TẠI SAO TÔI BẦU CHO TỔNG-THỐNG DONALD TRUMP NHIỆM KỲ 2020

0
657
Tổng Thống Trump phát biểu tại cuộc gây quỹ hôm Chủ Nhật, 18/10/20 tại Newport Beach, Orange County.

(Một góc nhìn)
Đỗ Ngọc Hiển (Cựu giáo sư Kinh-tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam)

Phần 1:

LỜI MỞ ĐẦU

Người viết bài này với tư cách là công dân của một quốc gia, với một chút kiến thức về kinh tế học qua trường sở, những trải nghiệm sống và giảng dạy môn kinh tế học tại nhiều đại học thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Người viết cũng từng phục vụ trong Bộ Kinh tế với nhiều chức vụ khác nhau từ năm 1965 sau khi trở về từ Hoa Kỳ sau 6 năm như một du sinh học bổng “Chương trình lãnh đạo” (Leadership program) do cơ quan viện trợ Hoa Kỳ USOM, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đài thọ. Người viết đã theo học tại hai đại học University of Wisconsin 1959 và đại học Georgetown University, Washington D.C, 1962, trở về nước 1965, phục vụ tại Bộ Kinh tế và giảng dạy môn Kinh tế học tại các trường đại học : Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trường Chính trị kinh doanh – Viện Đại học Đà Lạt, trường Kinh Thương– Viện Đại học Minh Đức và Đại học Cửu Long (Mekong University) Gia Định cho tới ngày mất nước.

Như đã nói ở trên, người viết bây giờ là một công dân của quốc gia Hoa Kỳ, nên có trách nhiệm đóng góp một số kiến thức chuyên môn trong việc chọn lựa một nhà lãnh đạo tài đức ngày càng đưa quốc gia và dân tộc phú cường và hạnh phúc.

Quan điểm của người viết trong bài nầy phần lớn dựa trên các dữkiện được trích ra trong một sốcuốn sách dưới đây do một sốcác sửgia nổi tiếng vềcác đời tổng thống Hoa Kỳ, cốvấn tổng thống, chính trịgia, nhà báo, nghiên cứu sinh tại các trung tâm nghiên cứu như Hoover Institute tại đại học Stanford, Brookings Institute và Rand Corporation v..v…

– Inside Trump’s White house

– Doug Weade – Death by China

– Peter Navarro and Greg Autry

– The Clintons’ war on women

– Roger Stone – The Case for Trump

– Victor Davis Hanson – Suicide of a Superpower – Patrick J.

Buchaman – The Deep State

– Jason Chaffetz – Live free or Die

– Sean Hannity – Year of the Rat

– Edward Timperlake and William C.Tripplett II

– Red Dragon Rising

– Edward Timperlake and William C. Tripplett II

– Infiltration – Dr. Taylor Marshall

Quý vị độc giả cũng thừa biết rằng các tin tức và dữ kiện viết trong một cuốn sách phải chính xác và có chứng nhân xác quyết, nếu không sẽ bị nạn nhân liên hệ kiện ra tòa án, nếu thua kiện sẽ phải bồi thường rất lớn vì tội xuyên tạc hay mạ lỵ một cá nhân. Tại sao tôi đã bầu cho Tổng-thống Donald Trump Nhiệm kỳ tổng thống 2017 – 2020 Người viết đã nghe và trông thấy ông Donald Trump trên truyền hình và một vài lần qua chương trình “Apprentice” của ông trước đây. Thực tình , theo cảm tính cá nhân, người viết cũng không có cảm tình với Tổng-thống Donald Trump lúc đầu, khi xem chương trình “Apprentice” của ông. Cung cách ăn nói, đối đáp bộc trực với ngoại hình, vẻ mặt và mái tóc vàng chải không giống ai khó gây được cảm tình ban đầu của nhiều người.

Cách đây cả thập niên, nghe phong phanh ông lăm le ra tranh cử tổng thống, người viết cũng nghĩ rằng ông có rất ít hy vọng trúng cử. Từ ngày sang định cư tại Hoa Kỳ, tháng 5, 1980 tới cuối nhiệm kỳ 2 của Barack Obama người viết rất chú ý theo dõi tình hình kinh tế và chính trị Hoa Kỳ.

Trên bình diện chính trị, người viết cảm thấy thất vọng với các chính trị gia trong chính quyền Dân Chủ cũng như Cộng Hoà, các tổng thống, thượng nghị sĩ, dân biểu liên bang phần lớn là các chính trị gia mị dân, khi ra tranh cử hứa thật nhiều, nhưng khi đắc cử, chẳng thực hiện được bao nhiêu và đặt quyền lợi cá nhân và đảng phái lên trên quyền lợi quốc gia và dân tộc. Không mấy người có tinh thần yêu nước thương dân và tài đức để lãnh đạo một đại cường quốc về kinh tế và quân sự từng thế kỷ qua.

Từ nửa thế kỷ qua, theo người viết, chỉ có Tổng-thống Ronald Reagan trong hai nhiệm kỳ của ông đã điều hành nền kinh tế phát triển khả quan với tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Với chánh sách quân sự và ngoại giao cương quyết và mạnh mẻ đã giúp đưa tới sự sụp đổ toàn diện khối Cộng-sản Liên Sô và Đông Âu. Tổng-thống Ronald Reagan cũng chủ trương ngăn cản không để Trung quốc gia nhập tổ chức Thương-mại Quốc-tế (World Trade Organization – WTO) và chống lại chủ thuyết Kinh-tế Toàn-cầu (Economic Globalization) lúc đó đang manh nha xuất hiện. Cũng vì chính sách kinh tế quốc tế này của ông Ronald Reagan mà nền kinh tế Trung quốc chưa phát triển mạnh được hồi đó, khoảng thập niên 1980.

Sinh sống tại Hoa Kỳ trong nhiều thập niên, trải qua nhiều nhiệm kỳ tổng thống, người viết nhận ra nền chính trị Hoa Kỳ, ngày càng trở nên tồi tệ, tham nhũng, móc nối (lobbying) xẩy ra một cách bí mật và tinh vi. Chính trị trở thành một nghề để kiếm sống, làm giàu và tìm kiếm quyền lực và danh vọng. Hầu hết các chính trị gia ngày nay Dân Chủ cũng như Cộng Hoà xuất thân từ giới trung lưu, đăc biệt là giới luật sư. Họ là những con buôn chính trị, mị dân, ít người trong bọn này là những công dân yêu nước thương dân.

Vì chán ngán và hết tin tưởng vào các chính trị gia chuyên nghiệp Dân Chủ cũng như Cộng Hoà, người viết mới chủ tâm quan sát một người ngoại cuộc (An Outsider) Donald Trump nhảy vào chính trường Hoa Kỳ.

Tổng-thống Donald Trump là một người Bảo-thủ (Conservative) luôn luôn bảo vệ những giá trị truyền thống chính trị xã hội và Thiên Chúa giáo mà các nhà lập quốc đã viết trong Hiến-pháp. Ông thực sự không phải là đảng viên Cộng Hoà nhưng vì có cùng một quan điểm chính trị truyền thống Cộng Hoà nên liên kết với đảng Cộng Hoà ra tranh cử dưới danh nghĩa Cộng Hoà.

Ông đã dùng tài trí, khả năng thuyết phục và thương lượng trong thương trường để được đại đa số các chính trị gia Cộng Hoà chấp nhận ông là ứng viên tranh cử. Ông đã dánh bại 16 ứng viên Cộng Hoà khác (đọc The Case for Trump – Victor Davis Hanson) vì thực tình trong 16 ứng viên này, không ai sáng giá và có cân nặng có thể đương đầu với Hillary Clinton.

Phần đông các chính trị gia Cộng Hoà bất đắc dĩ chọn ông ra tranh cử, và sau 3 năm cầm quyền Donald Trump đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc với những thành quả kinh tế, quân sự và ngoại giao vượt bực, lúc đó ông mới được đảng Cộng Hoà tích cực ủng hộ, ngoại trừ Mitt Romny và John Mc Caines.

Trong lịch sử Hoa Kỳ trải dài 244 năm, theo người viết biết, chưa có nột người đứng ngoài cuộc nào mà lại là tỷ phú nữa, tiền bạc dư thừa và danh vọng cũng không thiếu ra ứng cử tổng thống, đó là Donald Trump. Ông ra tranh cử với mục đích gì ? Quý vị đã rõ “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again – MAGA). Đây là chiêu bài tranh cử ông đề ra là lý do chính yếu khiến người viết đã quyết định bỏ phiếu ủng hộ ông nhiệm kỳ đầu.

Vậy kiểm điểm lại nhiệm kỳ đầu Tổngthống Donald Trump đã đạt được những thành quả gì và thực hiện những lời hứa tranh cử được bao nhiêu phần trăm ? Câu trả lời là ít nhất cũng đạt được tới 95%. Gần đây, lời hứa giảm giá thuốc ngang bằng với giá thuốc trên thị trường quốc tế cũng đã được thực hiện. Bức tường chận đứng nạn di dân bất hợp pháp từ Mễ Tây Cơ đã được hoàn thành hơn một nửa và đã giúp giảm 80% dòng người di dân lậu vào Hoa Kỳ trong 4 năm qua. Riêng chỉ còn lời hứa sửa chữa và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, sân bay và thương cảng v..v.. là chưa thực hiện được, và đây là mục tiêu trong nhiệm kỳ hai sẽ được hoàn thành.

a/ Trên bình diện Kinh Tế Trước hết một số người thiếu kiến thức về tiến trình tăng trưởng kinh tế và ngay cả một số kinh tế gia lý thuyết suông, sặc mùi sách vở (bookish) cho rằng thành quả kinh tế trong nhiệm kỳ đầu của Tổng-thống Donald Trump là sự tiếp nối thành quả của chính sách kinh tế của Barack Obama. Thật là một quan điểm ngây ngô, thiếu hiểu biết, không muốn nói là ngu xuẩn và cố chấp.

Trong 8 năm cầm quyền của Barack Obama, nền kinh tế của Hoa Kỳ ngoi ngóp trong tình trạng trì trệ. Tăng trưởng kinh tế hằng năm ở khoảng từ 0.5% tới 1.2%. Sắc luật “phục hồi kinh tế” (Economic Recovery Act) với khối kích cầu (Demand booster) 760 tỷ đô la mới giúp giảm nạn thất nghiệp 8% lúc mới nhận chức xuống còn 4.8% ở cuối nhiệm kỳ hai.

Trong 18 năm của ba đời Tổng-thống Bill Clinton, Bush con và Barack Obama, hàng ngàn công ty lớn Hoa Kỳ chuyển sang Trung quốc kinh doanh, làm mất cả trăm ngàn việc làm. Nền kỷ nghệ sản xuất tại Hoa kỳ sụp đổ gần như toàn diện, lấy ai tạo ra việc làm và thuê mướn nhân công. Khối kích cầu 760 tỷ đô la chỉ tạo ra một số việc làm bán thời gian, phần lớn số tiền còn lại chi cho các chương trình phúc lợi làm tăng số người lười biếng, ỷ lại, có sức khoẻ nhưng không chịu đi tìm việc làm mà nằm nhà chờ sung rụng qua các chương trình phiếu thực phẩm, trợ giúp thất nghiệp, nhà cửa và y tế ..v..v…

Chính nhờ khối kích cầu này mà nạn thất nghiệp giảm xuống mức 4.8% ở cuối nhiệm kỳ hai của Barack Obama. Cũng ở thời kỳ này phần lớn các kinh tế gia nổi tiếng tại Hoa Kỳ cũng như ở ngoại quốc, có cả một kinh tế gia Hoa Kỳ đạt giải Nobel kinh tế năm 2016 đã quyết đoán nền kinh tế sẽ rơi vào đại khủng hoảng khi Tổng-thống Donald Trump nắm chính quyền.

Nhưng thực tế đã chứng minh nhận xét trên đã hoàn toàn sai vì nó dựa trên sách vở nhà trường thiếu khách quan và trải nghiệm thực tế. Những kinh tế gia này không sống trong môi trường kinh doanh thực sự nên không hiểu tâm tư và ước muốn của các doanh gia ngày đêm đối diện những khó khăn và trở ngại trong một thương trường cạnh tranh khốc liệt để sống còn.

Chỉ có những người cùng hoàn cảnh mới thông cảm với giới doanh nhân, những đầu tàu tạo ra việc làm, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tổng-thống Donald Trump sống trong hoàn cảnh đó trong mấy chục năm qua nên ông hiểu tại sao phải ưu đãi và nâng đỡ giới doanh nhân để đưa laị tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

Tổng-thống Trump đã thất bại, ba lần vỡ nợ nhưng không bỏ cuộc, với sự kiên trì vô song và một ý chí sắt đá ông đã đứng dậy dựng lại cơ đồ huy hoàng như ngày nay. Với thành quả kinh tế xuất sắc như được trình bày dưới đây Tổng-thống Donald Trump đã làm bẽ mặt cả một giới trí thức kinh tế khoa bảng tại Hoa Kỳ cũng như ngoại quốc.

Trong ba năm đầu, trước khi bệnh dịch Corona-virus xảy ra đầu năm 2020, chính sách kinh tế thuế khóa và tiền tệ của chính quyền Tổng-thống Donald Trump đã gặt hái được thành quả kinh tế như sau :

a-1. Trước hết, để khôi phục lại nền kinh tế đang trong giai đoạn trì trệ (Economic stagnancy) Tổng-thống Donald Trump đã bỏ đánh thuế trên tiền lời (capital gains tax) do bán cơ sở, máy móc và dụng cụ sản xuất phế thải của giới sản xuất năm 2017 và ngay sau năm đó 2018, ông hạ thuế suất lợi tức doanh nghiệp từ 35% xuống 21% một mức giảm lớn nhất trong lịch sử. Ông cũng hạ thuế suất lợi tức cá nhân cho toàn dân để kích cầu.

a-2. Việc tăng thuế quan trên hàng hóa nhập cảng từ Trung quốc đã làm giảm siêu nhập đưa về hàng ngàn tỷ đô la. Hãy làm một phép tính. Giả thử nhập siêu trung bình hàng năm của Hoa Kỳ từ Trung quốc là 200 tỷ đô la từ năm 1980 đến 2020, thì tổng số nhập siêu là 8,000 tỷ đô la (200 tỷ x 40 năm). Và nếu tính thêm nhập siêu từ Mể Tây Cơ và Canada vì thương ước bất lợi NAPTA, thì còn tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đô la nữa.

(Còn tiếp)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here