Quốc, Bành
Kinh Đường từng chỉ huy lực lượng công
an ở Tân Cương từ năm 2018, nơi Trung
Quốc giam giữ hàng trăm ngàn, thậm chí
cả triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại
cải tạo. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nêu
bằng chứng tù nhân Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng
bức lao động, nhiều người bị triệt sản. Hoa
Kỳ tố cáo chính sách của Bắc Kinh tại Tân
Cương là “diệt chủng”.
Đây là động thái mới nhất trong số hàng
loạt biện pháp của Bắc Kinh nhằm siết chặt
kiểm soát Hồng Kông. Dù hứa hẹn duy trì
các quyền tự do dân sự và hệ thống tư pháp
độc lập tại cựu thuộc địa Anh trong vòng
50 năm, nhưng sau phong trào phản kháng
năm 2019, Trung Quốc đã áp đặt luật an
ninh khắc nghiệt khiến nhiều nhà đối lập
bị tống giam hoặc phải lưu vong. Báo chí
độc lập đều đã bị đóng cửa, các ứng cử
viên bị cho là không đủ trung thành với
“mẫu quốc” cấm ra tranh cử Nghị Viện.
Sau khi tạo dựng sự nghiệp chính trị bằng
con đường phá vỡ các quy tắc được chấp
nhận, ông Johnson hiện đang chịu áp lực từ
chức ngày càng tăng từ các nghị sỹ trong
chính đảng của ông do vi phạm quy tắc rõ
ràng tại Phố Downing.
Tờ Daily Telegraph cho biết hai buổi nhậu
nhẹt khác đã được tổ chức bên trong Phố
Downing vào ngày 16/4 năm 2021, khi mà
các cuộc tụ tập xã hội trong nhà và ngoài
trời bị hạn chế. Ông Johnson lúc đó đang
ở dinh thự thôn quê Chequers của mình, tờ
báo này cho biết.
Cuộc vui ở Phố Downing là như thế, tờ báo
cho biết, và các nhân viên phủ thủ tướng
đã đến một cửa hàng gần đó để mua một va
li -đầy rượu, mở nhạc trên máy tính xách
tay và làm hỏng một chiếc xích đu của đứa
con trai nhỏ của thủ tướng.
Ngày hôm sau, Nữ hoàng Elizabeth nói lời
vĩnh biệt Hoàng tế Philip, người bạn đời
73 năm của bà, sau khi ông qua đời ở tuổi
99.
Các đối thủ đã kêu gọi ông Johnson, 57
tuổi, từ chức, khắc họa ông là kẻ bịp bợm
khi yêu cầu người dân tuân thủ những quy
tắc ngặt nghèo nhất trong thời bình trong
khi người dưới quyền ông lại tiệc tùng.
Một số nhỏ nhưng ngày càng tăng trong
Đảng Bảo thủ của ông đã hưởng ứng lời
kêu gọi này do lo ngại nó sẽ gây hại lâu dài
cho triển vọng bầu cử của đảng.
“Đáng buồn thay, vị trí của Thủ tướng đã
trở nên lung lay,” nghị sỹ Đảng Bảo thủ
Andrew Bridgen, người trước đây từng
ủng hộ ông Johnson, nói. “Đã đến lúc ông
ấy rời sân khấu.”
Phát hiện loại gen tăng đôi nguy
cơ bị COVID nặng
Các khoa học gia Ba Lan phát hiện một gen
di truyền mà họ cho là tăng hơn gấp đôi
nguy cơ trở bệnh nặng với COVID, một
khám phá hy vọng có thể giúp bác sĩ biết
được ai bị rủi ro nhiều nhất với COVID.
Trong khi tỉ lệ tử vong vì COVID tại trung
và đông Âu chủ yếu là do người dân chần
chừ không muốn tiêm chủng, các nhà nghiên cứu hy vọng nhận dạng được những
người có nguy cơ cao nhất sẽ khuyến khích
họ đi chích ngừa và giúp họ tiếp cận được
nhiều phương án chữa trị tích cực hơn một
khi bị nhiễm COVID.
“Sau hơn một năm rưỡi làm việc, đã có thể
xác định được một gen chịu trách nhiệm
về khuynh hướng bệnh trở nặng (với virus
corona), Bộ trưởng Y tế A dam Niedzielski loan báo.
“Điều này có nghĩa là trong tương lai chúng
ta có thể nhận ra được những người có
khuynh hướng bị bệnh nặng từ COVID.”
Các nhà nghiên cứu Đại học Y Bialystok
phát hiện gen này là yếu tố quan trọng thứ
tư quyết định một người nhiễm COVID sẽ
bệnh nặng tới đâu, sau các yếu tố về tuổi
tác, cân nặng và giới tính.
Gen này hiện diện trong khoảng 14% dân
số Ba Lan, so với 8-9% tại toàn thể châu
Âu và 27% tại Ấn Độ, ông Marcin Moniuszko, giáo sư phụ trách dự án cho hay.
Những cuộc nghiên cứu khác cũng cho
thấy tầm quan trọng của yếu tố gen trong
việc bệnh COVID trở nặng tới mức nào.
Vào tháng 11 năm ngoái, các nhà khoa học
Anh loan báo xác định được một phiên bản
của một gen di truyền có thể liên quan tới
việc tăng gấp đôi nguy cơ phổi không hoạt
động vì COVID.
ĐIỆP VIÊN CHÌM CỦA TRUNG QUỐC
LEN LỎI VÀO QUỐC HỘI ANH ?
Nghị sĩ Đảng Lao động Barry Gardiner nhận tiền quyên góp từ công ty Ching Kui Lee của bà Lý
Christine Lee điều hành một công ty luật, có văn
phòng ở London và Birmingham
THeo BBC
Sự nghiệp chính trị của thủ tướng
Boris Johnson đang bị lung lay vì
hai cuộc ‘nhậu’
Quyền lực của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị bồi thêm một cú hôm 14/1 sau khi
vỡ lở ra rằng nhân viên của ông đã tiệc tùng
ở Phố Downing khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ
nhị đang lo tang lễ cho hoàng tế, và vào lúc
các hoạt động tụ tập trong nhà bị cấm trong
dịch COVID-19.
Ông Johnson đang đối mặt khủng hoảng
nghiêm trọng nhất cho đến nay trong nhiệm
kỳ của ông sau khi có tin về một loạt các
cuộc tụ tập tại tư dinh của ông trong thời
gian phong tỏa do COVID-19, một số cuộc
tụ tập này xảy ra vào lúc thường dân không
thể đến tiễn biệt người thân lần cuối.
Thủ tướng Anh Boris Johnson
B
Trung Quốc vừa bổ nhiệm tướng Bành Kinh Đường (Peng Jingtang), nguyên chỉ huy lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố ở Tân Cương làm tư lệnh các đơn vị đồn trú ở Hồng Kông. Quyết định mới của Bắc Kinh gây lo ngại là các hoạt động đòi dân chủ tại đặc khu sẽ bị gia tăng đàn áp.
Hãng tin AP dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết đích thân tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã ký lệnh bổ nhiệm này. Bành Kinh Đường đã gặp gỡ trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) để thảo luận về việc cùng “bảo vệ an ninh” và “duy trì sự thịnh vượng, ổn định lâu dài” ở Hồng Kông.
Theo báo chí Nhà nước Trung Quốc, Bành Kinh Đường từng chỉ huy lực lượng công an ở Tân Cương từ năm 2018, nơi Trung Quốc giam giữ hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nêu bằng chứng tù nhân Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động, nhiều người bị triệt sản. Hoa Kỳ tố cáo chính sách của Bắc Kinh tại Tân Cương là “diệt chủng”.
Đây là động thái mới nhất trong số hàng loạt biện pháp của Bắc Kinh nhằm siết chặt kiểm soát Hồng Kông. Dù hứa hẹn duy trì các quyền tự do dân sự và hệ thống tư pháp độc lập tại cựu thuộc địa Anh trong vòng 50 năm, nhưng sau phong trào phản kháng năm 2019, Trung Quốc đã áp đặt luật an ninh khắc nghiệt khiến nhiều nhà đối lập bị tống giam hoặc phải lưu vong. Báo chí độc lập đều đã bị đóng cửa, các ứng cử viên bị cho là không đủ trung thành với “mẫu quốc” cấm ra tranh cử Nghị Viện.
Minh Khoa (tổng hợp)