
Người Việt Nam có câu nói rất hay ‘chó sủa là cho không cắn’.
Trong một động thái mới nhất, Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tập trận lớn trên Biển Đông từ 6-10/8. Trước đó, hôm 4/8, Cục hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo cấm tàu bè ra vào một khu vực rộng hơn 100.000km2 ở bắc Biển Đông để Trung Quốc tập trận quân sự. ‘Vùng cấm’ mà Trung Quốc đặt ra trải dài từ vùng biển ngoài khơi phía đông nam đảo Hải Nam đến vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa), có nghĩa là khu vực tập trận còn lớn hơn cả đảo Hải Nam, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Trong một động thái hiếm hoi hơn, chính quyền cộng sản dám lên tiếng
phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc. OBAMA CARE MS Van Quach |Lic 0I32472 Tất nhiên, điều gì cũng phải có lý do, gần đây Việt Nam được cho là một trong những ‘đối tác chiến lược’ mà Hoa Kỳ đã chọn trong chiến lược chung chống Trung Quốc.
Hoa Kỳ chứng tỏ khả năng giải quyết mọi thách thức cùng lúc tại nhiều nơi trên thế giới
Hôm 3/8/2021, Mỹ đã khởi động cuộc tập trận hải quân và đổ bộ 2021 được coi là lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh. Động thái này nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc, theo hãng truyền thông quân sự Mỹ Stars and Stripes.
Với sự tham gia của các đơn vị tác chiến ở 17 múi giờ khác nhau, Mỹ muốn thông qua cuộc tập trận này cho thấy Mỹ có thể đồng thời giải quyết các thách thức ở Biển Đen, đông Địa Trung Hải, Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời chặn đứng nỗ lực dàn mỏng lực lượng quân sự của mình, và Mỹ có thể ngăn cản Trung Quốc thống nhất Đài Loan hoặc chiếm quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản đang kiểm soát, theo James R. Holmes, Chủ tịch J.C. Wylie về Chiến lược Hàng hải tại U.S. Naval War College, Newport, R.I.
Cuộc tập trận cũng nhằm kiểm tra các phương pháp và công nghệ vận hành của Hoa Kỳ, chẳng hạn như giảm các tàu lớn và các hệ thống cao cấp để tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh và hiệu quả , được thiết kế để chịu tổn thất và tiếp tục chiến đấu mà không phải chịu các tác động đáng kể nào.
Khoảng 36 tàu tham gia cuộc tập trận. Sáu đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân và Thủy quân lục chiến, năm đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Các lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ và ba đơn vị thuộc Lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến sẽ tham gia.
Chiến lược phong tỏa và bao vây của Hoa Kỳ tại biển Đông
Công bằng mà nói, nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ đơn độc, nhưng Hoa Kỳ có hàng loạt đồng minh.
Cụ thể, trước đó, một nhóm tàu chiến của Anh đã có chuyến thăm các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á từ hạ tuần tháng 7/2021.
Đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông của Anh có sự hiện diện của Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth
Đây là đội tác chiến tàu sân bay của hải quân Anh, do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.
Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành tập trận với Hải quân Singapore và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nêu rõ ý định thực hiện cuộc tập trận “Tự do hàng hải” trên Biển Đông.
Hành động của các tàu chiến thuộc Hải quân Mỹ và Anh rõ ràng thách thức những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua việc di chuyển qua khu vực một cách có chủ đích. Song song đó, cũng hôm 03/08/2021, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo khởi động một cuộc “đối thoại chiến lược” giữa Hoa Kỳ với Indonesia. Hai nước cam kết sẽ hợp tác với nhau trên nhiều vấn đề, trong đó có việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, ông Blinken thông báo như trên sau khi tiếp ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tại Washington. Hai nước đã thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” từ năm 2015, nhưng theo lời ngoại trưởng Mỹ trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Marsudi, mãi cho đến nay, hai nước mới thật sự khởi động đối thoại chiến lược. Reuters trích thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trong cuộc gặp, ông Blinken và bà Marsudi đã “bày tỏ quan điểm chung về an ninh hàng hải” và cam kết “bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời tiếp tục cộng tác với nhau về an ninh mạng và ngăn ngừa tội phạm trên mạng”.
Indonesia là quốc gia lớn nhất trong 10 thành viên ASEAN, một khối mà Washington hiện nay xem là có vai trò chủ chốt trong nỗ lực tạo đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực châu Á. Cuộc thảo luận với ngoại trưởng Indonesia Marsudi diễn ra trước cuộc họp trực tuyến giữa ngoại trưởng Mỹ Blinken với các đồng nhiệm ASEAN trong tuần này. Cuộc họp được xem là một trong những nỗ lực của Washington nhằm thúc đẩy các nước Đông Nam Á hợp lực với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc.
Hồi cuối tháng t/2021, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin cũng đã có chuyến công du Đông Nam Á, chuyến đi này được giới quan sát cho là có chủ đích nhằm chống lại Trung Quốc.
Ngoài ra, ngày 2/8/2021, hãng tin CNN dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết một nhóm tàu tác chiến của Ấn Đốn sẽ đến Biển Đông, trong khuôn khổ các cuộc tập trận Bộ Tứ với Mỹ, Nhật, Úc, kéo dài hai tháng.
Các chiến hạm sẽ lên đường vào đầu tháng, gồm một khu trục hạm tên lửa dẫn đường, hai tàu hộ vệ trang bị hỏa tiễn và một tàu chống tảu ngầm. Tàu chiến Ấn Độ sẽ tham gia một loạt cuộc tập trận trong đó có Malabar 2021 với Hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc.
Trong các cuộc tập trận song phương khác, các chiến hạm Ấn Độ sẽ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước ven Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia và Singapore. Theo bộ Quốc Phòng Ấn Độ, sáng kiến này giúp « tăng cường khả năng phối hợp giữa Hải quân Ấn Độ và các nước bạn bè, dựa vào những lợi ích chung trên biển và cam kết bảo vệ tự do hàng hải ».
Chuyên gia Collin Koh ở Singapore nhận định đây là sự hiện diện rõ nét nhất của Hải quân Ấn Độ tại phía đông eo biển Malacca.
Cho dù ở bên ngoài giới hạn 12 hải lý của các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng, nhưng đợt triển khai này cho thấy New Delhi muốn tỏ dấu hiệu tham gia mạnh mẽ hơn vào các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Tây Thái Bình Dương.
Câu hỏi đặt ra ở đây liệu với sức mạnh của Trung Quốc có đủ sức để chống lại nhiều quốc gia có lợi ích ở biển Đông, nếu thực sự xảy ra chiến tranh.
Phuong Nghi (tổng hợp)