VI ANH
Sống ở Mỹ 45 năm, người Mỹ gốc Việt đã rút nhiều kinh nghiệm chánh trị Mỹ qua nhiều cuộc bầu cử tổng thống, thượng nghị sĩ, dân biểu liên bang, tiểu bang, giám sát viên quận, thị trưởng, nghị viên thành phố. Người Mỹ gốc Việt không bầu cử dùm, không làm vô diều kiện cho ứng cử viên nữa. Người Mỹ gốc Việt bầu cử vì quyền lợi cho đất nước nhân dân nhưng nhất thiết trong đó phải có mình, có của mình. Người Mỹ gốc Việt khong dại gì làm quân tử tàu cho những người làm chánh trị ma đầu hưởng. Vì một gallon xăng lên giá hay xuống giá phần lớn cho những ông đại diện dân cử, những ông mặt bự, ứng cử viên hứa cho dữ nhưng tranh thủ quyên lơi cho thì không hay yếu như bún thiêu, cơm nếp nát. Nên người Mỹ gốc Việt không làm dùm, không nghe lời đường ngọt mật chết ruồi của những ông tai to mặt bự nói mà không làm và nhiều khi lơi dung tư cách đại diện vì quyên lợi riêng tư, phe đảng phản bội lợi ích, quyền lợi của cư tri nhân dân.
Người Mỹ gốc Việt không thế nào quên được thái độ và hành đông của Ô Joe Biden khi làm thượng nghi sĩ thuộc Đảng Dân Chủ chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa và ngăn không cho ngườiViệt di tản tỵ nạn CS sang Mỹ khi thủ đô Saigon bị CS Bắc Việt sắp cưỡng chiếm.
Có thế nói trong hàng tổng bộ trưởng, phụ tá thân cận với TT Nguyễn văn Thiệu, có liên lạc ngoại giao trực tiếp với chánh quyền Mỹ trong cơn dầu sôi lửa bỏng của VNCH, không ai hơn Tiên sĩ Nguyễn tiến Hưng. Không có vị bộ trưởng nào đau lòng sót dạ cho nước nhà VN và trong cơn thất quốc sa bang của quốc gia dân tộc VN. Và không có vị nàobiết và buồn hận thái độ phản bội đồng minh Mỹ quá siêu thực dụng của TS Kissinger,cho bằng Ts Hưng. Ông bay tỏ nổi đoạn trường của mình trước vận nước VN, quê cha đât tổ VN trước kiểu bị đối xử vô lương tâm của Quốc Hôi Mỹ khi ấy do đảng Dân Chủ đa số, trong đó có TNS Joe Biden.Ông đã viết 3 quyên sách đểđời cho lớp trẻ Việt suy gẩm, ôn cố tri tân.
Đạo lý VN, bản tánh dân tộc Việt là ơn đền nghĩa trả, ôn cố tri tân. Nhứt là lớp trẻ Mỹ gốc Việt thế hệ 2 và 3 sanh sau Chiến tranh VN, tại Mỹ ăn học sách vởdo Phản Chiến, Thiên tả bóp méo lịch sử chiến tranh và đổ tội thua CS Bắc Việt cho VNCH. Đây là cơ hội, đây là bổn phận nhớ, tại sao mình được ở Mỹ, ăn học, làm việc và là công dân Mỹ. Để khôngđể cho những ngườiđại diện dân cử phản bội đồng minh, không tạo điều kiện cho CSVN cướp đoạt quyến sống và tù đày người dân Việt. Cùng nhau ngăn chận, chống đối những người như Joe Biden và bọn thiên chủ nghiã xã hội CS xâm nhập vào chanh quyền Mỹ.
Trên các web và báo chí tiếng Việt, TS Hưng có viết “Gần đây trên mạng có nhiều bàn luận về lập trường chống đối của Nghị sĩ Joe Biden đối với người Việt tỵ nạn. Một số đã đặt vấn đề là phải có bằng chứng! Chúng tôi TS Nguyễn tiến Hưng xin ghi lại vài sự kiện trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ để mở rộng việc tham khảo.” Đại ý vê nhưng sư kiện liên quan đến Ô Joe Biden…
“Tổng thống Thiệu chỉ thị cho chúng tôi đi Washington để sắp xếp thì Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã tự động yêu cầu và đến Tòa Bạch Cung gặp Tổng thống để bầy tỏ về lập trường dứt khoát chấm dứt viện trợ. Họ còn tiến xa hơn nữa là đã bác bỏ cả vấn đề di tản một số người Việt. Một điều hơi lạ với chúng tôi khi đọc cuốn sách là thấy trong Ủy Ban này, có một nghị sĩ chưa bao giờ chúng tôi nghe đến tên. Các vị khác như Frank Church, Jacob Javits, Clifford Case thì đã quá quen thuộc. Trong buổi họp với Tổng thống, nghị sĩ này đã mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam. Nghiên cứu thêm chúng tôi mới biết là ông này rất trẻ, vừa mới 30 tuổi đã được bầu vào Thượng Viện (tháng Giêng, 1973 – cũng là thời điểm ký kết Hiệp định Paris). Đó là Nghị sĩ Joseph Biden thuộc tiểu bang Delaware. Ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn.
Trong cuốn hồi ký, Tổng thống Ford đã kể lại việc này. Sau đây là vài đoạn trích dịch (trang 253-256): “Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vã sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một tình trạng hoảng hốt lớn tại thủ đô Miền Nam sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đã bị ‘phản bội,’ quân đội miền Nam có thể quay súng vào người Mỹ” …
“Ngày 14 tháng 4, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện yêu cầu gặp tôi để thảo luận về tình hình Đông Nam Á. ..“Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Tôi yêu cầu Kissinger và Schlesinger trình bày về tình hình chính trị và quân sự tại Miền Nam, rồi tôi tham khảo ý kiến của quý vị Nghị sĩ. Thông điệp của họ đã thật rõ ràng: hãy ra đi ngay, và đi cho nhanh (The message was clear: get out, fast)… “Chúng tôi bằng lòng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản,” Nghị sĩ New York là Jacob Javits nói, “nhưng viện trợ quân sự thì một cắc cũng không” … Nghị sĩ tiểu bang Idaho là Frank Church thì cho rằng sẽ có vấn đề lớn ‘có thể lôi cuốn chúng ta vào một cuộc chiến lâu dài’ nếu chúng ta di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta.
“Nghị sĩ tiểu bang Delaware là Joseph Biden dội lại điệp khúc: “Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu gì tới việc di tản người Việt.”
Trong cương vị là Tổng thống viết hồi ký, có lẽ ông Ford đã viết nhẹ nhàng hơn là những gì thực sự đã xảy ra tại cuộc họp. Sau này khi đọc được cuốn hồi ký của Ron Nessen, Phụ tá Báo chí và là người rất thân cận với Tổng thống Ford, chúng tôi thấy lời lẽ của Nghị sĩ Biden về người Việt tỵ nạn đã nặng nề hơn nhiều chứ không phải chỉ là vấn đề ‘dính líu.’
“Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: “Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam” (dùng chữ nghiêng là do tác giả): “I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese” (độc giả lưu ý là ông dùng chữ ‘buy’ hai lần)[ ngưng trích]./. (VA)