TỰU TRƯỜNG: MÙA HỌC SINH VIỆT NAM BỊ NHÓM LỢI ÍCH CỘNG SẢN TRẤN LỘT

0
152
Hình ảnh các em học sinh đu dây qua sông để đến trường

VI ANH

Một, Sự kiện và thời sự. Đài VOA ngày 25/08/2022 có bài viết “Gánh nặng học phí từ trường công”.Đối với các phụ huynh nghèo, niên học mới bắt đầu cũng là lúc những nỗi lo liên tiếp ập tới khi việc kiếm sống đã vất vả nay phải gồng gánh thêm nhiều khoản đóng góp cho thầy cô, trường lớp, sách vở, đồng phục…
Tiêu biểu. Chị Đỗ Thị Lan, một người buôn bán nhỏ ở Ba Đình, Hà Nội, cho biết nhiều tuần nay chị ‘chóng hết cả mặt mày’, phải chắt bóp từng li từng tí, chưa kể vay mượn thêm, để đóng các khoản phí đầu năm học cho con trai út năm nay vào lớp 2 một trường công lập.
“Nào là tiền trong bán trú các con, tiền suất ăn cho các con trong khi cho các con ăn có gì đâu, có tí rau và ít thịt mà cũng tính bao nhiêu tiền một buổi ấy. Đi học được có vài buổi, thì hôm nay mình lại phải đóng 1,5 triệu tiền ăn, tiền học bán trú tháng 8. Lại còn tiền sách tiền vở, tiền quần áo đồng phục, vừa mới đóng một loạt hết gần 5 triệu bạc trong khi kiếm thì không ra.
Các con vừa mới bước đến trường thôi mà nhà trường đã phán phải đóng ngần đấy thứ tiền rồi đấy. Không biết là vào năm học không biết còn những khoản nào, còn tiền xây dựng trường lớp và tiền quỹ lớp nữa. Thoát thế nào được hai khoản đấy,” chị Lan than thở.
Anh Đặng Thành Trung, cho biết “Thằng cu nhà tôi mới bước chân  đến trường là phải nộp 6 triệu rồi Đại loại là các loại tiền bảo hiểm, đồng phục gì đấy, rồi đóng góp xây dựng cơ sở trường lớp…Còn hôm nào đi họp phụ huynh thì đóng quỹ lớp sau,” anh Trung cho biết. “Học trường công nó phải thế, không thể đấu lại nhà trường và thầy cô được đâu,” anh Trung nói.
Hai , Đi vào phân tích. Mùa tựu trường nỗi khổ của khổ phụ huynh và hoc sinh nó dài như nỗi khổ đau sống trong gọng kềm cộng sản (CS) ngoài Bắc, trong Nam lên Cao Nguyên cũng vậy. Phân tich cho cùng kỳ lý nỗi khổ mua tựu trướng nay là do đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) lạm dụng học sinh, bóc lột hoc sinh và gia đình .
Báo đài‘ của Đảng CS chịu không nổi, có báo phải vượt rào nói lên niềm đau nỗi khổ này của phụ huynh chạy vắt giò lên cổ kiếm tiền, vay mượn đóng cho trường. Và học sinh gia đình nghèo khó phai thôi học vì nhà không có tiền đóng dù thu hoc phí và dich vụ của  học sinh là vi phạm hiến phap của chế độ CSVN qui dinh hoc sinh tiểu học, trung học cấp 1 hoàn toàn được miển phí.
Nhưng Bộ Giáo dục của CSVN nhăm mắt làm ngơ để các trường thu hàng loạt lệ phí nhiều quá nên dân VN gọi là không tên của hoc sinh để gọi là lấy thu bù chi cho giáo dục, trong khi ngân sach quốc gia bị hàng tram ngàn đảng viên cán bộ tham nhũng, lấy công làm tư, con du đê du hí, ăn miếng thịt bò chiên giá 5 000 Mỹ kim, cất nhà riêng như biệt điện, cả xóm vào còn dư chỗ.
Có nhiều tin nghe động trời trong chế độ CSVN vào những mùa tựu trường tiêu học và trung học đệ nhứt cấp. Đó là tin mỗi học sinh VN phải gánh 22 khoản thu tiền học đầu năm. Theo tờ báo Thanh Niên của Đảng Nhà Nước CSVN, số ngày 16 tháng 9, 2015, dù ban lãnh đạo ngành giáo dục luôn khẳng định không cho các trường thu những khoản tiền ngoài quy định, cứ đến năm học mới người dân có con đi học lại khốn khổ vì các khoản thu vô lý. Chính nhân vật thứ tư trong chế độ cầm quyền CSVN, là Chủ tịch Quốc hội CSVN Ô. Nguyễn Sinh Hùng cũng từng ta thán, rên rỉ trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rằng là “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí, như thế người dân sống sao được.”
Chính Đảng Nhà Nước CSVN đã “ chỉ đạo” ngành giáo dục, cụ thể là các trường phải “ lấy thu bù chi” làm cái khiên che chở. Số dân chưa tốt nghiệp tiểu học là 32,8%, cao nhất nước , cao hơn cả vùng sơn cước ở thương du Miền Bắc.
Thêm một ví dụ điển hình viết trên báo Báo Công an Nhân dân gày 22/09/2015. Rằng tại trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận 3, TPHCM , học sinh lớp 8 năm nay phải đóng nhiều thứ tiền hơn hẳn năm ngoái, gồm 17 khoản phải nộp…
Tổng hợp tin của các đài phát thanh quốc tế, VOA của Mỹ, BBC của Anh, và DPA của Đức, còn non một tháng nữa là đến ngày 30 tháng Tư 2009, 300 sinh viên tại Đại học Hồng Bàng ở Saigon,  đã tổ chức một cuộc biểu tình kéo dài một ngày vào ngày thứ Tư sau khi trường đại học này nâng mức học phí của học kỳ 2 từ 2 triệu 840 ngàn đồng lên 3 triệu 490 ngàn đồng.. Báo VnExpress trong nước đọc được trên Internet các sinh viên nói rằng trường đã không thông báo trước việc tăng học phí này, mãi tới giờ chót mới cho hay khiến phụ huynh và sinh viên khó có thể chi trả.
Việc sinh viên biểu tình chống tăng học phí mới đây là một biểu tình đầu tiên, lần đầu sinh viên VN trong nước biểu tình cho quyền lợi mình, là một biểu tiêu biểu của tiến trình biểu tình càng ngày càng bố thiết chế độ.
Ngay như báo chí trong nước dù toàn là của Đảng Nhà Nước CS nhưng vì lương tâm Việt, vì đức nghiệp cũng cố gắng “ viết lách”, nói lên cái khổ của sinh viên học sinh và phụ huynh.
Thí dụ như tờ báo Lao Động trong nước đã hơn một lần nhận xét, “ nếu học phí cứ tiếp tục tăng, điều đó sẽ ngăn không cho con em những gia đình có thu nhập trung bình và nghèo bước chân vào các  trường cao đẳng, đại học dù học lực của con em không tệ.
Như vậy, cơ hội học tập sẽ không còn là bình đẳng cho tất cả mọi người. . . Mức học phí của niên khóa 2008-2009, đối với sinh viên mới theo học tại Đại Học Thăng Long đã tăng lên thành 10 triệu đồng/năm (tương đương 1 triệu đồng/tháng), gấp đôi so với niên khóa 2007-2008. Mức này sẽ còn tăng thêm trong niên khóa 2009- 2010. Theo đó, nếu theo học ngành điều dưỡng, sinh viên phải trả học phí là 16 triệu đồng/năm.
Nếu theo học những ngành thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin và ngoại ngữ, sinh viên phải trả 14.5 triệu đồng/năm. Nếu theo học những ngành thuộc nhóm ngành kinh tế, quản lý, xã hội, nhân văn, sinh viên phải trả 13 triệu đồng/ năm. Chưa kể sinh viên còn phải đóng thêm tiền xây dựng trường (3 triệu đồng/người) cho cả khóa học.” Ở một nưóc lọi tức đồng niên khoảng 700 Đô la một năm, mà con học một tháng tốn gần 100 Đô la thì làm sao đủ tiền cho con đi học.
Ba, sơ kết. Theo tờ Lao Động, “tình trạng học phí liên tục tăng đã làm hầu hết học sinh ở khu vực nông thôn, miền núi, từ bỏ ý định thi vào các trường cao đẳng, đại học dân lập dân lập”. Và báo này kết luận “Nếu học phí của các trường cao đẳng, đại học dân lập cứ tăng liên tục như vậy, số lượng thanh niên dở dang việc học tại nông thôn sẽ tăng đáng kể. Trong khi đó, Việt Nam đang thiếu trầm trọng lao động có chuyên môn. Đó là sự lãng phí một nguồn nhân lực và trí lực không nhỏ chút nào”./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here