DIỄN TIẾN CUỘC DI TẢN TẠI AFGHANISTAN

0
241
Quân đội Mỹ và Anh bảo vệ chiến dịch di tản tại sân bay Kabul, Afghanistan, ngày 20/08/2021. AP

Một trong những vấn đề được xem là no1nh nhất hiện nay đó là di tản người tại Afghanisan.
Hôm 23/8, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris cho biết trong chuyến thăm Singapore rằng Hoa Kỳ đang tập trung vào các nỗ lực di tản đang diễn ra ở Afghanistan và cam kết Biển Đông thông thoáng, theo Reuters.
Vấn đề được đặt ra là những người tại Afghanistan sẽ đi về đầu, và đến ngày 31/8/2021 là thời hạn chót quân đội hoàn thành việc rút quân, liệu Hoa Kỳ có hoàn tất được việc di tản

EU kêu gọi các nước thành viên đón nhận người tị nạn Afghanistan

Cùng với thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez, bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen và ông Charles Michel chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, hôm 21/08/2021, đã đến thăm trung tâm tiếp nhận công dân Liên Hiệp Châu Âu từ Kabul về cũng như kiều dân Afghanistan được di tản, đặt ngay tại sân bay Torrejon de Ardoz, phía đông Madrid.
Dù chiến dịch di tản đang gặp nhiều trở ngại ở Kabul, các chuyến bay trở người di tản về châu Âu vẫn còn thưa thớt, các lãnh đạo châu Âu muốn thuyết phục các nước thành viên hãy đón nhận người tị nạn Afghanistan trong thời gian tới.
Theo nhà báo François Musseau tại Madrid tường trình :
« Ba nhà lãnh đạo đã đưa ra thông điệp chung : Thời gian hai mươi năm Afghanistan sống trong vòng ảnh hưởng của phương Tây đã không diễn ra vô ích. Nói cách khác, theo thủ tướng Pedro Sanchez, việc phe Taliban nắm quyền sẽ không có ảnh hưởng gì đến chuyện tiền bạc năng lượng đã được chi cho sự ổn định an ninh, phồn thịnh và phát triển của đất nước này. Rất đông người Afghanistan, nhất là phụ nữ đã có thể được học hành và điều này không dễ gì loại bỏ được.
Liệu có lạc quan quá không ? Dù gì thì đó cũng là ý kiến của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen trong khi đến thăm một trại tiếp nhận người tị nạn có sức chứa 800 người : “Toàn bộ giai đoạn từ sau khi chế độ Taliban chấm dứt năm 2001 cũng đã có ích, mọi nỗ lực đó sẽ để lại dấu ấn”.
Đồng thời, bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khẳng định không hề có tiếp xúc chính trị nào với Taliban và không có chuyện Châu Âu rót dù chỉ 1 euro cứu trợ nhân đạo cho một chế độ như bà nói là không tôn trọng nhân quyền ».

“Không thể di tản hết” đến ngày 31/08

Hôm 21/08, lãnh đạo Ngoại Giao Châu Âu, Josep Borrell đánh gia là «không thể» sơ tán tất cả các cộng tác viên người Afghanistan từ nay đến ngày 31/08. Ông cho rằng chính những biện pháp an ninh của Hoa Kỳ tại sân bay Kabul đã cản trở chiến dịch di tản người khỏi Afghanistan hiện nay.
Chính quyền Mỹ ấn định đến ngày 31/08 sẽ rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan, đồng thời dự tính di tản hơn 30 nghìn người Mỹ và dân thường Afghanistan.
Riêng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Kabul có tổng cộng 400 cộng tác viên người Afghanistan cùng gia đình của họ. Đó chỉ là số người đang làm việc cho đại diện EU, còn trong 20 năm qua số cộng tác viên của EU tại chỗ rất đông.
Liên Âu đã hứa di tản các công tác viên Afghanistan và gia đình họ, nhưng đến giờ mới chỉ có 150 người tới Tây Ban Nha. Pháp những ngày qua cũng đã cố gắng di tản qua 5 chuyến không vận, mỗi chuyến có trên dưới 100 người, gồm công dân Pháp và nhân viên người Afghanistan cùng với gia đình họ về Paris.

Australia, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ di tản công dân tại Afghanistan

Ngoại trưởng Australia Marise Payne ngày 23/8 thông báo nước này sẵn sàng hỗ trợ công tác sơ tán đang được triển khai tại Afghanistan sau ngày 31/8 nếu Mỹ quyết định trì hoãn việc rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Chia sẻ với báo giới tại Canberra, ông Payne cho biết Australia sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ các chuyến bay giải cứu tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul.
Tuy nhiên, ông không đề cập cụ thể liệu 250 quân nhân mà nước này triển khai tới Afghanistan để hỗ trợ có tiếp tục ở lại Kabul hay không nếu công tác sơ tán kéo dài.
Chính phủ Australia đang chịu nhiều sức ép trong công tác giải cứu công dân Australia và người Afghanistan đã hỗ trợ quân đội nước này trong 20 năm hiện diện tại đây.
Tuy nhiên, Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo “dường như không thể” giải cứu toàn bộ người Afghanistan đã hỗ trợ, mà chỉ có thể cấp thị thực cho khoảng 3.000 người theo chương trình visa nhân đạo hiện có của nước này.
Trong diễn biến liên quan, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 23/8 thông báo sẽ cử một máy bay quân sự tới Afghanistan để đưa công dân về nước, cùng các nhân viên Afghanistan làm việc tại Đại sứ quán Nhật Bản hoặc phái bộ của Nhật Bản tại nước này.
Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, nhiều nước đã nhanh chóng đưa quân tới Afghanistan hỗ trợ công tác sơ tán tại sân bay Hamid Karzai.
Trong tuyên bố ngày 22/8, Tổng thống Mỹ Biden nhận định tình hình tại sân bay này đang nguy hiểm. Trong ngày 20/8, tình trạng tắc nghẽn đã xảy ra và nhiều chuyến bay sơ tán chỉ được nối lại sau nhiều giờ.

Mỹ có thể duy trì quân đội tại phi trường Kabul sau ngày 31/08

Tổng thống Joe Biden một lần nữa lên tiếng về tình hình hỗn loạn tại Afghanistan. Vẫn hy vọng hoàn tất rút quân trước ngày 31/08/2021, nhưng dưới áp lực của các nước đồng minh, Nhà Trắng để ngỏ khả năng quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện tại phi trường Kabul để bảo đảm công tác di tản.
Theo lời tổng thống Biden, từ khi Kabul rơi vào tay quân Taliban hôm 15/08/2021, Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho hơn 30.000 người sơ tán khỏi Afghanistan. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại Washington hy vọng đưa được 15.000 công dân Mỹ và trên dưới 60.000 người Afghanistan từng cộng tác với phương Tây ra khỏi nước này.
Thủ tướng Anh, Boris Johnson, trong cương vị chủ tịch luân phiên nhóm G7, thông báo cuộc họp của nhóm này về Afghanistan sẽ diễn ra trực tuyến vào ngày 24/08/2021.
Bảy cường quốc công nghiệp trên thế giới họp phối hợp các chiến dịch di tản “an toàn”, tránh để xảy ra một cuộc “khủng hoảng nhân đạo”. Trước đó, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu, Josep Borrell, đánh giá các chương trình di tản “không thể hoàn tất trước thời hạn 31/08/2021” và hy vọng Mỹ sẽ “thay đổi lập trường” ở lại Afghanistan sau kỳ hạn nói trên nhằm bảo đảm an ninh cho các chương trình di tản. Nhiều tổ chức nhân quyền cũng đưa ra những lời kêu gọi theo hướng này.
Trong bối cảnh đó, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết đang “tiến hành đàm phán” về khả năng kéo dài sự hiện diện của quân đội Mỹ tại sân bay Kabul sau ngày 31/08/2021 để hoàn tất chiến dịch sơ tán các công dân Hoa Kỳ và phương Tây, cũng như hàng chục ngàn người Afghanistan từng cộng tác với liên quân quốc tế, với chế độ Kabul. Sinh mạng của những người này bị Taliban đe dọa.
Vào lúc chiến dịch di tản đang tiếp diễn trong bầu không khí hỗn loạn, nguyên thủ quốc gia Mỹ thông báo huy động khoảng 20 máy bay hàng không dân dụng cho mục tiêu này. Các chuyến bay nói trên nhằm đưa những người đã được sơ tán khỏi Kabul và những ai đã đến được các căn cứ quân sự của Mỹ đi định cư tại một quốc gia khác. Một lần nữa tổng thống Biden nhấn mạnh đây là một chiến dịch nguy hiểm. Quân đội Mỹ sẽ phải mở rộng địa bàn để bảo đảm an ninh chung quanh sân bay Kabul. Ông Biden cho biết “các điều kiện an ninh đang chuyển biến nhanh chóng. Quân khủng bố có thể lợi dụng tình thế để nhắm vào người Afghanistan hay các quân nhân Mỹ. Chúng ta phải đề cao cảnh giác đề phòng trước mọi đe dọa”.
Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here