VI ANH
Biển Đông, Hoàng sa, Trường sa, Trung Cộng tốn vô số nhơn tài vật lực, tự hào coi là Vạn lý trương thành trên biển của TC. Nhưng trên phương diện quân sự Mỹ coi đó là các căn cứ không có giá trị về quân sự. Tướng lãnh, chiến lược gia từng ví von gọi đó là Vạn Lý Trường Thành Bằng Cát của TC.
Đài RFI của Pháp mới đây ngày 09/12/2020 có một bài phân tích nói “một tạp chí chuyên đề TC mới đây có một phân tích bi quan khác thường về giá trị của các tiền đồn mà Bắc Kinh đã dày công xây dựng ở
Trường Sa, không ngần ngại cho rằng về mặt quân sự, các căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông hầu như không có giá trị.Nội dung bài viết trên tạp chí quân sự TC đã được CNN nêu bật trong hàng tựa: “Bắc Kinh có thể đã xây dựng các căn cứ ở Biển Đông, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể bảo vệ các cơ sở này”. SCMP đi sâu hơn ghi nhận các căn cứ quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông “rất dễ bị tấn công” và “không đóng góp gì nhiều” trong trường hợp nổ ra xung đột.
Nhiều “những điểm yếu tự nhiên xét về khả năng tự vệ”. Theo nguyệt san Naval and Merchant Ships, các căn cứ này lại ở rất xa những nơi có thể tiếp ứng trong trường hợp nổ ra chiến tranh.Thí dụ cụ thể Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) TC đã chiếm, quân sư hóa ở Trường Sa, cách thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 1.000 km, và cách quần đảo Hoàng Sa, cũng do Bắc Kinh kiểm soát, đến 800 km. Với khoảng cách này, các chiến hạm tiếp ứng nhanh nhất của TC sẽ phải mất hơn 20 tiếng mới tới được bãi đá.
Chính vì khoảng cách quá xa đó mà TC khó có thể triển khai chiến đấu cơ của họ đến nơi một cách hiệu quả, vừa do vấn đề tiếp tế nhiên liệu trên không, vừa có thể dễ bị chiến hạm đối phương đánh chặn hoặc tấn công. Bắc Kinh hiện có hai tàu sân bay đang hoạt động, về lý thuyết có thể được triển khai tới Biển Đông, nhưng các con tàu này cũng cần phải ở gần khu vực vào thời điểm xảy ra bất kỳ biến cố nào.
Bài báo trên nguyệt san TC còn nêu bật nguy cơ các tiền đồn này là mồi ngon cho tên lửa, máy bay và chiến hạm của đối phương khi nổ ra xung đột, do vị trí xa xôi của các căn cứ, khó nhận được sự yểm trợ từ đất liền.Các tiền đồn TC ở Trường Sa, theo bài báo, có thể là mục tiêu của cả hệ thống tên lửa tầm xa của Mỹ và Nhật Bản, hoặc lực lượng Hải Quân của hai nước này trong khu vực. Và ngay cả khi không bị trực tiếp tấn công, các căn cứ này sẽ dễ dàng bị phong tỏa, khiến cho các nguồn tiếp tế bị ngăn chặn. “Các nơi trú ẩn trên đảo thiếu thảm thực vật, đất đá tự nhiên và các lớp phủ khác che chắn, lại không có độ cao cần thiết so mực nước biển, khiến cho nhân sự và tài nguyên không thể trụ lại lâu dài trong các công sự ngầm dưới đất”. Chính vì lý do đó mà khả năng chống trả những cuộc tấn công “rất hạn chế”.
Theo chuyên gia quốc phòng Malcolm Davis, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI, còn có nhiều vấn đề khác khiến việc bảo vệ các hòn đảo trở nên đặc biệt khó khăn: “Điều kiện môi trường khắc nghiệt ở Biển Đông – nước mặn ăn mòn, thời tiết xấu – khiến cho gần như không thể triển khai bất cứ thứ gì trên các đảo để bảo vệ các căn cứ này”.Cho dù một số căn cứ có thể hữu hiệu trong việc bắn trả, các nơi này sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông. “Bắc Kinh không có một bước đi thực tế nào trong dài hạn, vì họ không thể thực sự bảo vệ những căn cứ đó.”
Hoa Kỳ – xem các tuyên bố chủ quyền của TC là bất hợp pháp – đã phản công bằng cách điều tàu chiến đến gần các đảo đá mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng, trong những chiến dịch “bảo vệ tự do hàng hải”. Washington và các đồng minh nói rằng các cuộc tuần tra như vậy chính là thực thi quyền đi lại tự do trong vùng biển quốc tế, trong khi Trung Quốc cho rằng đó là hành động vi phạm chủ quyền của họ.
Các chiến lược gia, những nhà quân sự quốc tế phân tích cũng cho đó là Vạn Lý Trương Thanh bằng cát của TC mà thôi. Có nghĩa là dễ sụp đổ như từ ngữ lầu đài xây trên bãi cát. GS Robert Farley thuộc ĐH Kentucky (Mỹ) có một bài viết trên tạp chí The National Interest ngày 28-12- 2019, nhận định “ các công trình quân sự TC dựng trái phép trên Biển Đông được cảnh báo khó duy trì được khả năng chức năng liên lạc, tiếp tế và hậu cần một khi xung đột nổ ra và kéo dài. Hoàn toàn trái với mong mỏi của TC là muốn tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông thông qua việc mở rộng và quân sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép.”Gs Farley cho rằng các “căn cứ nổi” này nếu xung đột quân sư xảy ra, Không quân và Hải quân Mỹ dễ dàng triệt tiêu diệt những cơ sở này”.
Bên cạnh những thất thế đó, còn có những khó khăn về tiếp vận và tiếp liệu đủ đạn dược và nhu yếu phẩm cho quân đội Trung Quốc. Tàu tiếp tế hoàn toàn có thể bị Hải quân Mỹ đánh chìm giữa biển.
Ngoài ra trời biển còn thường trực hại TC ở Biển Đông nữa. Dù Mỹ chưa cần dùng Hải quân và Không Quân dập cho Vạn Lý Trường Thành trên Biển Đông này của TC thành cát bụi, thì trờì và biển cũng đang liên tục hại TC. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông đang bào mòn, xói mòn, làm mục nát, hư hại, suy sụp các công trình quân sự, hành chánh, tạo ra thách thức lớn cho những tham vọng của TC ở Biển Đông.
Như một thách thức ghê gớm này, TC chưa có giải pháp cứu vãn. Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) có đi một tin chấn động, “một khẩu pháo đã bị đưa ra khỏi biên chế chỉ sau 3 tháng phục vụ do gặp vấn đề rỉ sét”. Không phải chỉ có súng ống bị mà các quân dụng, các khí tài quân sự như radar và hệ thống phóng hoả tiễn, cột trụ quân cảng, đường băng phi trường, cột đèn, đường ống, thậm chí cả phần nền cơi nới các bãi đá mà TC sử dụng để xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên đó đều đứng trước nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên Biển Đông. Thiệt hại tính ra it nhứt là 300 tỷ Mỹ kim cho TC.
Quân đội của TC đã cố gắng cứu vãn, đã lập kế hoạch phủ lớp bảo vệ graphene cho các khí tài và cơ sở hạ tầng. Các nhà nghiên cứu khẳng định những thách thức ở Biển Đông còn ghê gớm hơn những thách thức mà các công ty đang xài graphene để bảo vệ trong ống dẫn dầu.Tốc độ hao mòn của các trang thiết bị và vật liệu đưa ra Biển Đông khiến Quân đội TC phải ngạc nhiên – ông Hu nói.”Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang bị kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn,” ông Hu viết trong báo cáo.Viện khoa học TC (CAS) từng nêu hồi năm 2017 rằng hiện tượng ăn mòn đã tiêu hao của TC khoảng 300 tỉ USD vào năm 2014, tương đương 3% GDP nước này.