PHONG TRÀO THƠ MỚI HÀN MẶC TỬ

0
316

Võ Văn Bằng

Khi làn gió văn minh thổi sang Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. thì có sự thay đổi về chính trị, xã hôi và nhất là văn hóa mà ngôn ngữ và thơ văn đóng vai trò truyền thông rất quan trọng, Đó là cuộc cách mạng về văn hóa phát xuất đầu tiên từ các nhà Nho học như Hồ Xuân Hương (1772-1882), Cao Bá Quát (1809-1854), Trần Tế Xương (1870-1907) . Họ là những bậc uyên thâm về nho học như Cao Bá Quát đã từng nói: “Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, ông chiếm hai bồ, Cao Bá Đạt, anh của ông và ông Nguyễn văn Siêu, bạn của ông chiếm một bồ, còn một bồ phân phát cho mọi người”.
Các bậc tiền bối, tuy bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa Trung Hoa, nhưng luôn luôn cầu tiến bộ nên họ đã tự thay đổi tư duy một cách nhanh chóng như Trần Tế Xương với bài thơ sau đây:
“Cái học nhà Nho đã hỏng rồi
Mười người theo học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhõm ngồi
Sĩ khí rụt rè, gà thấy cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi
Tôi đâu dám mĩa làng tôi nhỉ?
Trình có quan tiên thứ chỉ tôi.”
Nhà thơ Cao Bá Quát, sau khi đi phục dịch cho phái bộ triều đình nhà Nguyễn trên chuyến tàu tử Tân Gia Ba (Singapore) trở về, ông cảm nhận được sư văn minh tiến bộ của xứ người nên ông cảm tác bài thơ sau đây:
“Tân Gia vừa vượt con tàu
Mới hay vũ trụ một bầu bao la
Giựt mình khi ở xó nhà
Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi”
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là nhà thơ độc lập, tự do, phóng khoáng với việc xử dụng chữ Việt (Quốc ngữ) hoàn toàn:
Đánh đu:
“Một cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông
Trai co gối hạt, lom khom cật
Gái uống lưng cong, ngửa ngửa lòng
Bốn mãnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá
Cọc nhổ lên rồi, lổ bỏ không”.
Về sách giáo khoa đầu tiên là “Quốc văn giáo khoa thư”và “Luân lý giáo khoa thư” do một nhóm học giả Trần Trọng Kim, Nguyễn văn Học, Đặng đình Phúc biên soạn để dạy cho bậc sơ đẳng tiểu học. Và, báo chí, sách truyện do nhóm “Tự lực văn đoàn” gồm có Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo thực hiện cùng với tuần báo “Phong Hóa” (1932-1936), báo “Ngày nay”và các tác phẩm bậc nổi như Hồn bướm mơ tiên {1933) của Khái Hưng, Đoạn Tuyệt (1934) của Khái Hưng, Anh phải sống (1934) của Nhất Linh và Khái Hưng, Nửa chừng xuân (1938) của Khái Hưng. Các tác phẩm ấy cũng như tất cả báo chí, giáo khoa đều chứa đựng sự kiện lịch sử giao thời giữa Đông Tây về quan niện Cũ vả Mới!.
Đầu thập niên 1930, văn chương Việt Nam đã diễn ra một phong trào đổi mơi thơ ca, phù hợp với xu hướng thời đại. Câu văn trong sáng, ý văn súc tích, không cần vần luật, niêm luật và điển tích như thơ cũ nhưng vẫn sống động, lai láng hồn thơ như Phạm Quỳnh đã nói:
“Tiếng thơ là tiếng gọi của con tim, để cho nó tự do, phóng khoáng, không thể ngăn chận hay gò bó nó vào các luật thơ của Trung Hoa”.
Thêm vào đó, các học giả từ Pháp về nước, mang theo sách báo, thơ văn dịch ra tiếng Việt được phổ biến rộng rãi trong nước nên đã ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào làm thơ mới như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Phan Khôi, Nguyễn Bính, Đoàn văn Cừ, Phan Châu Trinh…Phần nhiều ý tưởng của thơ văn lãng mạn của Pháp như Alphonse de Lamartine (1790 -1869), điển hình câu thơ sau đây:
“Obyets imanimes, avez vous donc une âme qui s’attache à notre âme et la force d’aimer”.
Tạm dịch:
-Hởi các vật vô tri, vô giác! ngươi có linh hồn chăng mà bắt ta phải ràng buộc và đắm đuối.

Hay câu thơ của Paul Verlain:
“ Pleure dans la rue comme pleure dans mon coeur” t “
(Mưa ngoài đường phố cũng như mưa trong lòng tôi)

HÀN MẶC TỬ

Điển hình tác giả trong phong trào thơ mới là Hàn MặcTử.
Ông tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Đồng Hới (Miền Trung).và mất ngày 11 tháng 11 năm 1940 tại bệnh viện phong cùi Qui Hòa (Quy Nhơn- Bình Định).
Ông sáng tác nổi tiếng là một “thần đồng” với tinh thần sáng tạo mới mẽ, phóng khoáng, sinh động, không bị ràng buộc bởi luật thơ như các loại thơ cũ.
Đặc biêt bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, tác giả đã chứa đựng một tâm hồn lãng mạn trong sáng.:
“Sao anh không về thăm thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mạy
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chỡ trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”.
Vỹ Dạ là một thắng cảnh của đất Đế đô trong thời nhà Nguyễn, nơi đây có nhưng danh nhân, thi sĩ nổi tiếng như ông hoàng Tuy Lý Vương (con thứ 11 của vua Minh Mạng).
Trong thôn, nhà nào cũng có vườn cau, cây nọ cách cây kia vài mét, tỏa ngọn san sát với nhau. Khi nắng lên, những hạt sương mai còn đọng lại trên tàu lá, phản chiếu mượt mà một màu xanh như ngọc.
Vỹ Dạ còn có Phủ, dinh thự của ông hoàng bà chúa nên cách kiến trúc có vẻ đặc biệt hơn: Trước nhà có sân và cửa ngỏ dài, lối vào giữa hai hàng giậu được trồng bằng cây chè tàu, hóp trúc hay xây bằng thành gạch. Chính diện nhà là bình phong, xây bằng gạch, được chạm trổ hoa văn và cảnh vật, tiếp theo là “bề cạn” chứa hòn “non bộ”.
Hàn Mặc Từ đã một thời ở Huế, học trường Pellerin, có nhiều lần về thăm Vỹ Dạ, nên chàng biết rõ phong tục, tập quán và nhất là lối sống nho phong, qui phái của hàng quan lại ở đây nên khi tả cảnh và người; Hàn đã chọn những hình ành như “hàng cau”. “vườn cau”. “lá trúc”, “mặt chữ điền” vừa hiện thực vừa biểu trưng cho lễ nghĩa như câu tục ngữ như: “Cau trầu là đầu câu chuyện”, cũng như cành trúc, khóm trúc biểu trưng cho sự sang trọng và quí phái.
Trong thời đại nhà Nguyển, vua tuyển lựa cung phi, mỹ nữ bằng khuôn mặt chữ “điền”, vẻ đẹp đoan trang và hiền hậu.
Nói tóm lại, Hàn Mặc Tử đã sống với thơ bằng nhịp tim và hơi thở mới diễn tả trung thưc cảnh vật và tâm tình uẩn khúc của con người.
Chỉ hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Đây thôn Vỷ Dạ” đã đưa Hàn Mặc Tử lên hàng siêu đẳng vì ông đã am hiểu được hoàn cảnh đất nước trong quá khứ , hiện tạy và tương lai, ảnh hưởng đến người con gái trong khuê phòng, đẹp đẻ và trong sáng, nay vì thời gian và chiến tranh đã cướp mất vẻ đẹp khuê các ấy:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tinh ai có đậm đà.
Xem tiếp kỳ tới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here