Võ Văn Bằng
Theo bút tích, tài liệu của “Tuần báo thứ bảy” ở Hà Nội để lại, vào khoảng tháng bảy năm 1938, có một cô gái trạc độ trên hai mươi tuổi, thân hình mãnh khảnh, nét mặt u buồn đến tòa soạn trao cho nhân viên phong bỉ thơ, trong đó có bài thơ xin cậy đăng.
Chủ nhiệm xem thơ và thấy cuối bài thơ ký tên tắt lả T.T.Kh. Chủ nhiệm yêu cầu cho biết tên thì cô ta từ chối. Sau đó, cô ta tiếp tục đến tòa soạn gởi bài đăng lần nữa rồi biệt vô tăm tích.
Khi bài thơ “Hai sắc hoa Ti Gôn” đăng ra và phát hành rộng rãi trong quần chúng thì một số đông độc giả thích thú tìm đọc bài thơ và tên T.T.Kh nổi tiếng và được giới văn nghệ đem ra bàn luận và nêu lên nhiều vấn đề thế sự.
Trước hết, qua văn phong của bài thơ “Hai sắc hoa Ti Gôn” người ta có thể biết được tác giả là nữ giới, đã thể hiên nơi tác phong, tư cách của người đàn bà về cách xưng hô nhẹ nhàng như chữ :em”, “người ấy”, “trời ơi!”, rồi dấu tên mình dưới bài viết, chỉ viết bằng chữ tắt nói lên cái kín đáo, dè dặt và tế nhị của người phụ nữ đã có chồng.
“Nếu biết rằng em đã có chồng
Trời ơi! người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Trong thời Phong Kiến, người đàn bà bị ràng buộc bởi học thuyết Nho giáo:
“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
(Một con trai mới gọi là con, mười con gái coi như không) Và, khuôn khổ “Tam tòng tứ đức”: Con gái lúc chưa có chồng thì ỏ với cha mẹ, có chồng rồi thỉ về nhà chồng và chồng chết thì ở với con.
Ai thực hiện được ba điều ấy thì được vua ban khen câu: “Tiết hạnh khả phong”.
Phận đàn bà thật là hẩm hiu, thấp hèn trong xã hội phong kiến. Họ chịu đựng cái hủ tục ấy từ đời này qua đời khác nên đã trở thành một thói quen trong việc định vợ gã chồng: “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”, họ chỉ biết “kêu trời!” và than thân trách phận như trường hợp T.T Kh:
“Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẻo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn dấu trong tim “bóng” một người.
Trước đó, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã manh mẽ gióng lên một tiếng chuông đòi quyền đòi “Nam Nữ bình quyền” và tiếp theo khi làn gió văn minh Tây phương thổi sang Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20
thì một số văn nhân thi sĩ đã làm một cuộc “cách mạng van hóa” thay cũ đổi mới, nhất là quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Người đàn bà lúc bấy giờ ở “dưới trướng” đàn ông và hầu như các cuộc hôn nhân đều do cha mẹ “đặt đâu, con ngồi đó!”. Thậm chí có gia đình bán gả con mình để cấn nợ như trường hợp cô Loan trong truyện “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh và Khái Hưng. Nói tóm lại, bài thơ “Hai sắc hoa Ti Gôn” của tác giả T,T.Kh là bài thơ nổi bậc trong mấy bài thơ mà tác giả đã gởi đăng trong “Tiểu thuyết thứ bảy”, Dù tác giả là nam hay nữ cũng đã nói lên tâm trạng chung của người đàn bà đang nằm trong gông cùm của Nho Giáo và trở thành cái đạo đàn bà, suốt đời phục vụ cho chồng con như một bản án “Khồ sai chung thân”. Đây là tâm trạng chung của những mối tình bị ép buộc hoặc gả bán được tác giả T.T.Kh giống lên tiếng chuông cảnh tỉnh:
“Hai sắc hoa Ti Gôn”:
–Một mùa thu trước, mỗi hoàn hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Về phương trời thắm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng “hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở đó nào tôi có hiểu gì
Cành hoa tan tác cảnh sinh ly
Cho nên cười đáp “màu hoa trắng”
Là chút lòng trong chẳng biết suy
Đâu biết làm chi một lở làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá- Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường
Từ đó thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hửng hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn dấu trong tâm “bóng” một người
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cành hoa xưa
Nhưng “hồng”tựa trái tim tôi vỡ
Và đỏ như màu máu thấm pha
Tôi nhớ lời người đã bên tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến đây tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngắm đò
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi! người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tưa trái tim phai, tựa máu hồng?”.
Võ Văn Bằng