Thiện Võ
Dân gian có câu: “Có thực mới vực được đạo”.
Những vấn nạn hay nan đề trong thân tâm hay xã hội là do:
– sự bất an tạm bợ hay mãi mê tìm kiếm
– không thấy biết rằng có một “khung nền” hay “nguồn cội” chưa từng động loạn đổi thay, nhưng có thể dừng nghỉ hay quân bình cuộc sống và tồn tại
“Khung nền cuộc sống” được biết đến như là cái gì đó “căn bản” “cội nguồn”, nên nằm ngoài giới hạn thấy biết tư tưởng, mà chỉ trong khi buông hết mọi cố gắng bất lực hay kiếm tìm và bản ngã, thì nó mới hiển hiện “sẵn có” hay trả về cho tự nhiên và nhân duyên.
Một đạo sư nói rằng:
“Có những thoáng giây phút nhỏ, khi người quan sát trở thành sự quan sát, khi bạn tan biến, không biết bạn là ai.
Dù bạn là được yêu hay là tình yêu trở thành bạn. Khi yêu, bạn không còn phòng vệ. Bạn thư giãn, không sợ hãi nhau, có thể yếu đuối vô điều kiện.
Sẽ có những kinh nghiệm nhỏ, khi ‘nền’ và ‘hình tướng’ tan biến vào nhau. Bạn sẽ chấn động từ tận nền tảng. Đột nhiên, bạn sẽ kinh nghiệm một thoáng giác ngộ. Trong nơi chốn sâu thẳm, có sự hợp nhất.
Không một ai khác biết tại sao kẻ tội lỗi có mặt, đó là mối huyền vi của cái toàn thể. Sự bí mật được giải quyết khi bạn trở thành sự bí mật đó. Hình tướng có nghĩa là văn tự, và ‘khung nền’ có nghĩa là sự vắng lặng.” Nghệ thuật cuộc sống hay những đạo lý thâm sâu của tồn tại này tưởng chừng chỉ là lý thuyết lý tưởng, nhưng vẫn đang xảy ra trong hiện thực:
– là tiếng nói của tự nhiên trong ta hay nhân duyên hiện tại, là thế giới tự nhiên tự vận hành hay nhân duyên không định trước
– là những gì căn bản, bình thường, không tư tưởng; mà trên đó có thể xây dựng hay “vẽ” nên nghệ thuật của thân tâm hay xã hội
Theo Hai Le:
“Anh em biết một nước mà dân làm chủ là khi nào? Tôi hồi trước không biết, nghe người ta nói câu ‘dân chủ’ như nghe đồn ở đâu đó có ma, nghe riết nhàm mà chẳng bao giờ thấy.
Cho tới khi tôi thấy ở Nhật, thấy ông già cô thân cô thế bị trục trặc tiền lương hưu mấy trăm đô nhưng có thể hét ầm trong toà thị chính, khiến đích thân thị trưởng ra cúi rạp đầu xin lỗi và cả tá nhân viên các cấp bậc chạy quắn đít.
Cho tới khi tôi thấy người ta vận động tranh cử ngày này qua ngày khác, trình bày chính sách và dốc hết lồng ngực ra cam kết với dân kiếm từng lá phiếu, nói chuyện với dân cung kính như với thượng khách.
Cho tới khi tôi thấy bộ trưởng bị áp lực phải từ chức vì một câu nói sỗ sàng vô ý làm người dân nổi giận.
Cho tới khi tôi thấy một anh dân biểu nhỏ như hột tiêu cũng có thể bắt anh thủ tướng trả lời rành rọt từng đồng từng cắc chi ngân sách.
Cho tới khi tôi thấy người dân đứng trước cửa công ngẩng đầu ưỡn ngực, không co ro sợ sệt ai.
Cho tới khi tôi thấy những người già cả bất bình với chính sách mới dõng dạc xuống đường đòi bỏ tù thủ tướng.
Cho tới khi tôi thấy người trẻ không cần xét xuất thân quan quyền vẫn có cơ hội phát huy tài năng, giỏi nhiều thì hiển vinh, giỏi ít thì cũng ấm no.
Cho tới khi tôi thấy chẳng ai nhảy dựng lên khi thấy ai khác phê bình chính phủ…
Tôi chợt nghĩ, bây giờ nước Nhật thực rất phú cường, lại không bị phong trào cánh tả làm rối loạn, trường ốc trọng học thuật và mở cửa rộng đón người có thực tài.”
Ở Mỹ thì tuy không có bản lãnh dân chủ mà người dân như là “khung nền xã hội” như ở Nhật, nhưng người dân Mỹ cũng có thể “tự nhiên và nhân duyên” nói lên tiếng nói của nhân quyền, hay thấu biết những độc tài dối trá và yếu hèn khiếm khuyết của chính quyền.
Theo Xuan-Huong T Nguyen mới đưa tin: “Trong khi căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang gia tăng, Joe Biden hôm thứ Ba cho biết ông ta đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về Đài Loan và họ đồng ý tuân theo ‘thỏa thuận Đài Loan’.
“Washington thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng hòn đảo này thuộc về nước này, có ‘một Trung Quốc’ và không có quan điểm gì về chủ quyền của Đài Loan.”
“Bỏ bạn theo thù” là tính cách của sự bất an tạm bợ hay mãi mê tìm kiếm cái gọi là “cấp tiến thượng đẳng” “lý tưởng xã nghĩa”?
Theo Vuong Phuong Le:
“Biden cũng đã đến TB Dân Chủ là Michigan, được người dân ra đón rất đông với biểu ngữ ‘F* Biden’.
Dân Mỹ đã thức tỉnh?”
Theo Phạm Nguyễn:
“Bài hát thịnh hành nhất nước Mỹ lúc này.
Ở đâu tập trung đông người là nghe họ hát vang ‘F* Joe Biden’!!
Không chỉ trong các trận đấu bóng tại sân vận động, dân thành phố New York cũng hát vang bài ‘F* Joe Biden’ trước trụ sở Bộ giáo dục để phản đối việc Biden bắt học sinh tiêm chủng.
Điều này chưa từng có trong suốt 45 đời Tổng thống Hoa Kỳ trước đây.”
Ở Việt Nam thì khỏi nói ai cũng biết, rằng người dân bị thống trị của tư tưởng xã hội “xã nghĩa”, chính quyền hèn yếu như kẻ nô tài trước bá quyền Trung Quốc, nhưng bất chấp mọi vô lý vô trách nhiệm hay độc đoán bất nhân, dùng mọi quyền hành quyền lực thống trị điều khiển hay trấn áp người dân, đó là bởi vì không giác ngộ được thế nào là “khung nền cuộc sống”.
Theo Nguyễn Tấn Thành, nói về vấn nạn người dân bị “cách ly xã hội” mấy tháng trời với “trợ cấp” chẳng thấm thía vào đâu, không công ăn việc làm và đói khát cùng đường kiệt sức, đến mức phải trở về quê quán với mọi phương tiện, kể cả đi bộ về quê cả hàng trăm cây số của gia đình với con nhỏ 5 – 7 tuổi: “Giới công nhân này đã đổ xương máu cho đảng cộng sản, đảng của giai cấp công nhân, cướp chính quyền.
Giới công nhân này đã đổ xương máu cho đảng cộng sản, đảng của giai cấp công nhân, xâm lược Miền Nam.
Giới công nhân này lại tiếp tục đổ mồ hôi nước mắt cho đảng cộng sản, đảng của giai cấp công nhân xây biệt phủ, dinh thự … mua Hộ chiếu nước ngoài.
Giới công nhân này lại tiếp tục chen chúc nhau 10 người trong phòng trọ 10m², đói khát để đảng cộng sản, đảng của giai cấp công nhân, tới 4 tháng ròng nhân danh chống dịch.
Và giới công nhân này phải thắp nhang làm lễ quyết tử, như ông cha họ năm xưa khai phá bờ cõi. Để được rời khỏi phòng trọ về đói, chết trên quê hương.”
“Ai cũng biết, chỉ một người không biết” – rằng tư tưởng và bản ngã của chính quyền mới chính là vấn nạn và nan đề của xã hội(!)
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Sơn:
“Trí tuệ phải được hiểu là khả năng nhìn thấy được cái lợi của nhiễm con virus Vũ Hán, đó là chúng ta có được nguồn kháng thể tự nhiên, thường là mạnh hơn khá nhiều so với kháng thể nhờ vacxin. Biết tận dụng cái lợi, hạn chế thiệt hại, đó là trí tuệ.
Chứ chỉ biết sợ hãi, phá hoại toàn bộ nền kinh tế, thì chỉ là ngu muội. Sự ngủ muội đã được chứng minh, rằng nó không ngăn cản được dịch, mà chỉ làm gia tăng hoảng loạn, gây gia tăng thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại nhân mạng, như ta đã thấy trong thời gian mấy tháng qua.”
Qua những gì đang xảy ra ở 3 nước điển hình, dù muốn dù không, dù tốt dù xấu, thì “khung nền xã hội” vẫn “vạn đại trường tồn” – trên đó Người Dân có thể “vẽ nên” hay “xoá đi”, “nâng thuyền” hay “lật thuyền”, với một sức mạnh tiềm tàng tiềm ẩn của sự hằng hữu và sẵn có – mà chỉ người nước Nhật mới thấu liễu tận xương tủy nghệ thuật sinh tồn hay đạo lý tối hậu này.
Ta thường “lạc đề”, đánh mất “chương trình chính” hay sự “ban đầu”, mất quân bình trong cuộc “rong chơi” theo thời gian, bị phụ thuộc dính mắc vào chi tiết tản mạn nào đó. Để rồi lạc lối trong mê hồn trận của vấn đề hay phiền não, phóng niệm mê vọng “cấp tiến” hay “lý tưởng”, đánh mất bản tánh hay căn bản “di truyền” “bảo hiến” của thân tâm hay xã hội.
Đạo sư nói:
“Ý nghĩ giống như mây – chúng tới rồi đi, và bạn là bầu trời. Bầu trời của bạn là mở vô hạn; ý nghĩ tới và đi. Và một khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng ý nghĩ tới và đi, và bạn là người quan sát, nhân chứng, thì việc làm chủ tâm trí được đạt tới.”
Nhìn dưới góc độ sinh học thần kinh, một ý tưởng hình thành hay được kết hợp với hành động và tạo tác, thì đó gọi là “phản xạ có điều kiện” hay còn gọi là sự học tập học hành. Mà sự học hay ý tưởng chỉ “dừng lại” khi “phản xạ có điều kiện” gặp gỡ với “phản xạ vô điều kiện”, với những gì “đang là” hay “sẵn có” từ sự di truyền tự nhiên, hay từ sự trở về và trả về nhân duyên hiện tại.
“Nẻo về của ý” “phi tư tưởng” hay “khung nền cuộc sống” chính là:
– thay mọi câu hỏi “là gì” bằng cái “đang là”
– suy nghĩ tư tưởng không còn “phóng chiếu”, mà được căn bản tái sinh hay “làm một” từ “khung nền tự nhiên” hay “gốc nguồn nhân duyên”
– chấp nhận mọi thứ diễn ra trên nó, mà không dính mắc liên hệ, hay độc lập tự chủ như không có gì xảy ra; dù đó là trò hề hay vở kịch, tàn ác hay dối trá, loạn động hay mê vọng
– không còn động loạn hay phân tâm phân biệt những gì “bên trên” cái “khung nền cuộc sống”: con người, sinh vật, giới tính, vạn vật, tư tưởng, thực tại
– an định trí huệ hay bất động tỉnh lặng mà hằng hữu bất biến, thay cho tư tưởng che lấp hay “cảnh giới” tạm thời sinh sinh diệt diệt
– làm mà như chưa từng làm, là sự đáp ứng hài hòa chính xác nơi thế giới của tự nhiên và nhân duyên, hay “sống mà như là chưa từng sống” nơi “khung nền” “sẵn có” “đang là”
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Thiện Võ