Thiện Võ
Nỗi sợ phân chia bạn. Một nửa bạn muốn đi và và nửa kia không muốn đi. Một mặt bạn yêu một người, mặt khác bạn gieo hạt mầm ghét. Một phần của bạn níu bám lấy các thói quen cũ, phần khác lại muốn đi vào trong cái chưa biết.
Bạn bị mắc kẹt, bạn không thể di chuyển được, còn cuộc sống thì cứ tuôn chảy.
Bạn có thể níu bám vào chứng ngộ, bạn có thể níu bám vào Thượng đế. Bạn có thể níu bám vào tình yêu, bạn có thể níu bám vào thiền và cầu nguyện. Và, với việc níu bám, bạn lại bị mắc kẹt trong “nữa này” hay “nữa kia” của “chân lý”. Chân lý bao giờ cũng đang gõ cửa, nhưng bạn bị mắc kẹt và bạn không thể nào nghe thấy nó trọn vẹn.
Trí óc con người có thể lừa bịp chúng ta, là tất cả mọi sự việc đều có thể giải thích tường tận. Cả khi chúng ta nói là hiểu “về” Chân Lý, về Phật, về Chúa – chúng ta đã tự lừa dối mình vậy.
Trí thức viên mãn thật ra là trí thức không phải “về” một cái gì. Thí dụ khi bạn nói hay suy nghĩ “về” tình yêu, là bạn chỉ nói được bên ngòai tình yêu, mà chưa hội nhập được vào tình yêu, chưa là một với tình yêu.
Khi hai tình nhân đứng bên nhau, cả hai đều vắng bóng. Chỉ có Tình Yêu hiện diện, chỉ có giai điệu Tình Yêu phát ra tiết tấu…
Tình Yêu chỉ thực sự hiện diện khi bạn trở thành tình yêu. Ngay cả khi người yêu bạn biến mất đi, tình yêu vẫn còn đó, bởi vì tình yêu đơn thuần là tình yêu, không có chủ thể, không có đối tượng. Cả hai chữ “chủ thể” và “đối tượng” đều là cái bóng bên ngoài, là đối đãi. “Có cái này nên có cái kia”, “vì có anh nên tôi có mặt” – nếu còn có sự đối đãi, thì bạn mắc kẹt vào đó, bạn đang đánh mất dòng thực tại.
Giác Ngộ không có gì liên quan với thế giới bên ngoài. Giác Ngộ không có gì liên quan đến những gì người ta nói “về” nó. Những gì người ta nói đều lạc hướng hay chỉ diễn tả được một phần của Giác Ngộ, như là “ngón tay chỉ mặt trăng, nhưng ngón tay không phải là mặt trăng”.
Nếu bạn muốn biết Tình Yêu. Nếu bạn muốn biết Chân Lý, Phật, Thượng Đế. Phải tự chính mình trọn vẹn là Chân Lý, là Tình Yêu. Hãy là Chân Lý, hãy là Tình Yêu.
Một phương pháp hoà nhập “là một” với Chân Lý, Tình Yêu, Sự Vật. Là thay vì bạn phải phân lực phân tâm chiến đấu trên “sân khách đối phương”, hay bị “mắc kẹt” nơi lãnh địa của tham sân si vô cùng tận. Thì hãy xem thân tâm như “bãi chiến trường”, “dẫn hỗ lìa rừng” hay “qui tâm” chuyển hóa đối tượng vạn vật vào “thế giới trong ta”, hay Đạo là tự do tự tại như “về đến nhà” “tất cả trong một, một trong tất cả”. ***
Hành động tình dục cũng không là vấn đề đối với bạn, giống như ăn uống không là một vấn đề. Nhưng nếu bạn suy nghĩ “về” ăn uống suốt ngày bởi vì bạn không có việc gì khác nữa để suy nghĩ, nó trở thành một vấn đề.
Thật ra, bởi vì đó có thể là một cách của tẩu thoát cuối cùng. Trong thời gian đó, ít ra trong khoảnh khắc đó, bạn có thể quên bẵng chính bạn.
Mọi thứ bạn làm trong sự sống đều nhấn mạnh vào cái tôi bản ngã. Kinh doanh của bạn, tôn giáo của bạn, những thần thánh của bạn, những người lãnh đạo của bạn, những hành động thuộc kinh tế và chính trị của bạn, những hoạt động xã hội của bạn – tất cả việc đó đang nhấn mạnh và củng cố sức mạnh cho ‘cái tôi’.
Chỉ có một hành động duy nhất mà trong đó không nhấn mạnh vào ‘cái tôi’, vì vậy nó lại trở thành một vấn đề?
Mọi vấn đề khác mà bạn chạm đến đều trở thành một ác mộng, một nguồn của phiền muộn và đau khổ, thế là bạn bấu víu vào một việc duy nhất là trao tặng bạn tự-quên bẵng về chính bạn, mà bạn gọi là hạnh phúc.
Nhưng khi bạn bấu víu nó, nó cũng trở thành một ác mộng, bởi vì sau đó bạn muốn được tự do khỏi nó, bạn không muốn là một nô lệ cho nó. Thế là, bạn sáng chế, và lại nữa từ tâm trí, những ý tưởng của trong trắng thánh thiện, của độc thân, và bạn cố gắng sống độc thân, sống trong trắng, qua kiềm chế; tất cả việc đó là những vận hành của tâm trí để tự-tách rời chính nó khỏi sự kiện. Là sự nhấn mạnh cho ‘cái tôi’ đang cố gắng trở thành cái gì đó, thế là lại nữa, bạn bị trói buộc trong khó nhọc, trong nỗ lực, trong đau khổ.
Tình dục trở thành một vấn đề phức tạp và khó khăn cực kỳ chừng nào bạn còn không hiểu rõ suy nghĩ và vấn đề hay cái tôi bản ngã. Chính hành động không bao giờ có thể là một vấn đề, nhưng suy nghĩ “về” hành động là tạo ra vấn đề.
Bạn đang tạo tác, đang nuôi dưỡng, đang bành trướng chính bạn ở một phía, và phía kia bạn đang cố gắng quên bẵng chính bạn, mất đi chính bạn ước gì trong một khoảnh khắc. Sống của bạn là một mâu thuẫn; nhấn mạnh vào ‘cái tôi’ và quên bẵng ‘cái tôi’.
***
Nếu “qui tâm chuyển cảnh” là sự giác ngộ giải thoát hay chuyển hóa đối phương đối tượng cũng như sự vật hiện tượng về cội nguồn “sẵn có” trong ta. Thì “chiều ngược lại”, một cách tích cực, bạn cũng có thể quên mình hay không còn cái tôi bản ngã, để “đi vào” hiệp nhất trọn vẹn trong đối phương đối tượng, hay “trở thành” sự vật hiện tượng “như nó là”.
Bạn không còn là “bãi chiến trường”, mà giờ đây “vũ trụ là nhà”. Tay chân chuyển động kéo cả thân tâm theo cùng trong một thể “là một” “không hai”. Đó là điều tự nhiên “sẵn có”, nhưng nếu khởi niệm tư tưởng “về” hay vì bản ngã “riêng mình” thì vô minh ngự trị, sự tự nhiên hay Phật Tâm sẵn có bị che mờ, sự vật hiện tượng chỉ là phân tâm phân mãnh của tâm trí bản ngã. Chân Lý “qui tâm chuyển cảnh” có thể “phát quang” “đi vào” trong vạn vật hay hành động mà không tư tưởng và bản ngã.
Là “hành động mà không hành động” hay hành động song hành trọn vẹn cùng tư tưởng bản ngã. Là tâm ý tinh thần “đi vào siêu nhiên” thay thế cho tư tưởng và bản ngã “hữu hình vật chất” “đối phương đối tượng”.
Thấu hiểu hay “đi vào siêu nhiên” cũng là “sống cùng” hay trở thành “dòng chảy chân lý”. Đừng níu bám vào bất kì cái gì, khi bạn hoàn toàn chuyển động mà không bị mắc kẹt vào đâu trong năng lượng của mình, thì chân lí gõ cửa. Nó bao giờ cũng “sẵn có” hay đang “gõ cửa”, nhưng bạn bị che mờ hay mắc kẹt nơi sự phóng tâm bên ngoài nên bạn không thể nào nghe thấy nó.
Khi có một nhận biết được suy nghĩ như một sự kiện, vậy thì không cần thiết phải suy nghĩ về sự kiện. Nếu có sự nhận biết đơn giản, không-chọn lựa, vậy thì điều được tiềm ẩn trong sự kiện bắt đầu tự-phơi bày; vì vậy, suy nghĩ như sự kiện kết thúc.
***
Tình yêu thương vô điều kiện hay sự thứ tha, đó là trong khi biết “đối phương” có những xấu ác vị kỷ với mình, mà “biết chỉ để biết” hay “biết như không biết”, một cách cô đơn thầm lặng mà “đủ đầy trọn vẹn” của chân lý “vô ngã”. Có người bảo “kẻ khờ” là người có tâm, nhưng không biết rằng anh ra có cả trí “từ bi” “quên bẵng chính mình”, nên có thể đi vào tâm can đối đãi hay thấu cảm đối tượng mà không để lại dấu vết.
Trước mọi nan đề hay “câu hỏi không có câu trả lời”, chỉ có sự kết thúc “ngay tại đây” “ngay tức thì” của “câu hỏi cũng là câu trả lời” cùng lúc với Chân Lý “sẵn có” và “không hai” – đó cũng là sự tạo tác hài hòa chính xác từ Tâm hay Tự nhiên và Nhân duyên “đi vào” trong ta cùng vạn vật.
Có câu chuyện Ni Cô Chiyono đã tu học nhiều năm, tu tập và tu tập, nhưng lại vẫn chưa đạt được chân lý”. Vì sao? Không phải vì chân lý, giác ngộ khó khăn, hóc buá, mà chính vì khi bạn nỗ lực tìm hiểu nghiên cứu chân lý, là đã đi lạc hướng rồi.
Nhiều người, rất nhiều người, khi họ bắt đầu cuộc hành trình, họ bắt đầu bằng học hỏi, nghiên cứu, bằng kiến thức, thông tin, triết lý, hệ thống hay lý thuyết. Họ bắt đầu từ “cái… về một cái… gì đó”, cho nên họ đã va mặt vào “bức tường” do bản ngã tạo nên.
Trước khi xuất gia, Chiyono là một giai nhân tuyệt sắc. Sắc đẹp diễm lệ của cô quyến rũ đến nỗi khi cô muốn đi tu, đến nơi nào cô cũng bị từ chối vì các đại sư e ngại sắc đẹp của cô sẽ làm các vị sư khác đắm nhiễm mê say. Cuối cùng, Chiyono quyết định táo bạo là đốt phỏng gương mặt cô thành sẹo để không một ai mơ tưởng nữa.
Từ khi biến mình thành “bãi chiến trường”, Chiyono sống yên trong một tu viện, tinh tấn chiến đấu không ngừng với bản thân.
Một đêm, cô quãy đôi thùng xuống suối múc nước. Khi cô gánh nước trở về tu viện, cô vừa đi vừa ngắm ánh trăng soi rọi xuống mặt nước trong thùng. Bất thình lình, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến – không còn – và Chiyono hoát nhiên giác ngộ. Cô đã viết bài thơ:
“Bằng cách này hay cách khác, tôi đã kềm giữ đôi thùng nước,
Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy
Bất chợt, giây đứt thùng văng,
Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước,
Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì,
Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì”
“Kẻ lạ mặt” mà Chiyono đã cố công tìm kiếm đến gõ cửa nhà cô.
Những người đi tìm cái Đẹp Tuyệt Đối hay Chân Lý không bao giờ nhầm lẫn cái Thật và cái bóng phản chiếu. Anh ta không phủ nhận cái bóng, không chối bỏ nó, nhưng anh ta không đắm nhiễm nó, không nhầm lẫn nó với cái Thật. Anh ta mượn nó để tìm đến cái Thật, tìm thấy cái Thật.
Chiyono ngắm bóng trăng phản chiếu trong thùng nước. Bỗng nhiên, giây đứt, thùng rơi, bóng trăng biến mất Chiyono ngước mắt nhìn lên trời – vành trăng tròn thực sự đang ở trên cao. Hoát nhiên Chiyono trực nhận rằng tất cả những gì cô ta thấy nghe đều là ảo ảnh, sai lầm – vì cô ta thấy nghe qua tri thức và bản ngã.
(Thiện Võ sưu tầm và tổng hợp)