Võ Văn Bằng
Cụ Nguyễn Du “1765-1820”, lúc làm quan đời nhà Nguyễn đã đi sứ sang Trung Hoa và có dịp đọc được pho sách hay “Phong tình cổ lục” trong đó có “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Cụ đã dịch từ chữ Hán ra chữ Nôm bằng thơ lục bát gồm có 3,254 câu với lời mở đầu:
“Trăm năm trăm cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh gọi là ghét nhau
Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hông đánh ghen
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong Tình Cỗ Lục còn truyền sử xanh…
Mở đầu, tác giả Nguyễn Du nói lên nội dung của cốt truyện, trong đó con người và cuộc đời môt trăm năm, cũng phải gặp “tài và mệnh tương đố” nghĩa là tài và mệnh thường đối nghịch, mâu thuật lẩn nhau và sau đó Cụ đưa ra dẫn chứng trong câu chuyện của nhà “Viên Ngoại họ Vương” xây ra năm Gia Tỉnh Triều Minh ở bên Trung Hoa:
Vương Ông có ba người con là Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân và Vương Quang:
Một hôm, ba chị em họ Vương đi chơi xuân nhân ngày lễ tảo mộ và hội Đạp thanh. Cảnh tượng tưng bừng và lộng lẫy với hàng hàng lớp lớp tài tử giai nhân qua lại sang sát với nhau như nêm cùng với xe ngựa chạy ngược xuôi không ngừng như dòng nước đổ:
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm…”
Đến chiều, ba chị em thông thả ra về. Họ đi dần trên con đường dọc theo ngọn suối uốn quanh với dòng nước và nhịp cầu nho nhỏ bắt ngang qua ờ đầu ghềnh.
Nhưng khi Thúy Kiều đi ngang qua thấybên vệ đường có nấm mồ, cỏ đã ngã màu nửa vàng nửa xanh, không ai hương khói! Kiều liền dừng chân, xúc động và thốt lên:
“Rằng: “sao trong tiết thanh minh
Mà đây hương khói vắng tanh thế nầy!
Vương Quang biết được lai lịch của người dưới mồ, liền lên tiếng: “Đây là nấm mồ Đạm Tiên, nàng à một ca nhi nổi danh tài sắc một thời, làm xôn xao khách yến anh xa gần. Bỗng nhiên, nàng chết một cách đột ngột và trong lúc đó có một khách phương xa vừa mới đến. Khách thấy vậy nên xót thương nàng, vội làm đám, chôn cất nàng tại đây!”
Vương Quang vừa dứt lời thì Kiều đã ứa lệ, khóc cho người “bạc mệnh” dưới đáy mồ nói riêng và khóc cho thân phận người đàn bà nói chung mà tạo hóa bất công đã dành cho họ:
“Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh gọi là lời chung
Phũ phàng chi bấy hóa công
Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha
Sống làm vợ khắp người ta
Hay thay! thác xuống làm ma không chồng!…”
Đến đây, Kiều đã cảm xúc tột độ, tâm thần mê mẩn, ngơ ngác, măt mày ũ dột, miệng lầm dầm khấn vái nhỏ to, cầu sự hiển linh của hồn ma Đạm Tiên hiện về… Và,, như nàng đã thấy được hồn hiện:
“Lầm dầm khấn vái nhỏ to
Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra
Một vùng cỏ áy, bóng tà
Gió hiu hiu thổi một vài bông
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại cành ũ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
Kiều là người đa tình, đa cảm, mê mẩm tâm hồn và tin theo ma Đạm Tiên nên gặp ma vậy! “Dễ hay tình lại gặp tình
Chờ xem, ắt thấy hiển linh bây giờ
Một lời nói chửa kịp thưa
Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay
Ào ào đổ lộc, rung cây
Ở trong dường có hương bay ít nhiều
Dè chừng ngọn gió lần theo
Dấu giày từng bước in rêu rành rành
Mặt nhìn, ai nấy đều kinh
Nàng rằng: “Này thực tinh thành chẳng xa
Hữu tình ta lại gặp ta
Chớ nề u hiển mới là chị em
(Còn tiếp kỳ sau)