
Tính đến ngày 18/11/2021, trên toàn thế giới có 256 triệu ca nhiễm và 5,13 triệu người đã chết vì Covid – 19.
Tưởng cần nhắc lại, Bác sĩ Lý Văn Lượng là người đầu tiên nhiễm virus khi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Ông là người lên tiếng cảnh báo cho đồng nghiệp về dịch corona.
Cụ thể, vào ngày 30 tháng 12, ông đã gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện cho các bác sĩ, cảnh báo họ mặc đồ bảo hộ để tránh bị lây nhiễm.
Bốn ngày sau, ông nhận được lệnh triệu tập đến Văn phòng Công an và bị buộc phải ký vào một lá thư. Trong thư, ông bị công an Trung Quốc buộc tội “đưa ra bình luận sai lệch” làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội “.
Ông là một trong tám người bị cảnh sát Tung Quốc điều tra và bị buộc tội là “tung tin đồn”.
Sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc, làn sóng giận dữ và tiếc thương bùng nổ sau tin về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng Hai hashtag “Chính phủ Vũ Hán nợ bác sĩ Lý Văn Lượng lời xin lỗi” và “Chúng tôi muốn tự do ngôn luận” trở nên phổ biến nhất.
Tòa án Trung Quốc phục hồi danh dự cho 8 bác sĩ
Dưới áp lực rất lớn của dư luận, Tòa án Tối cao Trung Quốc ngày 29/01/2020 đã có một động thái chưa từng thấy từ trước đến nay : ra thông cáo khiển trách công an vì đã trừng phạt tám người bị cho là lan truyền « tin đồn ».
Công an Vũ Hán, thành phố xuất phát dịch corona, vào ngày đầu năm dương lịch 01/01/2020 đã câu lưu tám bác sĩ vì « đăng tải hay lan truyền các thông tin sai lạc trên internet mà không kiểm
chứng ».
Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh cho biết, một bác sĩ bệnh viện Vũ Hán sau khi khẳng định có bảy bệnh nhân bị nhiễm SARS, đã bị công an bắt buộc phải làm cam kết không đăng những tin như vậy nữa.
Trong thông cáo, Tòa án Tối cao nhận định : « Tuy giờ đây đã biết được loại bệnh viêm phổi mới không phải là SARS, nhưng nội dung được tác giả đăng lên không hẳn là sai. Nếu công chúng hồi đó vì sợ dịch SARS theo « tin đồn » này, bắt đầu mang khẩu trang, khử trùng và tránh đến các chợ bán thịt rừng, thì có thể tình hình đã tốt hơn».
Có rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc giận dữ đòi hỏi phải công khai phục hồi danh dự cho tám bác sĩ trên, coi họ là những người cảnh báo cần thiết nhưng bị chính quyền địa phương e ngại vì muốn giấu kín thông tin.
Tòa án Tối cao nhấn mạnh, một khi các tác giả và những người chia sẻ thông tin không có ý đồ xấu, thì cần phải có thái độ cởi mở hơn đối với những tin tức bị coi là không chính thống.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Thiên Tân (miền bắc) loan báo cho ngưng chức một thành viên ủy ban y tế địa phương vì thiếu trách nhiệm. AFP cho đây có thể là trừng phạt đầu tiên đối với một quan chức trong khuôn khổ cuộc khủng hoảng dịch virus corona.
Tất nhiên, đây chỉ là một cách xoa dịu sự phẫn nộ của người dân trước một sự kiện hiển nhiên. Nhưng cũng phải thừa nhận đây là một sự kiện hy hữu dưới chế độ cộng sản.
Nhưng điều đau đớn cho cả thế giới là chính quyền Trung cộng bắt thế giới phải chịu chung số phận với sự tiếp tay đắc lực của tổng giám đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Nếu ngay từ đầu chính quyền Trung Quốc áp dụng chính sách phong tỏa nơi phát ra dịch bệnh là TP. Vũ Hán đồng thời thông báo rõ ràng về tình trạng dịch bệnh thì thảm họa đã không xảy ra với toàn thế giới, và có lẽ thế giới sẽ rất biết ơn chính quyền Trung Quốc. Thế nhưng chính quyền Bắc Kinh biết rõ tình trạng lây lan dịch bệnh và cố tình cho hàng triệu người từ nơi phát ra dịch bệnh đi khắp thế giới và hành trang của họ là con ‘virus Vũ Hán’.
Đứng trước sự lây lan khủng khiếp của virus Vũ Hán nhiều nước trên thế giới áp dụng biện pháp phong tỏa thì tổ chức WHO lại làm ngược lại
Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo việc đóng cửa biên giới có thể không có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới từ Trung Quốc, thậm chí có thể khiến dịch bệnh này lây lan nhanh hơn.
Phát ngôn viên của WHO, ông Christian Lindmeier nói với các nhà báo tại Geveva (Thụy Sĩ) rằng nếu các nước chính thức đóng cửa biên giới, “các bạn có thể mất dấu và không thể giám sát động thái của mọi người nữa”.
Virus Vũ Hán có xuất xứ từ Trung Quốc ?
Cho đến nay, dù nói ra hay không nói ra thì nhiều người vẫn tin rằng virus Vũ Hán có nguồn gốc từ Vũ Hán – Trung Quốc. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực và sự giúp đỡ của WHO, Bắc Kinh đã cố tình viết lại lịch sử nguồn gốc virus Vũ Hán hoặc ít nhất cũng phải đổi ‘quốc tịch’ cho virus Vũ Hán, và ít nhiều thì họ đã thành công. Cho đến nay, người ta không gọi là virus Vũ Hán nữa mà lúc thì gọi là Corona
lúc thì gọi Covid – 19 …
Thế nhưng, theo nghiên cứu mới nhất về ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, đăng hôm 18/11/2021, bệnh nhân F0 không phải là một kế toán, chưa từng đặt chân đến chợ Vũ Hán chuyên buôn bán động vật hoang dã và thú nuôi, như trong báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố trước đó, mà đó là một người bán hàng tại khu chợ này.
Trong báo cáo của nhà vi rút học Michael Worobey, được Reuters trích dẫn, các triệu chứng bệnh của người kế toán, thực ra xuất hiện vào ngày 16/12/2019, muộn hơn vài ngày so với những gì được biết ban đầu. Sự nhầm lẫn là do người này gặp vấn đề về răng miệng vào ngày 8/12/2019. Do đó, người phụ nữ bán hải sản ở chợ Vũ Hán là trường hợp được biết đến sớm nhất, với các triệu chứng bệnh khởi phát vào ngày 11/12/2019.
Là chuyên gia hàng đầu trong nghiên cứu về vi rút tại đại học Arizona, Hoa Kỳ, ông Worobey đã phân tích các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được báo cáo bởi hai bệnh viện trước khi cảnh báo đại dịch được đưa ra.
Ông nhấn mạnh rằng tại thành phố với hơn 11 triệu dân này, một nửa số ca nhiễm đầu tiên đều có liên quan đến khu chợ có kích thước bằng một nửa sân vận động bóng đá, thế nên “sẽ rất khó để giải thích điều này nếu dịch không bùng phát từ khu chợ”.
Báo cáo này châm ngòi lại các cuộc tranh luận về nguồn gốc của đại dịch. Liệu vi rút corona xuất từ động vật hoang dã được bán ở chợ rồi lây sang người hay từ một phòng thí nghiệm vi rút học ở Vũ Hán.
Tổng hợp