KIỀU MẮC LỪA SỞ KHANH

0
446

Võ Văn Bằng

Tiếp theo số 672 và hết

Nàng Kiều đã bị Mã Giám Sinh lừa dối, mua Kiều làm vợ, rồi sau đó giao nàng cho mụ Tú Bà để làm gái mãi dâm. Nàng không chịu nên phải tự vẩn nhưng được cứu sống và sau đó Tú bà đưa Kiều vào lầu Ngưng Bích để tỉnh dưỡng và hứa sẽ kiếm cho Kiều một tấm chồng đàng hoàng.
Sự thật, Tú Bà không phải người tốt bụng đối với Kiều mà là một mưu lược để dụ bắt Kiều phải vào lâu xanh với cái tên “Lầu Ngưng Bích khóa xuân”, có nghĩa tuổi trẻ đang bị giam trong lầu qua điển tích “ Một nền Đồng Tước, khóa xuân hai Kiều”:
Đời Tam Quốc ( 220-280) chúa Ngụy là Tào Tháo cho xây đền Đồng Tước và tuyển chọn gái đẹp, nhưng Tào Tháo vẫn chưa vừa lòng!
Một hôm, nhân lúc uống rượu quá chén, Tháo nói với các quan: “Nếu chiếm được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng quốc sắc là đại Kiều và Tiểu Kiều về sống với ta trong tuổi già ở đài Đồng Tước”…nên tác giả mượn điển tích trên để nói đến hai người con gái đẹp của gia đình họ Vương và hiên nay Thúy Kiều đang bị khóa lại trong lầu Ngưng Bích của mụ Tú bà. Nàng ở trong tâm trạng sầu khổ, tuyệt vọng đang nhìn ra dãy núi xa vời vợi, chỉ có ánh trăng chiếu lại gần như để an ủi, chia sẻ với nàng trong lúc buồn bã, cô đơn.
Nhà văn Tiên Điền đã dệt nên một bức tranh sống động như hòa quyện vào nhau giữa tình và cảnh để chia sẻ nổi niềm của nàng.
Qua nét bút nghệ thuật độc đáo của cụ Nguyễn Du đã lột hết tâm tư của Kiều khi gặp cảnh bế tắt, cùng đường, thường nương dựa vào một hình ảnh cao xa, nhiệm mầu. Kiều đã chớp lấy ánh trăng để soi sáng tâm hồn của mình, trở về với hiện tại, những hình ảnh cha mẹ và nhất là nỗi ray rức, đau buồn nghĩ về đến Kim Trọng, một người tình đã đồng tâm nguyện ước dưới trăng! bây giờ chàng ở chân trời. nàng ở góc biển, biết bao giờ tấm son nầy gọt rửa cho phai!
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gọt rửa bao gờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?
Xót thương người tựa cửa hôm mai là cha mẹ, luôn trông ngóng con trở về nhà đến mòn con mắt…Và giờ đây, thiếu vắng người con săn sóc bên cạnh cha mẹ những lúc nồng thì quạt mát, lúc lạnh lẽo thì ấp ấm!
Cụ Nguyễn Du đã dùng điển tích về “Sân Lai” và “gốc Tử” để nói lên lòng hiếu thảo của Thúy Kiều đối với cha mẹ:
Lúc xưa. Lão Lai đã trên 70 tuổi và cha mẹ vẫn còn sống. Mỗi lần thấy cha mẹ buồn, ông ra sân múa, hát làm trò hề cho cha mẹ xem. Hết màn nầy đến màn khác, như đến ôm gốc cây Tử mà nũng nịu, có lúc giả té xuống đất rồi khóc lóc, bắt cha mẹ phải dỗ dành như đứa trẻ lên ba, khiến mọi người đều cười rộ lên!
Cái phong phú của truyện Kiều mà cụ Nguyển Du đã dệt nên từ những nhân vật lịch sử bên Tàu trong thời Gia Tỉnh Triều
Minh như Hồ Tôn Hiến, Từ Hãi, Thúy Kiều, Kim Trọng …mỗi nhân vật đóng một vai trò đặc biệt, biểu trưng cho xu hướng khác nhau của đương thời nhưng nhờ tài khéo léo của tác giả đã gói gém kỹ lưỡng tư tưởng khác nhau của mỗi nhân vật để cho cốt truyện được sống còn.
Theo “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Hoài Nhân bên Tàu thì nhân vật Từ Hải là một tướng ly khai với Triều đình, hùng cứ một phương ở miền duyên hãi nên Triều đình cử Tổng đốc Hồ Tôn Hiến đi dẹp loạn…Quan điểm của triều đình trong thời Phong kiến là kẻ ly khai với Triều đình là phản loạn. Nhưng đối với cụ Nguyễn Du, trong thời phong kiến, kẻ đối lập với Triều đình là tiến bộ, có đầu óc cách mạng, muốn đạp đổ chế độ thống trị “cha truyền con nối” thành chế độ tư do, dân chủ như hiện nay ở các nước văn minh tiến bộ trên Thế Giới. Cụ Nguyễn Du đã sống trong thời Phong kiến, trãi qua những điều trông thấy khiến cụ phải đau đớn lòng mà không thể làm được gì vì bị bó chặc trong luật “Tru di tam tộc”, không ngóc đầu lên nổi nên cụ đã gởi gấm tâm sự và tư tưởng của mình qua nhân vật Từ Hải:
“Sao bằng riêng một biên thùy
Sức nầy đã dễ làm gì được nhau ?
Chọc trời, quấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai ?
Tưởng cũng nên giở lại trang sử trong thời cụ Nguyễn Du đã sống với “trai thời loạn”:
Về tình trạng xã hội đã xẩy ra nào là cảnh cướp bóc, hãm hiếp đàn bà, con gái giữa đường phố, nào là cảnh đói kém, ăn xin đi đầy đường…
Về tình hình chính trị lại càng bất ổn: Đằng ngoài thì vua Lê, chúa Trịnh. Đằng trong thì quân Tây Sơn nổi dậy chống lại với triều đình nhà Nguyễn, lại có giặc Thanh ở phương Bắc tràn sang!
Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi, đặt niên hiệu là Qung Trung “1788-1792”truyền hịch khắp nơi rồi đem đại binh đi bằng đường thủy, đường bộ tiến ra Bắc, đánh đuổi hai mươi vạn quân Thanh đang chiếm đóng thành Thăng long ngày mùng 5 tết năm kỷ dậu “1789” và tiêu diệt chúa Trịnh.
Sống trong thời loạn, Nam Bắc phân tranh, Cụ Nguyễn Du và gia đình phò nhà Lê. Khi Lê Chiêu Thống ở thế cùng phải theo Tôn sĩ Nghị chạy sang Tàu, Cụ Nguyễn Du bỏ về quê vợ ở Thái Bình rồi từ đó sống cuộc đời gió bụi hơn 10 năm.
Đến khi Nguyễn Ánh khôi phục và thống nhất được đất nước, lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long và trị vì được 18 năm (1802 – 1820)
Ông được vua Gia Long vời ra làm quan, trong thời gian nầy ông có cơ hội đi sứ sang Tàu và có dịp đọc được pho sách hay và ông đã dịch ra từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ bằng thơ vần lục bác. Đó là “Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Và, Cụ đã dùng lời mở đầu để nói lên lời nhận định của cụ:
-“Trăm năm trăm cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh gọi là ghét nhau
Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng !…”
Cụ đã trông thấy và sống trong đất nước phân tán, xã hội loạn ly. Đằng ngoài thì Vua Lê bất lực, chúa Trịnh lộng hành, và Giặc Thanh bên Trung Hoa tràn sang. Đằng trong thì nhà Nguyễn trị vì, dân tình tha oán May nhờ có cuộc nổi dây của ba anh em Tây Sơn “Bình Định”: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Nguyễn Huệ đứng lên chiêu hiền đãi sĩ và đem đại binh ào ạt ra Bắc đánh phá hai vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi,
Để kết luận : Học văn chương không những thưởng thức văn hay, ý đẹp mà còn biết được hoàn cảnh lịch sử cùng với phong tục, tập quán cùng với tư tưởng trong thời điểm của từng giai đoạn lịch sử như tâm trạng của thi hào Nguyễn Du dưới thời nhà Nguyễn:
“Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here