Võ Văn Bằng
Bà Huyện Thanh Quan là tên của chồng, bà tên Nguyển thị Hinh người làng Nghi Tâm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay là thành phố Hà Nội. Bà là một nhà thơ nổi tiếng trong thời cận đại cùng thế hệ với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
Chồng của bà là ông Lưu Văn Uẩn, sinh năm 1804, đậu cử nhân năm 1828 và được bổ làm tri huyện Thanh Quan nên từ đó bà được gọi là bà Huyện Thanh Quan. Bà nổi tiếng là một nữ sĩ học rộng, tài cao, được vua Minh Mạng mời vào Kinh Đô Huế dạy học cho các cung phi và công chúa. Bà đã để lại sáu bài thơ nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như bài : Qua Đèo Ngang. Thanh Long hoài cỗ, chùa Trấn Quốc…với những từ ngữ trang trọng, điển tích thâm sâu, gói gém tình yêu đất nước đậm đà.
Qua Đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miêng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mãnh tình riêng, ta với ta”
Đèo Ngang ở ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tỉnh, nằm trên dãy Hoành Sơn (đoạn dãy Trường Sơn chạy ra biển Đông” .
Nơi đây Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-158) đã để lại một lời “sấm”, nay đã trở thành sự thật:
“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân “
(Một dãy Hoàng Sơn, dung thân muôn đời)
Tưởng cũng nên nhắc lại một chứng tích lịch sử về thời vua Lê chúa Trịnh: Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh đã tạo nên một sự biến động lớn lao để đưa Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa năm 1558 nơi “châu Ô ác địa” xem như đi đày. Và, cũng nhờ thế mà lịch sử Viêt Nam chúng ta mở ra một trang sử mới, đất nước đã được mở rộng tận phương Nam (Nam tiến) Trở lại với bài thơ “Qua Đèo Ngang”, chúng ta có cảm tưởng như cùng đi với tác giả qua đèo Ngang ngắm cảnh … Ngay câu đầu, tác giả đã xác đinh thời gian và không gian , cảnh vật nơi đèo heo hút gió, chỉ trơ trọi cỏ cây chen lá, đá chen hoa. Và, nhìn thấy phía chân núi vài chú tiều phu đang lom khom bước. Về phía bên kia sông lác đác có mấy quán chợ.
Hai câu kết:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mãnh tình riêng, ta với ta !”
Đẹp như một bức tranh thủy mặc, nhẹ nhàng, trong sáng, từ cái nhìn cảnh vật đã quyện vào lòng bà nỗi hoài vọng u uẩn trong lòng :
“Nhớ nước đau lòng con quốc quôc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. “Quốc quốc” hay “cuốc cuốc” là tiếng chim Đỗ Quyên mà trong văn chương Trung Hoa cũng như Việt Nam thường dùng tiếng ấy để nói lên lòng yêu nước, thương nòi như câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du:
“Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên…
Chim “Cuốc” có nhiều ở nông thôn Việt Nam, một loài chim nhò, có đầu hơi cong, miệng to, đuôi dài, lông lưng màu tro, bụng trắng có một đường đen thẳng ngang. Nó thường lủi trong bụi rậm, dưới ao sâu hoặc bờ hồ. Cuối xuân sang hè thì nó bắt đầu kêu vào các đêm trăng, giọng kêu buồn thảm! “Thục Đế” là vua nước Thục, tên là Đỗ Vũ.
Vua thấy vợ của một bề tôi là Biết Linh người rất đẹp nên tìm cách thông dâm. Tức giận Biệt linh tìm cách ám hại bằng cách mưu tính với vợ: “nhường vợ để đổi ngôi”. Đỗ Vũ mê vợ hơn ngài vàng nên đồng ý. Chẳng bao lâu vợ của Biệt Linh trở về sống với chàng. Thế là Vũ Đế đã mất ngai vàng nay lại mất luôn cả vợ. Ông ta buồn rầu, nhục nhã, vào rừng ở và luôn luôn nhớ nước, hối tiếc ngai vàng nên khi chết hóa thành chim Đỗ Quyên, ngày đêm kêu “cuốc cuốc!”. Còn chữ “Gia gia” của câu thơ thứ bảy đối với “Quốc quốc” của câu thơ thứ sáu, tác giả muốn dùng âm thanh “tên của loãi chim cuốc và chim đa ghép lại thành “Quốc gia”, một cách chơi chữ có ý nghĩa!
Ngoài điển tích về “con Quốc quốc”, còn con chim Đa đa cũng như chim Cuốc đều có một ý nghĩa cao đẹp, phát sinh từ điển tích hay tương truyền trong dân gian : “Cuốc thường đi ăn đêm và đi từng cặp vợ chồng “con đực và cái” không rời nhau nhưng mỗi kh bị lac đường, chúng đi tìm nhau bằng giọng kêu rất não nuột cho đến sáng sớm, cũng không tìm được nhau và cuối cùng bị đứt cổ họng, trào máu ra miệng rồi chết!
Nhà thơ Nguyễn Khuyến “1835-1909” cũng có bài thơ:
Cuốc kêu cảm hứng
“Khắc khoải sầu đưa giọng lững lơ
Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
Đêm đêm ròng rã kêu ai đó
Giục khách giang hồ, dạ ngẫn ngơ”.
Nói tóm lại, tiếng Cuốc trong sách vở cũng như ngoài đời đều biểu trưng cho lòng yêu nước, thương nòi. Bà Huyện Thanh Quan là một trong môn phái hoài cổ đã để lộ nét bút qua bài thơ dưới đây:
Thăng Long Thành Hoài Cổ:
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thâm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cỗ
Cảnh đây, người đây luốn đoạn trường!”
Thăng Long là một cố đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung Hưng (1010-1788).
Năm 1010 ,tương truyền rằng khi vua Lý Công Uẩn dời Kinh Đô Hoa Lư đến Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi Kinh đô mới là “Thăng Long” nghĩa là “Rồng bay lên”. Năm 1805, sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, nhà Nguyễn dời Kinh Đô về Phú Xuân “Huế”và cho phá thành Thăng Long để xây cất khu thương mãi theo kiểu Tây phương. Đến đời vua Minh Mạng đổi Bắc thành Tổng Trấn thành tỉnh Hà Nội “1831”.
Sau khi dời Kinh Đô Thanh Long vào Thuận Hóa, một số nhân sĩ địa phương nhất là các văn nhân, thi sĩ không khỏi luyến tiếc mãnh đất “Ngàn năm văn vật” đã nhiều Vương Triều dày công xây dựng. Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nhân vật chống đối qua thơ văn, nhưng nhờ sự khôn khéo và tế nhị của bà trong lời thơ mà Vua triều Nguyễn phải nể nang . Bài thơ “Thanh Long Thành hoài cỗ” như một lời than vãn và nỗi lo lắng không biết sự thay đổi kinh đô ấy có còn giữ lại nguồn gốc hào hùng của dân tộc mà các vị vua trước đã gìn giữ và phát huy: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm cảnh cũ soi kim cỗ
Cảnh đấy người đây luốn đoạn trường.
Bà Huyện Thanh Quang cũng như các văn nhân thi sĩ cùng thế hệ có tư tưởng bảo thủ hoặc tân tiến nên có những xu hướng khác nhau trong văn chương. Bà Huyện Thanh Quan muốn duy trì chế độ cũ, tức là chế độ Phong Kiến, đã một thời gây nền dộc lập như triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và nhà hậu Lê. Bà đã nói lên tâm trạng của bà trong bốn câu thơ cuối của bài thơ hoài cổ:
“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm cảnh cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây, luốn đoạn trường
Cảnh là cảnh đổ nát vì thay đổi kinh đô cũ Thanh Long và người dây là bà Huyện Thanh Quan, đang nhìn cảnh mà đau lòng, đứt ruột!
Bà đã dùng chữ “đoạn trường” tức là đứt ruột trong điễn tích: “Hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên” như đã trình bày ở phần trên. Về xu hướng của cụ Nguyễn Du được tỏ rõ qua tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh” mà cụ đã dich ra tiếng Việt từ sách “Kim, Vân, Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở bên Tàu lúc cụ đi sứ sang đó năm 1814. Tuy cụ lấy cốt truyện với nhân vật có trong lịch sử củaTrung Hoa như Quan Tổng Đốc Hồ Tôn Hiến, tướng Từ Hải ly khai với Triều đình, gia đình của Vương Ông gồm có Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cùng với những nhân vật khác ở trong xã hội thối nát đươngthời. Tuy nhiên cụ không dịch sát nghĩa mà theo tinh thần chọn lọc của cụ để gởi gấm tâm sự của mình vào các nhân vật đó. Do đó “Truyện Kiều của Nguyễn Du” xem như Việt hóa …Còn tư tưởng của bà Huyện Thanh Quang thì bộc trực hơn, nghĩ gì nói nấy với ngôn từ thanh nhã và tế nhị.