NGHỆ THUẬT “QUI TÂM CHUYỂN CẢNH” VÀ “HỢP NHẤT THỰC TẠI” TRONG THÂN TÂM VÀ XÃ HỘI

0
265
Người dân Afghanistan bên trong một máy bay quân sự Mỹ, chuẩn bị được sơ tán khỏi sân bay quốc tế ở Kabul, ngày 19/8/2021. Ảnh: AFP

Thiện Võ

Một cách tổng quan, ta thường gọi sự bất ngờ chuyển xoay tình hình hay tình thế, cũng là bản lãnh hay nghệ thuật “qui tâm chuyển cảnh”, từ nơi cội nguồn sâu thẳm ẩn tàng của tồn tại.
“Qui tâm” là gì? “Chuyền cảnh” là gì? Thế nào là “chuyển xoay thực tại”?
1. “Qui tâm” là:
– hướng nội “về nguồn”, do đó “góc nhìn” của tâm thức bản ngã giờ đây là “đảo ngược” từ cảnh trí đối tượng hướng về thân tâm chủ thể
– cũng là “cái nhìn” bản thể bản tánh, còn được gọi là sự “quan sát mà không có người quan sát” hay “nhận biết, nhận biết và chỉ nhận biết”
Hoà thượng Viên Minh nói rằng:
“Chỉ cần trở về ngay thực tại mà nhìn lại thân, nhìn lại thọ cảm, nhìn lại tâm, nhìn lại pháp “như nó đang là”. Tức là khi nhìn lại thân thì thấy thân thôi chứ không thấy nó là của tôi, nó già hay trẻ, đẹp hay xấu. Khi nhìn lại thọ cảm thì chỉ thấy những cảm giác, cảm xúc đang diễn ra nhưng không thấy ai đang hứng chịu những cảm xúc, cảm giác đó. Khi khổ chỉ có khổ thôi, không có ai đang khổ. Tức là nhận thấy rõ ràng rằng không có cái ‘ta’ và ‘của ta’ ảo tưởng nào trong thực tại đang diễn ra. Vậy là ngay đó ta thoát khỏi phiền não và khổ đau.”
2. “Chuyển cảnh” là:
– sự thể hiện hay “diệu dụng” ra bên ngoài của sự “qui tâm”, là “hướng ngoại mà không còn có cảnh trí đối tượng”
– nên tất cả là hư ảo không thật hay hư hư thực thực, thân tâm trở thành “bãi chiến trường” “bất động tỉnh lặng”, mà trên đó ý thức là “người chiến binh” trong “cõi ta bà mộng bào ảo ảnh”
Thiền sư Kiếm sĩ Miyamoto Musashi, kiếm khách số một trong số hơn tám vạn Samurai đang tranh nhau thư hùng thời loạn lạc Nhật Bản thế kỷ thứ 16, với 129 trận thách đấu không một lần chiến bại, ông đã viết trong “Ngũ Đại Thư”:
“Thanh kiếm như một ngoại vật vô thường, có đó nhưng không đó; người múa kiếm như một tha nhân vô ngã, vừa có thật vừa không có thật; kiếm thuật như một nghệ thuật vô hình vô tướng; và các kiếm phái như cõi ta bà chứa đầy mộng ảo bào ảnh.”
***
“Thế giới ảo” Internet hay “mạng xã hội”, là ví dụ thành quả trí tuệ khoa học:
– từ cội nguồn vật chất “không hai” hay “nhất thể tồn tại”, của các “bit” nhị phân “0” và “1” hay “Không” và “Có”
– mà được biểu diễn, tổ hợp hay thể hiện thành các thành các “bite” hay “ngôn ngữ vô sinh”
– và từ “chiến binh vô sinh” ấy mà trí tuệ tạo tác nên công nghệ thông tin hiện đại; mà “thế giới ảo” có thể mở rộng, đồng nhất, song hành hoặc thay thế cho “thế giới thực” và “con người hữu sinh”
Một đạo sư nói về những giai tầng hay con đường hướng nội khám phá “bản thể tánh Không”:
“Trạng thái vật chất là trạng thái của tâm thức chưa tỉnh thức, chưa có sự sống. Sự sống là trạng thái tiếp theo- trạng thái ‘trước khi có ý thức’- trạng thái của cây cối, động vật, chim chóc.
Ý thức là trạng thái về cái ta đã nảy sinh. Cái-gọi-là tỉnh thức của bạn: mắt bạn mở nhưng mơ vẫn nhào lộn bên trong. Bạn vẫn còn say ngủ ngay cả khi bạn tỉnh thức, đây chỉ là trạng thái thứ ba.
Tự do xảy ra chỉ tại giai đoạn thứ tư, tâm không hiện hữu – tâm không của Phật, của Chúa Giê Su, không phải của hòn đá – không có trung tâm, không có cái ta trong đó; chỉ có tâm thức tinh khiết không bờ bến, vô hạn. Nó không có danh tướng. Nó là chân không, nó là trống không, suy nghĩ không cần đến, trực giác bắt đầu vận hành, trí huệ bắt đầu vận hành.
Đá thì vô ý thức đến nỗi tâm trí không thể có được. Tâm thức của Phật là tuyệt đối nên không cần đến tâm trí. Ngài sống toàn bộ đến nỗi tâm trí chẳng được dùng đến, chẳng được hỏi tới.
Nó ám chỉ một hiện tượng là bất kỳ cái gì bạn có thì không thực sự có thật, còn những gì bạn nghĩ bạn không có thì lại có! Trong chân không chân lý nảy sinh bởi vì không có gì cản trở, tất cả các ý tưởng giả tạo đều đã bị loại bỏ dọc đường.”
***
Theo Tôn Thất Bảo Toàn, Biden ca ngợi “thành công phi thường ở Afghanistan” “kết thúc cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ” “hoàn thành một trong những vụ vận chuyển hàng không lớn nhất trong lịch sử” “chỉ có Hoa Kỳ mới có năng lực, ý chí và khả năng để làm điều đó, và chúng tôi đã làm được điều đó ngày hôm nay”…
Không hiểu sao một tờ báo mạng của người Việt ở hải ngoại cũng đã có một bài với tựa đề là “Nhờ Biden, lần đầu tiên Mỹ có hoà bình trong 20 năm?”.
Có lẽ giống như “cơn sóng bão trong chén trà” – thực tại chỉ còn là sự manh mún, phiến diện, ngụy biện, giả tạo, độc tài, hèn yếu – qua cái nhìn trong vòng giới hạn của tâm trí bản ngã “cấp tiến thượng đẳng“ hay “lý tưởng xã nghĩa”(?!)
Những biểu hiện mới đây, cũng theo Tôn Thất Bảo Toàn:
“Chính quyền Biden được cho là đang ngăn chặn các nỗ lực giải cứu tư nhân từ các công dân Mỹ, người có thẻ xanh và những người xin Thị thực Nhập cư Đặc biệt (SIV) bay khỏi Afghanistan.
Fox News đưa tin: ‘Rick Clay, người điều hành nhóm cứu hộ tư nhân PlanB, nói với Fox News rằng Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất ngăn cản các chuyến bay mà anh đang tổ chức rời khỏi Afghanistan’.
Mạng lưới trao đổi cho biết họ nghĩ một phần lý do khiến chính quyền Biden ngăn chặn các chuyến bay là do họ cảm thấy xấu hổ khi các đơn vị tư nhân phải giải cứu người Mỹ vì chính quyền Biden đã thất bại.”
Theo Henry Quang Vũ:
“Sự chậm trễ của Bộ Ngoại giao đang gây nguy hiểm một cách liều lĩnh đến tính mạng của người Mỹ, ba cá nhân khác nhau tham gia vào nỗ lực di tản tư nhân nói với Fox News.
Tất cả cái mà Biden cần là điểm, ông ta không rảnh để lo đến mạng sống những tên Mỹ bá vơ chưa bao giờ ông ta gặp hay nghe nói tới.”
Sự hướng ngoại hay thân thiện với Trung Cộng gian ác, cũng như sự yếu hèn và vô trách nhiệm trốn chạy trước một Taliban khủng bố. Đó chắc chắn không phải là “góc nhìn” từ tổng thể bên ngoài hướng về cội nguồn đất nước và người dân. Lại càng không phải từ cội nguồn gốc rễ bên trong. Bởi “văn hoá phá hoại” những tượng đài lịch sử hay những giá trị bảo hiến, cũng như sự “cấp tiến thượng đẳng” và “lý tưởng xã nghĩa”, chỉ muốn chủ quan duy ý chí đảo ngược những thành công hay di sản tiền nhiệm từ TT Trump… Chính trường nước Mỹ hiện là một sự tỉnh thức vĩ đại của con đường hay nghệ thuật hướng nội, mà “thực” và “ảo” là “đổi chỗ”hay “chuyển xoay”.
Cả nước Mỹ và thế giới xoay quanh câu chuyện của một vị Tổng Thống và người dân đang bị tước đoạt sự công bằng và chân thật. Có lẽ cuộc bầu cử Tổng Thống gian lận này chỉ được chứng minh bằng hiện tại mọi chuyện đang diễn ra, cũng là một sự “xoay tâm chuyển cảnh” từ nơi “lăng kính cội nguồn”… Theo Trần Tuấn Sang:
“Nước Mỹ có một tay ‘hề’. Gã hay tấu hài. Hơi điên. Đôi khi quái gở. Nhưng gã chính là tiếng nói, giữa xã hội là một gánh xiếc lớn.
Chưa bao giờ hình ảnh một vị tổng thống Mỹ bị truyền thông gieo rắc thù hận đến vô lối như thế. Họ dùng những lời lẽ ghê tởm nhất để khắc họa TT Donald Trump.
Nhưng cũng chính gã, bất chấp sự cười nhạo, gã ‘hề’ xới tung cả chính trường Mỹ, lật mặt toàn bộ chính khách núp bóng vỏ bọc dân chủ và phơi bày bọn quái vật ẩn mình dưới đầm lầy. Thế nên gã bị ghét, thậm chí căm thù.
‘Gã hề’ mà ai cũng cho là ‘ngạo mạn’ ấy là một kẻ cúi đầu trước Chúa, trước lá cờ nước Mỹ, trước lời hứa làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Gã không đốt cờ. Gã không đứng trên nền pháp trị. Gã không tự cho mình là chân lý. Gã chỉ muốn viết tiếp giấc mơ Mỹ.
Phải chăng, cảm xúc yêu ghét đã che mờ hoàn toàn lý trí con người. Họ không thể nhìn nhận di sản của TT Donald Trump một cách công bằng, lăng kính của họ bị vẩn đục bởi chất chứa quá đỗi lòng thù ghét một cá nhân. Dù luôn miệng nói về dân chủ, nhưng họ sẵn sàng chà đạp giá trị mình theo đuổi bấy lâu để loại bỏ kẻ đối lập khỏi cuộc chơi.”
***
Sự “hợp nhất thực tại” là sự hợp nhất: – giữa thân tâm, con người hay xã hội, với tự nhiên hay nhân duyên
– là “tạo tác vô tâm” “không người tạo tác” hay Đạo “nhất thể không hai”
– cũng là sự “chuyển xoay thực tại” hay “nhất thiết duy tâm tạo”
Nghệ thuật cuộc sống là sự trả về con người chân thật chính mình – nơi “thế giới khép kín của những vòng tròn đồng tâm” – nơi cội nguồn của tồn tại vốn liên tục và bất động hay sẵn có và hằng hữu.
Đó là trên căn bản hướng nội khám phá bản thể tánh, không còn mục đích giới hạn hay mục tiêu tạm bợ. Nên chỉ còn năng lượng chú tâm duy nhất trên đối tượng cảnh vật vốn “không hai” với chủ thể tâm trí.
Hay nói cách khác, không còn giới hạn nơi tâm trí nghĩ suy hay định trước chấp trước.
Đó là trả về cho tự nhiên và nhân duyên hay thực tại sự việc tự vận hành. Cũng là sự song song song hành, song hành phân lập, hợp nhất “là một” – không còn liên hệ dính mắc nhị nguyên giữa tâm và vật, cảnh và trí, thân tâm và thế giới.
Nên lại có thể “chuyển xoay” cảnh sắc đối tượng từ “thực” về “ảo”, từ “vấn đề xác định” thành “trò chơi vô thường”, từ “người lớn” thành “đứa trẻ”, từ khó thành dễ, từ tiến trình thời gian thành sự kết thúc “bất động tĩnh lặng” hay hài hoà sẵn có…
Sâu rộng hơn, trong Kinh Lăng Nghiêm, Quán Thế Âm Bồ Tát cũng nói về sự “chuyển xoay thực tại tối hậu” qua Pháp môn Quán Âm:
“Bước đầu xoay sự nghe (chẳng chạy theo lục trần) mà quên cái đối tượng nghe. Dần dần tiến thêm, thì chủ thể nghe và đối tượng nghe đều hết; sự hết này cũng chẳng còn bám trụ.
Còn biết chẳng bám trụ thì còn chủ thể biết và đối tượng biết, nên phải Không cái chủ thể biết và đối tượng biết, thì sự Không giác ấy mới cực viên tròn đến cùng tột, cũng là nhập vào chỗ Không.
Nhập vào chỗ Không thì còn bám trụ nơi Không, nên chủ thể không và đối tượng không cũng phải tịch diệt. Chủ thể và đối tượng của Không mà tịch diệt thì tất cả sự sanh và diệt đều hết, thì tịch diệt hiện tiền thình lình siêu việt thế gian và xuất thế gian.”
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Thiện Võ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here