
Trong thời gian gần đây, có một sự kiện được công chúng Mỹ quan tâm đó là vấn đề người châu Á bị kỳ thị và được cho là vì cách gọi đại dịch Covid – 19 là virus Trung Quốc hay virus Vũ Hán
Điều đáng nói, đó là vấn đề này quy lỗi cho cựu tổng thống Donald Trump, vì ông đã từng gọi là virus Trung Quốc
Lạm bàn về hiện tượng ‘kỳ thị chủng tộc’
Ngược dòng lịch sử, chắc chắn ai cũng phải thừa nhận rằng vấn đề kỳ thị chủng tộc không chỉ mới xảy ra gần đây ơ Mỹ, hiện tượng kỳ thị tại Mỹ đã có từ khi lập quốc.
Và chúng ta phải đau đớn thừa nhận rằng, vấn đề kỳ thị chủng tộc sẽ còn tiếp tục xảy ra, và có thể là tồn tại rất lâu, chỉ có khác biệt là nhiều hay ít, ở từng cá nhân. hay một nhóm người, hoặc một tổ chức…
Nói như thế, không có nghĩa là chúng ta đầu hàng, chúng ta phải cùng đấu tranh cho công lý, cho lẽ phải, cũng như người da màu đã không ngừng đấu tranh. Chính vì người da màu đấu tranh không mệt mỏi, thậm chí là phải hy sinh nên họ mới có vị thế như ngày nay.
Hãy nhìn vào bộ máy công quyền của Hoa Kỳ sẽ thấy, Tống thống, phó tổng thống, Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ, Thống Đốc, Cố vấn an ninh quốc gia, Ngoại trưởng, Bộ trưởng … đều có người da màu tham gia. Như vậy, ở đây vấn đề “kỳ thị chủng tộc” là có, nhưng chỉ xuất hiện ở một nhóm người hoặc nhóm lợi ích nào đó lợi dụng từ ‘kỳ thị chủng tộc’ để phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm chính trị. Đây không phải là hiện tượng phổ biến trong xã hội, hay nói một cách dễ hiểu khi nào cần dùng đến chiêu bài ‘kỳ thị chủng tộc’ thì tự nhiên nó sẽ được đẩy lên một cách rầm rộ, khi nào cần lắng dịu thì nó sẽ im ắng, tùy theo lợi ích của một cá nhân hay nhóm nào đó.
Vì sao Trung Quốc bằng mọi giá phải xóa sạch dấu tích virus Vũ Hán?
Trở lại với cách gọi Covid-19. Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng, tiền thân của Covid -19 là Virus Vũ Hán xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa sổ con virus Vũ Hán vì tác hại của nó gây ra quá lớn, và không một quốc gia nào có thể gánh vác được trách nhiệm này.
Chỉ tính về sinh mạng con người, trên thế giới tính đến ngày 18/3/2021 đã có 121.924.518 người nhiễm bệnh, và 2.694.724 người tử vong vì virus Vũ Hán.
Tác hại về kinh tế và nhiều mặt khác chỉ có thể dùng hai từ ‘khủng khiếp’, vậy thì Trung Quốc có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm này hay không ? Chính giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng thấy rõ điều này, nên họ ra sức dùng mọi nguồn lực để thay đổi ‘quốc tịch’ con virus Vũ Hán với sự tiếp tay của tổng giám đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Vấn đề đặt ra ở đây là, cựu tổng thống Trump gọi Covid -19 là virus Trung Quốc đúng hay sai.
Có thể rất nhiều người đồng tính rằng, gọi virus Trung Quốc là đúng. Bởi vì rõ ràng con virus này lần đầu tiên được biết đến là do chính Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang, 34 tuổi), một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã qua đời vì chính căn bệnh này.
Thậm chí, trước khi qua đời, cảnh sát Vũ Hán triệu tập bác sĩ Lý và một số đồng nghiệp, đồng thời kêu gọi ông Lý dừng lại với cáo buộc ông “tung tin đồn thất thiệt”.
Phải khẳng định rằng, chính quyền Bắc Kinh cố tình phủ nhận che dấu dịch bệnh và cố tình để cho hàng triệu người dân Trung Quốc tại Vũ Hán đi khắp thế giới nên hậu quả mới khủng khiếp như ngày hôm nay.
Hơn nữa, cho đến nay, tân chính phủ Mỹ thời ông Biden cũng vẫn còn nghi ngờ về xuất xứ của con virus Vũ Hán.
Cụ thể, trong một bản tin được đăng trên VOA ngày 24/3, Mỹ mong cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc đại dịch COVID đòi hỏi nghiên cứu thêm nữa, có lẽ bao gồm một chuyến trở lại Trung Quốc, một giới chức cao cấp của Mỹ tuyên bố ngày 24/3.
Ông Marc Cassayre, đại biện lâm thời của phái bộ Mỹ tại Liên hiệp quốc cũng hy vọng rằng toán điều tra do WHO lãnh đạo tới Vũ Hán hồi tháng 1, tháng 2 đã tiếp cận được dữ liệu nguyên thủy và tiếp xúc được với những người cần phải gặp để có được sự đánh giá độc lập.
Phúc trình của nhóm điều tra dự trù sẽ được công bố trong tuần này, WHO nói. Toán điều tra bao gồm các chuyên gia quốc tế và các đối tác phía Trung Quốc. “Chúng tôi hy vọng là phúc trình sẽ căn cứ trên khoa học và là một bước thực sự tiến tới để thế giới hiểu rõ nguồn gốc của virus, để chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn về những đại dịch trong tương lai,” ông Cassayre nói tại một cuộc họp báo.
Vẫn theo lời ông, các giới chức Mỹ tin là cần phải làm thêm nhiều việc nữa để xác định nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. “Điều này có lẽ đòi hỏi, như chúng tôi thiết nghĩ, những cuộc nghiên cứu thêm của nhóm, có thể trở lại Trung Quốc hay thảo luận thêm.”
Rõ ràng với cách nhận định như trên, có thể thấy Mỹ và nhiều nước trên thế giới xác định rằng virus Vũ Hán xuất phát từ Trung Quốc là không cần phải bàn cãi, nhưng Mỹ và các nước thế giới muốn thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc để lậy lay virus Vũ Hán ra toàn thế giới.
Thay lời kết
Từ những dẫn chứng trên có thể thấy rằng, người châu Á bị tấn công vì bị kỳ thị chủng tộc là có thể xảy ra. Tuy nhiên, chưa có một báo cáo nào của cảnh sát công bố nguyên nhân rằng, những kẻ tấn công người châu Á vì cách gọi virus Trung Quốc.
Tại sao, không đặt vấn đề những kẻ đó tấn công người khác vì ngẫu hứng, hay do ai đó ‘đặt hàng’ làm như thế để gây tiếng vang….
Tóm lại, vấn đề kỳ thị chủng tộc là có, nhưng để khẳng định vì cách gọi virus Trung Quốc mà người châu Á bị kỳ thị cần phải cân nhắc cẩn thận, kẻo bị sụp bẫy của chính quyền Bắc Kinh.
Phương Nghi