Hoa Kỳ và Sứ Mệnh Bảo Vệ Chính Nghĩa, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền

0
438

Trần Xuân Thời

Hoa Kỳ là một quốc gia mẫu mực thực thi chế độ bảo vệ tự do dân chủ, nhờ đó trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Cơ quan FBI quản lý an ninh quốc nội kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi phá rối trị an của CS Quốc tế. CIA quản lý an ninh quốc tế hoạt động rất hữu hiệu khiến cho Cộng Sản Quốc Tế, dù đã chiếm gần một nửa thế giới, từ sau thế chiến thứ hai, nhưng vẫn thất bại trong mưu toan khuynh đảo thành trì của Thế Giới Tự Do cho đến khi khối CS Nga và Đông Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980.

Trong suốt 100 năm sau ngày ban hành bản Tuyên Ngôn Cộng sản Quốc Tế (1848-1948), phong trào CSQT đã  bành trướng qua các liên minh (Com- munist Comintern): Phong trào Đệ  nhất (1864-1876), Đệ nhị (1889-1918), Đệ tam (1919-1943) và Đệ tứ Quốc Tế (1938-1953) nhằm lật đổ chính quyền tư bản, lấy giải thoát giai cấp vô sản làm cứu cánh và kỳ vọng đạo binh vô sản thế giới kết hợp để tiêu diệt tư bản vì lịch sử thế giới là lịch sử của giai cấp đấu tranh, biểu tượng là cuộc cách mạng vô sản tháng 10, 1917 lật đổ triều đại Nga Hoàng Tsar Nicholas II.. Tại Trung hoa, Mao Trạch Đông đã thôn tính Trung hoa lục địa năm 1949 và Tưởng Giới Thạch phải di tản chiến chiến thuật ra đảo Đài Loan.

Trước sự bành trướng nhanh chóng của chủ nghĩa CS quốc tế, Hoa Kỳ đã gia tăng guồng máy an ninh quốc nội và tình báo quốc ngoại, ban hành và tu chính nhiều đạo luật ngăn ngừa phá rối trị an. Từ năm 1798, Hoa Kỳ đã ban hành luật Alien and Sedition Act ngăn ngừa và trừng trị cuồng ngôn nhằm làm mất uy tín chính quyền địa phương và trung ương… Năm 1917, Hoa Kỳ ban hành luật Espionage Act, đồng thời với cuộc cách mạng vô sản taị Nga sô.

Năm 1901, Tổng thống William McKinley bị các phần tử chủ trương vô chính phủ ám sát. Vi Tổng Thống thứ 25 của Hoa Kỳ, đã để lại các nhận xét bất hủ: “In the time of darkest defeat, victory may be nearest…

That’s all a man can hope for during his lifetime – to set an example – and when  he is dead – to be an inspiration for his- tory”. Tiểu bang New York ban hành luật  ngăn ngừa tội phạm ám sát vì lý do chính trị và âm mưu lật đổ chính phủ … Năm 1919 Schenck, đảng viên CS, đã bị kết án chiếu luật Espionage Act 1917 vì xách động thanh niên phản đối chiến tranh và cản trở vấn đề tuyển mộ binh sĩ. Năm 1919 tại Ohio, Debs, một thủ lãnh CS, đã đọc diễn văn trước 1200 khán giả nhằm xách động chống chiến tranh, xúi dục thanh niên bất tuân lệnh nhập ngũ, đã bị kết án trên 10 năm. Năm 1927 tại California, Whitney,  đảng viên CS, bị kết án vi phạm luật Crim- inal Syndicalism Act, tổ chức phá hoại,  dùng bạo lực làm phương tiện lật đổ chính quyền hợp pháp…. Năm 1951, chiếu luật Smith Act, 11 lãnh tụ CS đã bị kết án vì chủ trương bạo hành, lật đổ chính phủ …

Tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, Quốc hội đã ban hành luật trừng trị các hành động phá rối trị an, lật đổ chính phủ. Các luật lệ cấp Liên bang cũng như cấp Tiểu bang hiện nay vẫn còn có hiệu lực áp dụng đối với các hành vi phá rối trị an, lợi dụng tự do ngôn luận tuyên truyền xuyên tạc, sách động quần chúng bạo loạn tạo nguy cơ cho nền an ninh quốc nội.

Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ về luật tiểu bang đối với chủ nghĩa Cộng sản, nhân viết về vụ William Joiner Center thuộc Trường Đại Học Massachusetts tại Boston, tiểu bang Massachusetts, thuê hai cán bộ CSVN tham gia vào công tác viết về lịch sử người Việt tỵ nạn hải ngoại. Trong suốt hai năm từ tháng 1/2000 đến tháng 3/ 2002, Cộng đồng người Việt hải ngoại đã nỗ lực tranh luận với Đại học Mass tại Boston hầu điều chỉnh hành động vi phạm luật lệ của Đại học Mass.

Luật của tiểu bang Massachusetts, định nghĩa các tổ chức khuynh đảo là những tổ chức có mục đích chung nhằm lật đổ chính quyền hợp pháp bằng phương pháp bạo động hay các phương thức bất hợp pháp khác. Đảng Cộng sản là đảng có mục đích khuynh đảo, do đó đảng Cộng sản là đảng không được luật Massachusetts công nhân. Tổng trưởng Tư pháp có nhiệm vụ điều tra và truy tố các tổ chức khuynh đảo. Đảng viên các tổ chức khuynh đảo thường bị truy tố về tội hình sự, không được ứng cử vào các chức vụ công cử, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tại các cơ quan công quyền, không được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập và tư thục, và bị cấm hành nghề trong một số ngành dịch vụ, không được nhập tịch v.v…

Luật Massachusetts, Chương 264, Điều 16 ấn định “…Subversive organizations … mean any form of association…whether incorporated or otherwise for the common  purpose of advocating, advising, counsel- ing or inciting the overthrow by force or  violence or by any unlawful means, of the government of the Commonwealth or of  the United States”. Điều 16 A “The Com- munist Party is hereby declared to be a  subversive organization. Điêù 17 “A sub- versive organization is hereby declared to  be unlawful. Điều 18 “The attorney gener- al shall bring an action … against any or- ganization which has reasonable cause to believe is a subversive organization”. Điều 19 “Any person who becomes or remains a member of any organization knowing to  be a subversive organization shall be pun- ished by imprisonment in the state prison  for not more than three years ….”. Điều 20 “No person who has been convicted of a violation of the provisions … of section  nineteen … shall be eligible to … employ- ment … in any public or private institu- tion…The attorney shall have jurisdiction  in equity to restrain and enjoin any such person from performing such duties.”

Mặc dù hiện nay Hoa Kỳ giao thương với các nước Cộng sản vì lý do kinh tế, thương mại, an ninh toàn cầu và vì lý do nhân đạo để nâng cao sinh hoạt của các lĩnh vực nhân sinh, bảo vệ nền văn minh nhân bản dựa trên các quyền thiên nhiên (natural rights civilization) hay nhân quyền do Tạo hóa ban cho nhân loại mà không ai được quyền xâm phạm. Tuy vậy các chính quyền độc tài vẫn đối nghịch với thế giới tự do, chứ không có nghĩa bang giao tức là xóa bỏ lằn ranh Quốc, Cộng.

Quan niệm về các quyền bất khả xâm phạm do Tạo hóa ban cho nhân loại là quan niệm phát xuất từ dân gian. Hầu hết nhân loại hướng về đấng Tạo Hoá. Từ ngàn xưa các bộ tộc, quốc gia đều quan niệm tộc trường các bộ lạc hay vua chúa các quốc gia là Thiên Tử, trung gian giữa Trời và loài người, thừa mệnh Trời trị vì thiên hạ.

Quan niệm này bàng bạc trong lịch sử và văn hóa nhân loại từ cổ đến thế kỷ 20. Tại Á Châu, Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 13 tuổi, đến năm 22 tuổi mới được thực thụ tấn phong vào chức vụ Hoàng Đế năm 238 trước Công nguyên. Các vua qua các triều đại tại Trung Hoa đều được tấn phong theo quan niệm Vua là Thiên Tử, thay mệnh Trời trị vì thiên hạ cho đến đời vua cuối cùng của Triều đại Mãn Thanh vào đầu thế kỷ thứ 20.

Bên phương trời Tây, các Đức Giáo Hoàng La Mã, đại diện cho Thần quyền, là Giáo hội Công Giáo, thường tấn phong các vị Hoàng Đế như Giáo Hoàng Lê-ô thứ III năm 800 sau Công nguyên đã tấn phong Hoàng Đế Charlemagne. “Thần quyền và thế quyền như linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau.”

Khổng giáo quan niệm “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. “Dân là nước, vua là thuyền. Nước có thể lật đổ thuyền”. Nhưng Khổng học cũng quan niệm “Trung thành bất sự nhị quân”. CS Trung Hoa đã lợi dụng chủ trương “Trung Thành” bầy để khuyến dụ dân chúng trung thành với Đảng CS. Ngày nay Trung Cộng lập các Viện Khổng Tử tại một số quốc gia trên thế giới để bành trướng văn hóa Trung Quốc. Nhưng tiếc thay, các Viện Khổng Tử cũng là cơ quan tình báo. Sự lạm dụng này đã khiến cho một số cơ quan truyền bá văn hoá của Trung Cộng bị các quốc gia đóng cửa.

Chủ nghĩa CS vô thần (atheism) không công nhận các quyền bất khả xâm phạm và nổi tiếng trên thế giới là chủ nghĩa vi phạm nhân quyền. Vì CS vô thần, không tin con người có đời sau, nên không có tín ngưỡng. CS chủ trương con người là sinh vật kinh tế, không có linh hồn, nên cũng sống theo bản năng như các cầm thú khác. Ngược lại, các quốc gia tự do quan niệm hữu thần (theism) mọi người sinh ra được hưởng quyền bình đẳng và những quyền thiên nhiên (natural rights) bất khả xâm phạm được Tạo hóa ban cho nhân loại.

Một trong những đặc điểm của Văn Minh Tây Phương là chủ trương quảng bá và tôn trọng nhân quyền, nhân phẩm, nhân vị của con người. Mọi người được bình đẳng, được tạo dựng theo hình ảnh của Tạo hoá. Con người có (1) trí tuệ (intellect) để thu nhận kiến thức, tinh luyện suy luận và phát triển sáng tạo; (2) lý trí (reason) để suy xét, phân biệt phải trái, thiện các;(3) ý chí (will) để quyết tâm thực hiện điều mình mong ước  hay lý tưởng của mình và (4) tự do (free- dom) để hành động theo lương tri. Do đó,  con người “Nhân linh ư vạn vật” cao trọng hơn các loài thọ sinh khác.

(Xem tiếp Phần 2 báo Thứ Bảy)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here