CHÂN DUNG GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC QUA VỤ LŨ LỤT

0
287
Dư luận đặt câu hỏi trong khi thảm hoạ ở Hà Nam khiến cả Trung Quốc bàng hoàng, tại sao ông Tập không đến khu vực chịu thiên tai mà lại đến Tây Tạng xa xôi? (nguồn DKN)

Trong gia đình, người cha người chồng được xem là người ‘đứng mũi chịu sào’. đối Với quốc gia thì người đứng đầu và những người lãnh đạo cao nhất là những người phải chịu trách nhiệm.
Tạm gác qua mọi quan điểm chính trị, mới đây tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) xảy ra một trận lũ lụt. Nếu quả thực đây là thiên tai thì con người đành bó tay.
Tập Cân Bình hay bất cứ ai trên thế giới thì cũng chỉ là con người không thể chống lại thiên tai. Con người chỉ có thể cố gắng làm giảm thiểu thiệt hại, hoặc cố gắng khắc phục hậu quả khi thảm họa xảy ra.
Thế nhưng, qua vụ lũ lụt tại tỉnh Hà Nam, cách hành xử của giới cầm quyền Bắc Kinh khiến người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Thay vì, công bố sự thật để người dân có thể biết rõ mức độ nguy hiểm của lũ lụt để tìm cách ứng phó, ngược lại dường như chính quyền Trung cộng (TC) đang cố tình dấu giếm khiến dư luận đặt dấu hỏi sự thật trận lũ lụt này là do thiên tai hay do tham vọng của một số lãnh đạo cầm quyền đã gây ra thảm họa này.
Sau khi lũ lụt xảy ra, chính quyền Trung Quốc công bố số liệu có ít nhất 58 người chết, nhưng dư luận lại đang đặt nghi vấn về con số nạn nhân được công bố là không chính xác.

Thảm cảnh sau trận lũ

“Tôi đã mất tất cả. Mọi thứ đều bị cuốn trôi hết”, một người trung niên nói với truyền thông và bật khóc.
Không ít người hầu như không được ăn suốt nhiều ngày qua. Nước, điện và mạng điện thoại bị gián đoạn sau thiên tai.
“Mihe từng là một thị trấn sôi động, thịnh vượng, nhưng giờ đây nó hoàn toàn đổ nát”, một sinh viên đại học họ Du 22 tuổi nói với Hãng tin AFP.
Phóng viên AFP đi cùng một nhóm tình nguyện ở tỉnh Hà Nam. Với những chiếc xe chở đầy thức ăn, nước uống và vật dụng, đội cứu hộ tình nguyện Bầu trời xanh đã đến thị trấn Mihe hôm qua 22-7.
Tình nguyện viên Wang Lang cho biết họ tới thị trấn theo lời kêu gọi của lực lượng cứu hỏa địa phương nhằm giải cứu cư dân mắc kẹt, sơ tán dân và vớt xác người bị nạn.
Cho tới nay, đã có 33 người chết tại tỉnh Hà Nam trong trận lũ lụt. Con số này dự kiến sẽ tăng lên khi mưa giảm dần và các hoạt động cứu hộ triển khai mạnh hơn ở các khu vực đông dân cư.
Hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng trong mưa lũ trên khắp tỉnh Hà Nam. Đất nông nghiệp bị tàn phá, giao thông tê liệt. Những người cứu hộ với mũ và xẻng phải chiến đấu với lớp bùn sâu ít nhất 30cm.
Hãng tin AFP cho biết một sinh viên trong tỉnh đã lập bảng tính rồi chia sẻ, nhằm liệt kê danh tính những người thân bị mất tích.
Danh sách được chia sẻ trên mạng xã hội và nhanh chóng tăng lên hàng trăm cái tên.
“Chúng tôi không thể sơ tán kịp thời vì bà tôi tàn tật và không thể ra khỏi nhà”, học sinh 16 tuổi tên Zhang cho biết. Ngôi nhà của Zhang đã bị ngập hoàn toàn.
“Tôi đã rất sợ mình có thể bị chết đuối”, Zhang nói.
Vào ngày 28/7, một đoạn video quay tại khu tưởng niệm các nạn nhân ở ga Sa Khẩu thuộc tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu đã được đăng tải lên Twitter.
Một cặp chị em kể cho những người xung quanh trải nghiệm đau đớn của họ khi bị mắc kẹt trong tàu điện ngầm.
Một người nói: “Em gái tôi và tôi đã được cứu khỏi toa cuối cùng, chúng tôi là những người sống sót duy nhất. Tôi đã tự mình bơi về phía trước khi nước ngập đến cổ và sống sót. Điều đó có nghĩa là, ngoại trừ trường hợp của chúng tôi, tất cả hành khách trên toa cuối cùng đều thiệt mạng”.
Người dân tên Giới Lập Kiến đã tức giận nói: “Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dù có bị ngàn đao vạn kiếm cũng không thể giải được nỗi hận thấu tim này. Đem tiêu hủy sạch sẽ những gì còn lại của sinh mệnh người dân thành tro cốt. ĐCSTQ là ác quỷ”

Phóng viên nước ngoài đưa tin về lũ Trung Quốc bị dọa giết

Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) ngày 27-7 cho biết nhiều thành viên của hội đã bị cản trở, bị chửi bới khi tác nghiệp tại Trịnh Châu – nơi vừa trải qua đợt mưa lũ lịch sử. Một số người bị truy lùng và bị dọa giết.
Trong thông cáo ngày 27-7, FCCC cho biết các phóng viên nước ngoài đang đối mặt với tâm lý thù địch của nhiều người Trung Quốc. Tổ chức này cũng cáo buộc một số cơ quan và truyền thông nhà nước cộng sản Trung Quốc cổ vũ các hành động cản trở, quấy rối phóng viên nước ngoài.
Người Trung Quốc làm việc cho các hãng thông tấn nước ngoài cũng bị đe dọa, một số người bị chửi là “phản quốc” trên mạng xã hội, theo FCCC.
Theo báo The Guardian, sự giận dữ của người Trung Quốc dường như bắt nguồn từ các bản tin của báo đài nước ngoài về tình hình mưa lũ tại Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam. Khu vực này vừa trải qua đợt mưa lũ lịch sử khiến hơn 70 người thiệt mạng, 13 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại vật chất hàng tỉ USD.
Các phóng viên của Los Angeles Times và Deutsche Welle của Đức đã phải đối mặt với một đám đông giận dữ khi tác nghiệp tại Trịnh Châu hôm 24-7. Một số phóng viên khác cũng chia sẻ họ gặp tình huống tương tự khi tác nghiệp về tình hình mưa lũ tại Trung Quốc.
Phóng viên Alice Su cho biết cô đang ở tại một khu vực có chợ dưới lòng đất và lắng nghe chia sẻ của những người buôn bán tại đây thì bị đám đông “tập kích”. Phóng viên Mathias Boelinger mô tả đám đông đã chửi bới và xô đẩy anh, cáo buộc anh “bôi nhọ Trung Quốc”.
Boelinger cho biết dường như đám đông đã nhầm lẫn anh với phóng viên Robin Brant của đài BBC và cho rằng có một chiến dịch “săn lùng các phóng viên BBC” đang diễn ra tại Trung Quốc.
Đoạn video ghi lại cảnh “đối đầu” với hai phóng viên Su và Boelinger đã được xem hơn 27 triệu lần trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Một phụ nữ được cho là nhà báo Trung Quốc tìm cách làm giảm căng thẳng cũng bị cư dân mạng Trung Quốc “ném đá”.
Nhiều bình luận đe dọa, đòi trục xuất các phóng viên nước ngoài xuất hiện cùng với các thông tin cá nhân của họ, theo The Guardian. Trong thông cáo ngày 27-7, FCCC cho biết các phóng viên của BBC và Los Angeles Times đã nhận được các tin nhắn dọa giết sau sự việc ngày 24-7.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời các yêu cầu bình luận của Hãng Reuters.
Trong diễn tiến mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết hôm 29/7 rằng Mỹ “quan ngại sâu sắc về tình trạng theo dõi, quấy rối và đe dọa ngày càng gay gắt nhằm vào các nhà báo Mỹ và các nhà báo nước ngoài khác” khi họ đưa tin về trận lũ lụt gần đây ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc.

Thực chất vấn đề lũ lụt tại tỉnh Hà Nam là gì?

Sau khi trận lũ được cho là lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, có dư luận cho rằng do bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, hồ chứa Thường Trang ở Trung Mâu, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam có nguy cơ bị vỡ đường ống.
Để bảo vệ hồ chứa nước Trường Trang, nhà chức trách quyết định xả lũ ở hạ du vào lúc 10h30 ngày 20/7. Động thái này có thể đã dẫn đến lũ lụt chưa từng có ở Trịnh Châu.
Nghi vấn này, cho đến nay vẫn chưa có gì là chắc chắn, tuy nhiên cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh khiến người ta tìn rằng, vụ lũ lụt tại tỉnh Hà Nam vừa qua ít nhiều là do bàn tay của con người và cách giải quyết yếu kém của giới lãnh đạo TQ
Phuong Nghi (tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here