ANH PHẢI SỐNG (KHÁI HƯNG & NHẤT LINH)

0
436

Võ Văn Bằng

Tập truyện “Anh phải sống” do hai tác giả Khái Hưng và Nhất Linh sáng tác gồm 13 đề mục. Mục đầu “Anh phải sống” của Khái Hưng được tóm lươc sau đây:
Mức nước sông Hồng chảy xiết từ thượng nguồn về nhất là những lúc mưa to, gió lớn thường cuốn theo cây rừng khô. Hai vợ chồng ông phó nề thấy việc đi vớt củi về bán có ăn nên vay mượn một số tiền để sắm một chiếc thuyền nan, ra sông vớt củi và mới hai tháng đã trả hết nợ và tiêu xài dư giả.
Nhưng, như người đời đã nói: “Sông có khúc người có lúc”, vợ chồng ông phó nề trở nên nghèo khổ, một phần vì không gặp thời cơ, một phần công việc làm ăn bị đình trệ vì hoàn cảnh chiến tranh của đất nước trong thời điểm đầu thế kỳ 20.
Trước đây, ông là phó thợ nề, còn bà là phụ thợ nề, hai người gặp nhau trong cùng một nghề nghiệp. Ho lấy nhau đã năm năm và sinh được ba con là cái Nhớn, cái Bé và thằng Bò. Họ sống với nhau trong một nhà lụp sụp, tối tăm ở dưới chân đê Yên Phụ.
Nhân lúc thất nghiệp, ông phó Thức thấy trên dòng nước chảy sông Hồng, những bè cây khô cuồn cuộn trôi dạt từ rừng về, một con mồi “béo bở” nên ông quyết định vay mượn một số tiền để mua một chiếc thuyền nan đi vớt củi về bán… Tuy sau hai tháng ông bà Thức làm ăn dư giả và trả xong món nợ nói trên, nhưng việc làm mạo hiểm, bất đắc dĩ do hoàn cảnh xã hội tạo nên mà gia đình bác Thức phải chịu đựng qua đoạn văn đầy xúc cảm của tác giả:
“Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu to lên, cuồn cuộn chảy, thân cây, cành khô trôi từ rừng về.
Đứng trên khe, bác phó nề Thức mắt trong những khúc gỗ ấy tỏ ra ý thèm muốn, rồi quay sang hỏi vợ. Vợ biết ý, nhìn trời, ngắm sông, lắc đầu thở dái.
Gió quá to mà đám mây đen kia ở chân trời đùn lên mau lắm. Mưa đến mơi mất, mình ạ!
Người chồng cũng thở dài, đi lửng thửng để đợi một ý khác, bỗng dừng lại hỏi vợ:
-Mình đã thổi cơm chưa?
Vợ buồn rầu đáp:
-Đã, nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay!…
Câu trả lời thật thà của bà vợ như đâm vào tâm của ông Thức nên ông buộc miêng trả lời một cách vẫn vơ, hụt hẩn “Liều!”, tức là đến bước đường cùng…Vợ lắc đầu, không nói gì thêm.
Và, chàng nói tiếp:
-Mình đã đến nhà bà Ký chưa?
-Không ăn thua, bà ấy bảo có đem củi vớt đến, bà ấy mới giao tiền, bà không cho vay trước.
-Thế ạ!
Hai chữ “thế ạ” rắn rỏi như hai nhát bay cuối cùng gỏ xuống viên gạch đặt lên bức tường đương xây. Thức quả quyết sắp thi hành một việc phi thường, quay lại bảo vợ:
-Này, mình về nhà, trông coi thằng Bò.
-Đã có cái Nhớn, cái Bé chơi với nó rồi!…
-Nhưng mình về thì vẫn hơn.Cái Nhớn nó mới lên năm, nó trông sao nỗi hai em nó.
-Vậy thì tôi về…nhưng mình cũng vè, chứ đứng đây làm gì?
– Được, cứ về trước, tôi về sau…
Tác giả đã đi sâu vào tình cảm, tâm lý của tầng lớp lao động, tuy nghèo khổ bởi thời cuộc tạo nên nhưng vẫn chịu đựng, không than vãn. trách móc, chỉ đem mồ hôi nước mắt để mưu cầu sự sống.
Bây giờ thì đến bước đường cùng, chỉ đem mạng sống để đổi lấy miếng cơm nên ông Thức không muốn vợ đi theo để vớt củi, lý do nếu chẳng may nước cuốn bị chìm xuồng thì chỉ có một mình ông hy sinh mà thôi, còn vợ ông phải sống để nuôi ba con dại.
Nghĩ vậy, ông không cho vợ đi vớt củi như mọi khi…
Bà nghe ông trở về nhà nhưng trong lòng vẫn không yên…
Tới nhà, gian nhà lụp sụp, ảm thấp, tối tăm, chị phó Thức đứng dừng lại trước ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh nghèo khó mà đau lòng:
Lúc nhúc trên phản gỗ không chiếu, ba đứa con đang khóc lóc gọi bu. Thằng Bò kêu gào đòi bú. Từ trua đến giờ nó chưa được tý gì trong bụng.
Cái Nhớn dỗ em không nín cũng mếu máo, luôn mồm bảo cái Bé: -Mày đi tìm bu về cho em nó bú. Nhưng cái Bé không chịu đi, nằm lăn ra phản, vừa chưởi vừa kêu.
Chị phó Chức chạy vội lại ẩm con, nói nựng:
-Nào ôi! tôi đi mãi để con tôi đói, con tôi khóc.
Rồi chị ngồi xuống phản cho con bú. Song thằng Bò, ý chừng bú mãi không chảy sữa, nên mồm nó lại nhả vú mẹ nó ra, mà gào khóc to hơn trước.
Chị Thức thở dài, hai dòng lệ long lanh trong cặp mắt đen quầng. Chị đứng dậy vừa đi vừa hát ru con…
Rồi nói nựng:
-Chao ôi! tôi chẳng có gì ăn để có sữa cho con tôi bú.
Một lúc, thằng Bò vì mệt quá lặng thiếp đi. Hai đứa chị, người mẹ đã đuổi ra đường chơi để được yên tỉnh cho em nó ngủ…
Chị Thức nhè nhẹ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón rén bước ra ngoài, lên đê với ý định đi theo chồng ra sông vớt củi.
Khi ra đến đê, bà Thức không thấy chồng ở đâu.
Gió vẫn to, vù vù gầm thét dữ dội và nước vẫn mạnh, reo ầm ầm chảy nhanh như thác.
Bà Thức bỗng nhiên hoảng hốt chạy vụt xuống nơi buộc thuyền, thấy chồng đang ra sức buộc lại các nút lạt’
Gặp vợ, chồng có vẻ không bằng lòng, gắc gỏng với những câu nói có ý trách móc và muốn xua đuổi về nhà! Bà vợ úp mặt khóc và than lên rằng: “Vợ chồng sống chết có nhau!” và cuối cùng ông Thức đành để vợ lên thuyền.
Hai vợ chồng đưa thuyền ra giữa sông. Chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại với dong nước ngược, chồng cho mũi thuyền quay về thượng nguồn nhưng thuyền vẫn trôi phăng xuống phía dưới. Khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phú sa như chiếc lá tre nổi trong vũng máu, như con muỗi mắc chết đuối trong nghiên son.
Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng ra giữa dòng sông, chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
Chẳng bao lâu, thuyền đã gần đầy và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ thì trời đã đổ mưa…Rồi chóp nhoáng như xé may đen, rôi sấm sét như trời long đất lở.
Chiếc thuyền nan nhỏ đầy nước, nặng trỉu. Hai ngươi cố bơi nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi…
Bỗng có tiếng kêu cùng một lúc: -Giời ơi!
Thuyền đã chìm, những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sắp.
Chồng hỏi vợ:
-Mình liệu bơi được vào bờ không?
Vợ quả quyết:
-Được!
-Theo dòng nước mà bơi…gối lên sóng.
-Được! mặc em! Vơ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm.
Cố hết sức bình sinh nàng mới ngói lên được mặt nước. Chồng vội vàn đến cứu. Rồi một tay xóc vợ, một tay bơi. Vợ mỉm cười âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười…
Một lúc, Thức kêu:
-Mỏi lắm rồi, mình vin vào tôi, để tôi bơi! Tôi không sốc nổi được mình nữa! Mấy phút sau, Thức nghe chừng quá mỏi, hai cánh tay rã rời, vợ khẻ nói hỏi:
-Có bơi nữa được không?
-Không biết nhưng một mình thì chắc được
-Em buông ra cho mình vào nhé?
Chồng cười: -Không! Cùng chết cả :
Một lát, một lát nhưng vợ coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi:
-Mình ơi! liệu có bơi được không?
-Không!…Sao?
-Không, thôi đành chết cả đôi!
Bỗng vợ chàng run run khẽ nói
-Thằng Bò! con Nhớn! cái Bé!…Không!… Anh phải sống!…
Trong giây phút nguy ngập của vợ chồng, chị phó Chúc buông tay ra để chồng đủ sức bơi vào bờ. Đó là một quyết định sáng suốt và một sự hy sinh cao cả khi chị nghĩ đến con cái cần đến cha, một nóc nhà vững chắc trong một gia đình.
Thật cao quí thay ! “Người mẹ, người vợ Việt Nam”.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here