
Cộng hòa Cyprus từ chối trừng phạt Belarus theo kiến nghị chung EU, đề nghị châu Âu cùng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể thu75cc hie65n S-400?
Đối lập kêu gọi can thiệp, Lukashenko phong tỏa biên giới Belarus
Cuộc họp của Ngoại trưởng 27 nước thành viên châu Âu hôm 21/9 vừa qua đã không thể thống nhất được danh sách các quan chức Belarus sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ EU do các cáo buộc liên quan đến sử dụng bạo lực và vi phạm nhân quyền.
Theo đó, Ngoại trưởng đến từ Cộng hòa Cyprus đã từ chối thông qua quyết định trừng phạt nói trên.
Thông tấn TASS của Nga dẫn lời một nguồn tin trong phái đoàn của một quốc gia châu Âu của Hội đồng châu Âu tiết lộ, Cộng hòa Cyprus đề cập đến một trao đổi. Nước này sẽ thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào quan chức Belarus nếu muốn EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến chính sách bành trướng lãnh thổ của quốc gia này ở đông Địa Trung Hải.
“Cyprus vẫn cam kết với lập trường ban đầu của mình. Các bộ trưởng đã không thống nhất được danh sách đen. Vấn đề hiện đã bị hoãn lại cho đến khi cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra vào cuối tuần này” – nguồn tin này cho biết.
Nhà ngoại giao dự đoán, tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu tới, có thể cũng sẽ không có thỏa thuận nào được đưa ra.
“Các cuộc họp cấp ngoại trưởng trong những tuần qua cho thấy tình hình không hề đơn giản” – ông nói.
Riêng nói về trường hợp Cộng hòa Cyprus, quả thực rất khó để làm hài lòng yêu sách này bởi việc tìm kiếm tập thể 27 nước châu Âu trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ ở thời điểm này là rất khó khăn.
Thổ Nhĩ Kỳ chưa phải là một thành viên EU, song có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Âu. Ankara đang là cánh cổng điều phối dòng người tị nạn từ Trung Đông đổ về châu Âu. Vì vấn đề người tị nạn Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu đã trở nên tranh cãi.
Không phải là thành viên EU nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một nhân tố của liên minh quân sự lớn nhất hành tinh NATO bởi giữ vị trí chiến lược ở khu vực Địa Trung Hải.
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Địa Trung Hải như Hy Lạp và Cộng hòa Cyprus liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên đã đẩy EU vào tình thế kẹt.
Ngày 21/9, EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt với 3 công ty – một của Thổ Nhĩ Kỳ, một của Kazakhstan và một của Jordan – vì vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc với Libya. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản của các công ty này tại EU, cũng như loại bỏ các công ty này khỏi các thị trường tài chính EU và cấm các công ty này làm ăn với bất kỳ công ty nào trong EU.
Ngoài ra, 2 cá nhân cũng phải hứng chịu các lệnh trừng phạt vốn bao gồm phong tỏa tài sản và cấm du lịch vì đã cung cấp nguyên liệu cho Libya, nơi chính quyền được Liên hợp quốc công nhận ở Tripoli đã bị lực lượng của chính quyền của Tướng Khalifa Haftar ở miền Đông tấn công.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói, ông không muốn các lãnh đạo EU, vốn đã nhất trí về các biện pháp trừng phạt vừa phải đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
“Quyết định đó (của EU) có thể chống lại các tàu bè, các doanh nghiệp và các cá nhân của chúng tôi. Họ đã có những quyết định như vậy trong quá khứ. Chúng tôi có từ bỏ quyết tâm (về chủ quyền) của mình không. Không, quyết tâm của chúng tôi còn tăng lên” – Ngoại trưởng Cavusoglu nói.
Ông Cavusoglu tái khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đàm phán không có điều kiện tiên quyết, tuy nhiên nói thêm tàu nghiên cứu địa chấn Oruc Reis sẽ sớm nối lại hoạt động sau khi cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/9.