Vợ là người con gái mà bạn tình nguyện giao tài sản cho cô ấy cất giữ. Người Tình là người con gái mà bạn lỡ hẹn hò vụng trộm. Hồng Nhan Tri Kỷ là người con gái mà bạn có thể nói với cô ấy tất cả mọi bí mật kể cả điều mà bạn không thể nói được với Vợ hay Người Tình. Vợ là một sự ràng buộc. Người Tình là một sự bù đắp. Hồng Nhan Tri Kỷ chỉ rõ sự mê say trong trái tim bạn.
Vợ không thể thay thế Người Tình, vì Vợ không điều khiển được tình cảm như Người Tình; Người Tình không thể thay thế Vợ, vì Người Tình không có được tình thân như Vợ; Vợ và Người Tình đều không thay thế được Hồng Nhan Tri Kỷ, vì đó nhu cầu của tâm linh.
Vợ là người con gái không hề có chút quan hệ máu mủ nào với bạn nhưng lại bồn chồn mong nhớ mỗi khi màn đêm đã xuống mà bạn chưa về nhà – vợ là một ngôi nhà, là một bến cảng mang cho trái tim nông nổi của bạn sự vỗ về an ủi. Người Tình là gánh nặng của ngôi nhà, chẳng qua chưa đến nỗi vạn bất đắc kỷ, bạn không muốn vứt bỏ.
Hồng Nhan Tri Kỷ là vật tô điểm cho ngôi nhà, không có cô ấy bạn không thấy cô đơn, nhưng bạn sẽ cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì.
Cái mà làm đàn ông không chịu nổi đó là sự lảm nhảm của người Vợ, nước mắt của Người Tình và sự hiểu lầm của Hồng Nhan Tri Kỷ.
Người Vợ tốt nhất là người mà đàn ông có thể tìm thấy ở cô ấy Người Tình và Hồng Nhan Tri Kỷ, chỉ là cảm giác thôi mà đàn ông khó có thể tìm thấy.
Người Tình tốt nhất là người chủ động rút lui mà không có một yêu cầu gì hết, nhưng khó mà tìm được điểm này của Người Tình. Hồng Nhan Tri Kỷ tốt nhất là người đến một ngày nào đó sẽ trở thành Người Tình, thậm chí thành Vợ của bạn, chỉ là cái suy nghĩ này chẳng có chút hiện thực gì cả.
Nếu như có thể, đàn ông rất muốn biến Hồng Nhan Tri Kỷ thành Người Tình, nếu có thể nữa thì sẽ muốn cô ấy thành người Vợ. Nhưng nếu Hồng Nhan Tri Kỷ trở thành Vợ rồi thì sẽ không còn là tri kỷ nữa. Đàn ông cả đời đi tìm không phải là Vợ, cũng không phải là Người Tình mà là
Hồng Nhan Tri Kỷ(?!)
***
Lý thuyết và thực tế thì là cả mê cung. Con đường đời gặp gỡ ly biệt hay phúc phận thì lắm tơ vò. Con người mãi luẩn quẩn và khổ tâm ưu phiền!
Hồng Nhan Tri Kỷ – người “không danh tánh” – thật ra vừa có thể là một người vợ, người tình, người yêu, vừa có thể là người bạn hay “người dưng” như chưa từng quen biết…
Hồng Nhan Tri Kỷ phải chăng sống mà như đã chết trong lòng tự thuở nào, hoặc truyền kiếp chưa sinh, nên chỉ có thể tìm thấy trong an duyên định phận hay nơi cửa thiền tu tâm?
Hồng Nhan Tri Kỷ: “tình có cũng như không” “mộng mà như thực, thực mà như mộng” – hay chỉ có một người duy nhất mà mình có thể tâm sự hết tất cả mọi chuyện trong lòng: Hồng Nhan Tri Kỷ phải chăng là “cái bóng của chính mình”!?
Nơi ấy song hành cùng gió trăng
Long lanh đáy nước bóng mây giăng
Cảnh trí hỗn mang mù sương khói
Thực hư cuộc mộng tự thăng bằng
Có một thứ gì đó bên trong bạn vẫn không bị tác động bởi các tình huống hay hoàn cảnh sống của bạn, đó chính là sức sống trực tiếp từ nguồn cội Tâm của bạn.
Có người hỏi tâm. Bồ Đề Đạt Ma đáp:
“Ông hỏi tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi. Nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông. Nếu ông không có tâm thì làm sao ông biết hỏi tôi. Cho nên biết rằng hỏi tôi tức là tâm của ông đó.”
Nghệ thuật dụng tâm là:
– ý tưởng và hành động lùi trở về cội gốc “lấy đà” “không rời tâm”, không còn phụ thuộc dính mắc hay chạy theo “về” đối tượng vạn vật riêng lẽ
– cội nguồn là trung tâm mà “đối tượng vạn vật quay chung quanh” hay “được nhận biết trong cùng lúc”
– dụng tâm cũng là dùng tổng thể toàn bộ như là sự thống nhất “làm một” của các đối tượng sự vật cũng như là tiểu tiết bộ phận Cho nên, khi thấy có Vợ, Người Tình, Hồng Nhan Trí Kỷ – một cách riêng lẽ hay phân biệt – thì tất cả chỉ là sự phân tâm “về” từng đối tượng mà thôi – mà không phải là cái thấy cùng lúc cả ba loại tình cảm trong cùng một lúc “vốn như nhau” từ một Tâm chung hay trung tâm duy nhất.
Nên chỉ là sự phóng tâm ra ngoại vi, mà thấy có Vợ, Người Tình, Hồng Nhan Trí Kỷ – hay chỉ là sự quay quanh quay cuồng quanh cái Tâm đang bị che mờ, phân chia, gián đoạn…
Nói về Tâm là không còn về đối tượng riêng lẽ, mà là tổng thể mọi đối tượng, cũng vậy, cũng là tỉnh thức trên mọi sự vật cũng như tình cảm cùng lúc…
Dụng tâm chính là đi vào đối tượng hay sự vật mà không rời Tâm, vẫn căn bản trên cái “khung nền” của tạo hóa hay cội rễ của cuộc sống.
Dụng tâm là dùng tổng thể toàn bộ như là sự thống nhất “làm một” của các đối tượng sự vật hay tiểu tiết bộ phận – mà khi chúng hay bạn được thăng hoa chuyển hóa, thì toàn bộ thế giới cũng được khám phá sáng tạo – ta cũng là một “tiểu vũ trụ” với sự bất động tỉnh lặng, cùng lúc song hành hay đồng bộ hài hòa của thân tâm và vạn hữu.
Như người không bơi – không hành động hay khởi niệm – mà hòa vào dòng chảy thực tại, hoà vào môi trường hay nương theo chiều sóng gió…
Như sự buông lỏng thư giản hay trong trạng thái buông bỏ, không còn chạy theo dính mắc “về” đối tượng tiểu tiết hay cảnh vật bộ phận, thì chúng lại được “qui tâm” với cái nhìn cái biết giờ đây là toàn cục tổng thể hay “làm mà không làm” – Đạo là trong thụ động vô niệm và vô tạo tác mà lại chính xác hài hoà “trước khi mọi chuyện xảy ra”. Dân gian có câu: “Theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”.
Giác ngộ là: “Khi mê người chạy theo cảnh, lúc ngộ cảnh chạy theo người”.
***
Khi “không còn ngõ thoát” nơi thực tại, thì vẫn luôn có một “lối xuyên thấu” tận cội nguồn cái biết dành cho bạn. Cho nên đừng quay lưng với thực tại đau khổ, mà hãy đối mặt với nó. Sợ hãi và đau khổ có thể chuyển hóa thành thanh thản nội tại, xuất phát từ chốn vô cùng sâu thẳm của Cái Biết Phật Tánh, là “bình an của Thượng đế” “vượt lên trên tất cả mọi hiểu biết của con người”, mà hạnh phúc của cảm giác hay tâm trí thực ra chỉ là những gì thô thiển.
Đừng phản kháng thực tại đau khổ vô thường. Hãy để cho nó hiện hành, chỉ nhận biết sự liên tục của Phật tánh – mà không “về” con người, sự kiện, hay hoàn cảnh dường như đã gây ra nỗi đau khổ ấy.
Bản lãnh đón nhận đau khổ hay nan đề nghịch cảnh cũng như là chuyến du hành tiến vào cái chết. Chết theo kiểu này, bạn mới nhận ra rằng thực sự không có cái chết – và không có gì để sợ hãi – chỉ có cái tự ngã hư ngụy mới chết đi. Trong từng khoảnh khắc bạn hãy chết đi với quá khứ, và hãy để cho ánh sáng tỉnh thức trong hiện tại những gì đang diễn ra – trong sự liên tục và “không hai” của “biết” và “không biết” – đánh tan đi cái tôi mê muội nặng nề và bị trói buộc bởi thời gian mà bạn nghĩ là “con người bạn”.
Thế nào là nghệ thuật tỉnh thức?
Nếu sự dụng tâm là không rời cội nguồn Tâm – là “làm mà không làm” “tư tưởng mà từ tổng thể toàn bộ” – hay hoàn nguyên buông lỏng trả về cho cuộc sống thân tâm xã hội được vận hành từ “khung nền” của tự nhiên và nhân duyên…
Thì cũng vậy, tỉnh thức trên thực tại là tỉnh thức trên những gì đang xảy ra, với “đối tượng” là thực tại của những gì chưa biết hay không biết, nên chủ thể tương ứng chính là cái biết tinh khiết nguyên thể hay sự liên tục của bản thể tánh biết cội nguồn.
Hiện tại là “không hai” của quá khứ và tương lai, cũng là “không hai” của “biết” và “không biết”, cũng là sự “quan sát và chỉ quan sát” như là “chứng nhân vô thường”. Hiện tại biết là biết ngay, dụng tâm trong tỉnh thức là “ngay tại đây” “ngay tức thì” “trước khi mọi chuyện sinh diệt”.
Hiện tại như “chương trình chính” (main program) hay chủ đề tác phẩm:
– luôn phải tỉnh thức trở về hay căn bản không rời
– mà tâm trí “trống không cội nguồn” cũng là “trường năng lượng Phật tánh” liên tục tỉnh thức hay “không hai” của “biết” và “không biết”
– nơi thực tại tối hậu của đổi thay vô thường hay vấn đề nghịch cảnh, mà “mê là mê cái ngộ, ngộ là ngộ cái mê” hay “Phật pháp bất ly thế gian pháp”
(Thiện Võ sưu tầm và tổng hợp)