Các nhà phân tích trên báo “The Times” cho rằng, việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực là điều rất hấp dẫn đối với Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, vì theo quan điểm của họ Tập, nếu có thể “lấy lại” Đài Loan, thành tựu chính trị của Tập thậm chí sẽ sáng chói hơn cả Mao Trạch Đông. Chính vì vậy, hồi năm 2019, Tập Cận Bình đã từng tuyên bố: Sự khác biệt chính trị tồn tại lâu đời giữa hai bờ eo biển là nguyên nhân dẫn đến quan hệ hai bờ eo biển thiếu liên tục và ổn định, vấn đề này không thể cứ mãi ứ đọng từ đời này qua đời khác được. Tập cũng công bố kế hoạch chuẩn bị “lấy lại” Đài Loan trước năm 2049.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không ngồi đó nhìn đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thôn tính Đài Loan. Trước tình hình khẩn cấp ở eo biển Đài Loan, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo hôm 23/9 cho biết, Hoa Kỳ không có ý định phát sinh xung đột với ĐCSTQ, nhưng trong “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” được Hoa Kỳ thông qua sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1979, Hoa Kỳ đã cam kết rằng, nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan và cho phép chính phủ Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan để bảo vệ Đài Loan.
Hoa Kỳ sẽ làm gỉ để bảo vệ Đài Loan nếu bị Trung cộng tấn công?
Hồi tháng 7/2020, Cựu Phó giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Hoa Kỳ Michael Morell và Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ James Winnefeld đã cảnh báo rằng, đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể tấn công Đài Loan vào tháng 1 năm tới. Thời điểm đó, chính phủ Hoa Kỳ đang bận rộn với việc Tổng thống tuyên thệ nhậm chức, trong tình huống như vậy, bên phía Hoa Kỳ rất có thể sẽ trở tay không kịp.
Ngoài ra, trong bài báo đăng trên trang web The Hill hôm 17/9, Seth Cropsey, một cựu sĩ quan hải quân và là thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Hudson, trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ đã từng cảnh báo rằng, ĐCSTQ thậm chí có thể tấn công Đài Loan vào ngày 3/11 khi Hoa Kỳ đang tiến hành bầu cử Tổng thống.
Một tuần sau bài viết này, ngày 24/9, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thông báo sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung với tối thiểu 46.000 binh sĩ cùng với JSDF và Hải quân Hoàng gia Canada, bao gồm các cuộc đổ bộ lên một số hòn đảo của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 26/10.
Bài viết của Seth Cropsey nhắc lại rằng kể từ khi virus Vũ Hán (COVID-19) lây lan ra toàn thế giới vào tháng Tư, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ), điều động tàu sân bay của họ qua eo biển Miyako, đồng thời có các cuộc tập trận lớn gần eo biển Đài Loan.
Seth Cropsey cảnh báo đây “không chỉ là một dạng tín hiệu chính trị phức tạp”, mà là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Đài Loan, với mục tiêu “khuất phục đảo quốc này trước khi Mỹ và các đồng minh có thể đáp trả.”
Hiện tại, sự đối đầu giữa hai đảng chính trị chính ở Hoa Kỳ về cuộc bầu cử tổng thống đang gia tăng. Ông Cropsey lập luận rằng nếu Hoa Kỳ bị lôi kéo vào cuộc chiến chuyển giao quyền lực do bầu cử gây ra, thì nước này sẽ ít sẵn sàng tham gia vào một “cuộc xung đột giữa các cường quốc cấp cao”.
Do đó, ông Seth Cropsey cho rằng, theo quan điểm của Trung Quốc, ‘có thể không bao giờ có thời điểm tốt hơn’ để tấn công vào Đài Loan hơn tuần lễ 3/11.
Việc quân đội Mỹ thông báo họ sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung trong tháng 10, từ 26/10 đến 5/11 với Nhật Bản và Canada, đang làm cho các tính toán của Bắc Kinh thêm phức tạp, Cropsey nhận định.
Theo báo cáo của Minaminihon Broadcasting (MBC), JSDF sẽ triển khai khoảng 37.000 binh lính, 20 tàu chiến và 170 máy bay trong cuộc tập trận chiến tranh cứ hai năm một lần. Phía Hoa Kỳ sẽ cử khoảng 9.000 người từ Hải quân, Thủy quân lục chiến, Lục quân và Không quân Hoa Kỳ, trong khi một tàu khu trục nhỏ lớp Halifax của Hải quân Hoàng gia Canada sẽ tham gia các cuộc tập trận trên biển.
Trong lúc tập trận, lực lượng Hoa Kỳ sẽ huấn luyện các đối tác Nhật Bản từ các căn cứ quân sự trên khắp lục địa Nhật Bản, tỉnh Okinawa và “vùng lãnh hải xung quanh của họ”.
Các mục tiêu của cuộc tập trận được liệt kê bao gồm đào tạo cho các tình huống thực tế, “tăng cường sự sẵn sàng, khả năng tương tác và xây dựng khả năng răn đe đáng tin cậy.”
Trong một diễn biến liên quan, vẫn theo Taiwan News, Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) trước đó bác bỏ tin cho rằng nước này thiếu nguồn cung cấp tên lửa để chống lại “cuộc tấn công bão hòa” của TQ Trong thông cáo báo chí phát đi hôm hôm 21/9, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói cuộc tập trận máy tính Han Kuang 36, được tổ chức từ ngày 14 – 18 tháng 9, “không chỉ đạt được đầy đủ các mục tiêu huấn luyện mà còn thu được các kết quả xác minh quan trọng.”
Đài Loan tuyên bố rằng quân đội Đài Loan được hướng dẫn theo nguyên tắc “không khiêu khích, không lùi bước” và “càng gần quấy rối, phản ứng càng tích cực.” Đài Loan cũng nhấn mạnh rằng nó đã xác định lại các quy tắc tham gia từ “cuộc tấn công đầu tiên” thành “quyền tự vệ”, có nghĩa là các lực lượng vũ trang sẽ chỉ nổ súng trước trong trường hợp có nguy cơ rõ ràng về các hành động của kẻ thù.
‘’Tấn công bão hòa’’ là một chiến thuật quân sự trong đó lực lượng tấn công tìm cách giành ưu thế bằng cách áp đảo khả năng trả đũa hiệu quả của lực lượng phòng thủ. Theo MND, khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phát triển nhanh chóng các loại vũ khí của mình trong thời gian gần đây, quân đội Đài Loan đã mô phỏng “kịch bản chiến đấu khắc nghiệt nhất, ‘tấn công bão hòa’, thông qua chiến tranh máy tính Hankuang”.
Phương Nghi (tổng hợp)