần một phận ấp cây đã liều
Tiện đây xin một hai điều
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?
Đài gương (ám chỉ về Kiều) có soi sáng dấu bèo (Kim Trọng) cho chăng?, Lời nói khiêm cung ấy của chàng thư sinh đã chạm đến trái tim nhạy cảm của nàng Kiều, nàng xúc động và đáp lại”:
“Ngần ngừ nàng mới thưa rằng
Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong
Dù khi lá thấm chỉ hồng
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”…
Thúy Kiều thành thật nói về thói nhà thanh bạch, đã ăn rau phong, rau phỉ như mọi người ở thôn quê nhưng luôn luôn giữ gìn gia phong, vâng lời cha mẹ. Hai tâm hồn cao đẹp đã bắt gâp và gắn bó với nhau từ phút đầu khi Kim trọng trao vật lưu niệm cho Kiều:
Nề lòng có lẽ cầm lòng cho chăng
Đã lòng quân tử đa mang
Một lời vàng tạc đá vàng thỉ chung
Đuợc lời như cổi tấm lòng
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay
Rằng: Trăm năm cũng từ đây
Của tin, gọi môt chút này làm ghi”…
Để ca tụng tinh thần “Tự chủ” và “Trọng nghĩa khinh tài” của người Việt Nam, mới đây, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama qua thăm Việt Nam trong hai ngày từ 23 đến 25 tháng 5 năm 2016.
Trong buổi nói chuyện tại Hà Nội và Sài Gòn trước hàng chục ngàn người tham dự nhất là giới trẻ đã nhiệt liệt hoan hô khi ông đề cập đến bài hịch quân sĩ “Nam Quốc Sơn hà Nam Đế cư” của tác giả Lý Thường Kiệt và hai câu thơ bất hủ của thi hào Nguyển Du”
“Rằng: “Trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này l
Tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng không những gắn bó với nhau những kỹ vật mà còn gắn bó về phương diện tâm linh!
Hôm ấy, trong một đêm trăng sáng, nhân lúc cha mẹ của nàng đi dự tiệc chưa về, nàng đã mạnh dạng băng rào qua nhà Kim Trọng và hai người đã chấp nhận viết lời trên giấy hoa tiên và ngữa mặt lên trời mà thề:
“Vừng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng từ đây…

(Còn tiếp kỳ sau)

Võ Văn Bằng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here