Thiện Võ
Nếu muốn thắng đối phương, trước hết và sau cùng, là bạn phải tỉnh thức nhận biết rõ ràng tâm ý hay hành động của đối phương trong từng khoảng khắc hiện tại, để né tránh đón đỡ hay phản đòn và tấn công…
Cuộc tranh luận trước bầu cử giữa đương kim Tổng Thống Mỹ Donald Trump, và đối thủ tranh cử chức vụ Tổng Thống Mỹ 2020 là cựu phó Tổng Thống Joe Biden đã được diễn ra hôm thứ Ba 29/9/2020.
Nếu lâu nay mọi người hiểu hay đánh giá hai Ứng cử viên Tổng Thống một cách gián tiếp qua những biểu hiện hay thành quả của họ, cũng như phản hồi từ niềm tin yêu hoặc phản đối của người dân… Thì qua cuộc tranh luận này mà có thể chứng kiến hay nhìn thấy được sự thật của hai Ứng cử viên cho chức Tổng Thống Mỹ qua “ý nghĩ như là thực tại”.
Có một sự soi chiếu trực tiếp hay sự thật diễn xuất từ cội nguồn của nó, khi mà tư tưởng có thể thay thế hay đồng hành cùng lúc với thực tại – qua ngôn lời, biểu cảm, hành xử, cảm xúc, trạng thái, cử chỉ, gương mặt, phong cách… của hai Ứng Cử Viên.
Đó là lý do mà hình thái sinh hoạt chính trị này tồn tại, có tới ba cuộc tranh luận ngay trước kỳ bầu cử Tổng Thống. Và dù nếu không có có lẽ cũng không sao, không bị bắt buộc ràng buộc theo Hiến Pháp, bởi kết quả của chúng chỉ có giá trị hay hiệu lực lương tri thuần túy. Vậy mà đó lại là tiềm năng sức manh tối hậu của một quốc gia… Thế giới “cội nguồn” là tiềm năng tiềm ẩn của mọi chuyện, mà sự đối kháng còn trong vòng đáp ứng vô quyền lực của hai Thí Sinh, mà sự “trả về” hay “bắt đầu” này chỉ có giá trị kết quả thuần khiết chân thật…
Thế giới “cội nguồn”, dù là trong tâm thức hay chính trị xã hội, thì đó là nơi đồng nhất của đối lập, “ai đó” cũng chỉ là “thí sinh” nơi vị trí nguyên sơ của quyền lực hay “nhân chi sơ tánh bổn thiện” của tâm trí. Dù hai “Ứng Cử Viên” có đúng sai hay cãi cọ nhau chỉ là thứ yếu. Dù ai đó thắng hay thua thì Tam Quyền Phân Lập hay người dân cuối cùng vẫn là kẻ chiến thắng, trong tư cách kiến tạo ra “cuộc chiến cội nguồn” như là “trò chơi thực tại”.
Hai đối thủ bộc lộ hết mọi ưu điểm hay khiếp khuyết một cách trực tiếp và chân thật dưới mọi góc nhìn của thực tại. Một người có thể nói không giỏi bằng làm, có thể bị sơ suất hay vụng về, có thể bị áp lực quá lớn của địa vị và vị trí của người buộc phải
chiến thắng, nên có thể mất đi trạng thái và bản lãnh lúc bình thường thường nhật… Và một người “không có gì chân thật để mất” ngòai tư tưởng phóng hiện thành thực tại, với niềm tin như là tín đồ của logic lý lẽ thay cho hiện thực…
Một đạo sư nói rằng:
“Người trí không có vỏ bọc thép. Y không cần được bảo vệ, y dễ dàng bị công kích, y hoàn toàn rộng mở. Y đâu cần tự vệ để chống lại tự nhiên -y luôn sẵn sàng, sống trọn vẹn như thế. Y không cần phải thúc đẩy giòng nước mà trôi theo cùng một nhịp với giòng sông. Y không cần phải khoác vào bất cứ cái tâm nào bởi vì mang cái tâm vạn hữu đã là quá đủ. Y đâu cần phải có một cái tâm riêng bởi lẽ y không hề có một mục đích riêng tư. Suy nghĩ là một sự thay thế. Khi bạn không biết, bạn buộc phải suy nghĩ. Nếu bạn biết rồi, đâu còn suy nghĩ để làm chi?
Suy nghĩ là một trạng thái mù lòa. Suy nghĩ chẳng khác gì chiếc gậy dò đường của người mù.” Nói chung trong cuộc chiến lần này, có một người đã và đang được thực nghiệm chứng nghiệm trong hành động thay cho lời nói, hiện thực là lý lẽ, cương trực đến mức phá bỏ giới hạn luật lệ cản ngăn điều chân thật, lấy niềm tin và sự hiến dâng nơi Chúa Trời làm sự thật vô ngã vô trí, lấy hiện tại hay hành động từng phút giây làm cuộc sống và phong cách đạo hạnh… Và một người thì ngược lại, thấy sự thật nơi lý lẽ hay tư tưởng thay cho thực tại, lấy phiến diện hay suy biện tránh né tổng thể sự kiện làm sức mạnh niềm tin, không xem tư cách hay giới luật tự tâm là cuộc sống chân thật, mà chỉ hướng ngọai nơi lý tưởng xã hội do tư tưởng muốn phóng hiện giải tỏa hay thay thế áp đặt cho thực tại…
Có câu chuyện “li kỳ” thời hiện đại ở nước Mỹ đang lan truyền trên mạng XH:
“Người Amish ẩn dật đi vào thành phố trên xe ngựa, cưỡi trâu với cờ Mỹ và cờ Trump tung bay, làm mọi người đều sững sờ trước cuộc diễn hành của họ! Một số người Amish không chỉ cưỡi ngựa, mà còn dùng đến cả trâu và bò sữa được dán các khẩu hiệu Trump 2020. Cùng với đó, những người hâm mộ ông Trump ở các thị trấn hộ tống họ bằng xe máy.
Họ, những người Amish không được tổ chức bởi đội vận động địa phương hay Đảng Cộng hòa. Họ là những người bình thường tự phát và là sức mạnh của người dân Mỹ.
Cộng đồng người Amish rất “bảo thủ”, chủ yếu phân bố ở khu vực rừng sâu của bang Pennsylvania, vùng nông thôn của bang Indiana và một số khu vực ở bang Ohio. Trong cuộc sống của họ không có Internet, TV và tất cả các thiết bị điện gia dụng; họ cũng không có xe hơi, mà đi lại bằng ngựa. Các cư dân của cộng đồng này nổi tiếng với sự kiên quyết từ chối ô tô và các thiết bị điện hiện đại, họ đã sống một cuộc sống nông thôn giản dị như vậy trong nhiều thế kỷ.”
Phải chăng đây là thực tại lan truyền đồng bộ xuyên qua môi trường “phi tư tưởng” ở chốn cội nguồn chung?
Theo tác giả Du Miên:
“Một nhóm 4 giáo sư luật người Úc đã đề cử Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho Giải Nobel Hòa bình. “Một trong 4 vị giáo sư là ông David Flint cho biết, việc đề cử dựa trên ‘học thuyết của ông Trump’, là cách tiếp cận chính sách đối ngoại của vị đương kim Tổng thống Hoa Kỳ.
“Học thuyết Trump quá phi thường, tương tự như rất nhiều điều ông Donald Trump đã làm. “Những gì ông ấy đã làm với ‘Học thuyết Trump’, là ông ấy đã quyết định sẽ không tiếp tục để Mỹ tham gia vào các cuộc chiến tranh bất tận, những cuộc chiến không đạt được kết quả gì ngoài việc giết hại hàng nghìn người Mỹ trẻ tuổi và những món nợ khổng lồ áp đặt lên nước Mỹ, trong khi không giải quyết được vấn đề gì tại các quốc gia nơi các cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn.
“Những gì ông Donald Trump làm là đi ngược lại mọi lời khuyên, nhưng ông ấy đã làm theo lẽ thường, ông ấy đã đàm phán trực tiếp với các quốc gia Ả Rập liên quan và Israel, rồi đưa họ lại gần nhau. Và các quốc gia đang xếp hàng, gồm có Ả Rập và Trung Đông, để tham gia vào mạng lưới hòa bình sẽ thống trị Trung Đông này’, ông Flint nói.
“Khi được hỏi về các đề cử và liệu ông có thể mở rộng nỗ lực của mình sang Trung Quốc hay không, Tổng thống Trump nói với các phóng viên trong một lần gần đây rằng, ông rất vinh dự và sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ.”
Làm cho bản thân hay quốc gia “vĩ đại trở laị” – đó cũng chính là cuộc chiến tại cội nguồn nơi mỗi thực thể hướng nội “kết thúc từ khởi đầu” – cũng là trả về cho tâm linh vô ngã với sự đáp ứng cùng lúc và đa diện nơi cuộc sống tỉnh thức trong từng khoảng khắc hiện tại.
Sự tập trung chú tâm tối hậu trong một cuộc chiến sinh tử, đó cũng là nghệ thuật sống tỉnh thức với vạn tượng trong từng khoảng khắc hiện tại, là sự hiến dâng đến vô bản ngã và vô niệm tưởng bởi đấng tâm linh tối thượng tạo tác trong ta.
“Ý nghĩ là thực tại” chỉ có thể có nơi cội nguồn “không hai” “vô ngã” “bất động tỉnh lặng” “cũng có cũng không” “vô đối” với mọi đối tượng, đối thể, đối kháng… Một đạo sư kể rằng:
“Có một truyền thuyết cổ xưa đã gắn liền trí tuệ với ngu dốt. Phải chăng kẻ trí là người có một tâm hồn chơn chất, giản đơn? Hay không có khác biệt giữa người trí và kẻ ngu trong ta: người trí bởi vì cuộc hành trình của y đã kết thúc, kẻ ngu bởi vì lần đầu tiên y biết được một điều rằng, không có gì để biết…”