ĐẠI DỊCH THỨC TỈNH MỸ VỀ TRUNG CỘNG

0
356

VI ANH

Về cuộc đối thoại đầu tiên giữa tân chánh quyền Mỹ Biden và TC ở Anchorage, Alaska ngày 18- 3- 2021 theo nhân xét của đài RFI Pháp, là một cuộc đấu khẩu. Khẩu chiến đã bùng lên dữ dội ngay ngày đầu tiên của cuộc gặp, với TC tỏ ngay thái độ hung hăng đối với Mỹ, sau khi bị Mỹ chỉ trích về một loạt vấn đề từ Hồng Kông, Đài Loan, cho đến vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cùng nhiều hồ sơ khác. Phía Mỹ cũng không vừa, đã đáp trả ngay lập tức. Và tất cả đều diễn ra công khai, dưới ống kính truyền hình quốc tế. Chính quyền Biden sẵn sàng đọ sức với Trung Quốc.
Liên quan đến nghi thức cuộc gặp gỡ cao cấp đầu tiên cho thấy Mỹ đã het sức nghi kỵ TC. Về nơi chốn mà Mỹ chọn gặp không phải tại thủ đô của Mỹ mà đưa lên thượng du Bắc Mỹ, tiểu bang Alaska tuyết giá.Còn tệ hơn hồi TT Trump, Ông không tiếp Chủ Tịch Tập Cận Bình ở Tòa Bạch Ốc mà đưa xuống tư dinh của Ông ở Florida.
Báo Le Figaro của Pháp nhấn mạnh giờ không còn là lúc Mỹ có thể nhượng bộ TC. Những sáng kiến đầu tiên của chính quyền Biden cho thấy phương pháp ngoại giao của Biden truyền thống hơn, dựa vào các đồng minh trong khu vực, nhưng không hẳn là hồi sinh chính sách của Barack Obama và Hillary Clinton, mà theo Le Figaro, là sự mù quáng, yếu đuối và tự mãn đã khiến Bắc Kinh được tự do hành động.
Còn về ngoại giao vaccines của Mỹ khác với TC một trời một vực. TC hành động như chủ nhơn ông gởi vaccines cho nước nhược tiểu như Singapore, cố tình ép buộc phải chấp nhận và trả tiền. TC cứ gởi vaccines bán cho Singapore mà không bàn bạc gì trước, khiến chánh quyền y tế Singapore không thể kiểm nghiệm, không thể phê duyệt sữ dụng được. Nên báo SCMP cho biết, không có sự chào đón nào dành cho lô vaccines Sinovac của TC khi chúng được chuyển đến Singapore vào tối 23/2. Bộ Y tế Singapore nhấn mạnh vaccinne của TC vẫn chưa được cơ quan y tế cấp phép, do vậy không thể sử dụng ngay lập tức như vaccine của Mỹ là Pfizer và Moderna.
Mỹ trái lại kết họp với đồng minh, đối tác làm, thực hiện công cuộc ngoại giao vaccines với tinh thần tôn trọng cái khác nhau trong niềm tương kính và hai bên đều có lợi. Nên khi lô vaccines ngừa Covid-19 của Mỹ hợp tác với Đức là Pfizer-BioNTech tới Singapore vào tháng 12 năm 2020, nhân dân và chánh quyền Singapore đều vui mừng đón nhận. Bộ trưởng Giao thông vận tải Singapore Ong Ye Kung tiếp nhận lô vaccines này với sự hào hứng mãi tới lúc giao hàng vào nhà kho lạnh. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thì gọi sự xuất hiện của vaccines này là “món quà chào mừng mà tất cả chúng ta đều mong đợi”.
Hai tháng sau đó Singapore cũng vui mừng như thế khi nhận lô vaccines Moderna cũng của Mỹ. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông “hài lòng” với việc này. Các phóng viên cũng được gửi một loạt bức ảnh cho thấy những hộp vaccines cồng kềnh với hình ảnh máy bay của hãng hàng không Singapore Airlines ở phía sau.
Mỹ theo báo Le Figaro của Pháp hôm 15/03/2021 cho biết, Mỹ cùng Ấn Độ, Nhật Bản và Úc (các thành viên bộ Tứ QUAD) hôm thứ Sáu 12/03/2021 công bố một chương trình đầy triễn vọng – sản xuất và phân phối một tỷ liều vac-xin ngừa Covid-19 ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Mỹ là đầu tàu và tân Tổng Thống Joe Biden đã chọn dùng vũ khí để đối phó với các tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực, biến phân phối vac-xin thành một phần của chính sách gây ảnh hưởng ở nước ngoài.
Theo Le Figaro phân tích trong chiến tranh lạnh mới giữa Washington và Bắc Kinh, kế hoạch vac-xin lần này có một số điểm tương đồng với Kế hoạch Marshall nhằm giúp châu Âu tái thiết sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nhưng thay vì chỉ là một chiều, kế hoạch vac-xin dựa trên khả năng của từng đối tác. Mỹ cung cấp một phần kinh phí, nhưng trên hết là kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực phát triển vac-xin. Ấn Độ, với ngành công nghiệp dược phẩm hùng mạnh, sẽ chịu trách nhiệm sản xuất vac-xin với số lượng lớn. Nhật Bản sẽ đóng góp tài chính cho hoạt động sản xuất và phụ trách hệ thống làm mát cần thiết để bảo quản vac-xin. Còn Úc sẽ chi 77 tỷ đô la cho việc phân phối vac-xin, đặc biệt là cho 19 quốc đảo ở Thái Bình Dương, những nước có tuyến vận chuyển nối với Úc và có quan hệ chặt chẽ với quân đội Úc.
Le Figaro nhận định Mỹ để cho TC đi trước mà về sau với thất bại vì TC dùng kiểu ngoại giao « chiến binh sói ».
Về Biển Đông chiến trường tiềm năng giữa TC và Mỹ, lập trường của chính phủ Biden cứng rắn hơn trông đợi’. Mỹ nỗ lực củng cố đồng minh và đối tác. Mỹ hành động mạnh mẽ chống các yêu sách chủ quyền phi pháp, phi lý của TC đối với Biển Đông.
Ngay trong tháng đầu tiên khi lên nhậm chức, chính phủ của Tổng thống Biden đã thực hiện ít nhất 3 hoạt động hải quân quy mô trong các vùng biển gần TC. Asia Times cho đây là “một cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất trong thập niên qua”.
Trong hoạt động mới nhất để khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, Ngũ Giác Đài đã điều tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Russell tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc Trường Sa, quần đảo mà TC tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
Chỉ vài tuần trước, một tàu chiến khác của Mỹ, USS John McCain, tàu khu trục lớp Arleigh, cũng thực hiện một sứ mạng tương tự quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam CS và Trung Quốc CS có tuyên bố chủ quyền chồng chéo.
Trước đó chính quyền của Tổng thống Biden cũng thực hiện sứ mạng đầu tiên trong năm nay có sự góp mặt của hai hàng không mẫu hạm Mỹ là USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt. Mỹ khẳng định tự do hàng hải, quyền qua lại vô hại Mỹ nặng nề đả kích Bắc Kinh về việc thông qua Luật Hải cảnh – cho phép lực lượng hải cảnh và các tàu dân quân Trung Quốc sử dụng “mọi phương tiện cần thiết”, kể cả nổ súng vào tàu nước ngoài nào mà Bắc Kinh cho là đã “xâm nhập các vùng biển của Trung Quốc”.
Năm đại dịch cũng là năm người Mỹ thức tỉnh về TC. Hầu hết chính giới Mỹ đều đồng ý về mối nguy hiểm từ đối thủ chiến lược TC.Trong bài diễn văn về chính sách đối ngoại đầu tiên của ông, Tổng thống Joe Biden mô tả TC là ‘đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất’ của Mỹ, ông nói TC đã trực tiếp tấn công vào trật tự thế giới và các cấu trúc của nền trật tự do mà Hoa Kỳ xây dựng sau Đệ nhị Thế Chiến, và ông cam kết sẽ trực diện đối đầu những thách thức do Bắc Kinh đặt ra cho sự thịnh vượng, nền an ninh và các giá trị Mỹ.
TT Biden lưu ý rằng trong số 7 nước đã ký hiệp định quân sự với Mỹ, thì có 5 nước nằm trong vùng Thái Bình Dương, và “chúng tôi đặt rất nặng các nghĩa vụ đó.” Các nước vừa kể gồm có Hàn quốc, Nhật Bản, Philippines, Úc và New Zealand.
Mỹ, Úc và các nước Tây Âu khác cũng điều tàu đi ngang qua các vùng biển tranh chấp, để thể hiện lập trường ủng hộ Hoa Kỳ trong nỗ lực đẩy lùi tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, tuyến hàng hải thiết yếu đối với thương mại quốc tế, trước âm mưu TC thâu tóm toàn bộ Biển Đông./.(Vi Anh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here