
VI ANH
Có thể nói từ khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thai bình dương, đặc biệt thời chánh quyền của TT Trump, là thời Mỹ chống Trung Cộng từ biển tới sông. Cụ thể là từ Biển Đông tới Sông Cữu Long mà nước VN ở cuối hạ nguồn. Mỹ vào tận Sông Cữu Long chống Trung cộng ( TC) vì khu vực hạ nguồn Mekong là trọng tâm trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳvà Ấn độ là một phần thiết yếu trong hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN.
Nhiều nước và tổ chức quốc tế lo lắng nhận thấy TC dùng đập nước như một “vũ khí hủy diệt”để thực hiện điều mà người Trung hoa xưa trong truyện Tàu gọi là thuỷ trận. Chỉ cần TCxả một lượng nước lớn nhưng không thông báo trước, hiệu ứng domino sẽ buộc các đập dưới hạ nguồn phải xả đồng loạt và gây ra lũ quét trên diện rộng.
Mỹ chống TC đã ỷ mạnh hiếp yếu, ngăn chận dòng chảy nước ngọt của Mekong làm hại cuộc sống của các nước với hang triệu triệu người sống nhờ lúa nước và cátôm nước ngọt.
Về Biển Đông Mỹ đã chống TC nhiều năm rồi, có thể nói đang là vùng biểnMỹ trường kỳ chống TC.Mỹ không thể, không bao giờ để TC ‘một mình một chợ’ở Biển Đông như Ngoại Trưởng Pompeo của Mỹ khẳng khái tuyên bố, vì lợi ích cốt lỏi của Mỹ về địa lý chánh trị,kinh tế, quân sự. Mỹ đã tăng quân, phương tiện chiến tranh, bố trí ba hàng không mẩu hạm vào vùng chiến thuậtnày và sẵn sàng chiến tranh với TC. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 2/9/2020 lên tiếng tố cáoTC “gia tăng việc bắt nạt các nước láng giềng” mà ông nói là “thể hiện rõ ở Biển Đông”.
Còn Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ David Stil- well hôm 3/9, tố cáoTC “thao túng” dòng chảy sông Mekong gây nên “một thức thách cấp bách” trong khu vực, trong buổi thảo luận trực tuyến do Viện Hòa bình Mỹ và Đại học chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore tổ chức.
Ông Stilwell minh xác: “Một báo cáo gần đây cho rằng TC thao túng dòng chảy dọc sông Mekong trong 25 năm qua, trong đó sự gián đoạn dòng chảy tự nhiên nghiêm trọng nhất xảy ra đồng thời với việc xây dựng và vận hành các con đập lớn”.“Hiện nay, sông Mekong phải chịu tình trạng mất đi lượng nước ngọt rất lớn ở mức kỷ lục, tàn phá hoa màu, đe dọa an ninh lương thực và nguồn nước khu vực”, ông Stilwell nói. Nhận định rằng vấn đề có thể gây bất ổn nghiêm trọng hơn, ông Stilwell cho biết Hoa Kỳ đang làm việc với các nước ven sông Mekong, tổ chức Ủy hội sông Me- kong và các đối tác quốc tế để “bảo đảm lời kêu gọi về minh bạch dữ liệu nước của Trung Quốc được phản hồi”.
Chưa hết, hôm 11/9, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun và Ngoại trưởng Việt Nam CS Phạm Bình Minh đồng chủ tọa Hội nghị Bộ trưởng Đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP) lần đầu tiên, với mục tiêu nâng tầm Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI), để ứng phó với các tác động từ thượng nguồn do Trung Quốc gây ra.Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Hội nghị MUSP khẳng định cam kết của Washington đối với tương lai của LMI “như một phần của tầm nhìn chung cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.Quan hệ Đối tác MUSP bao gồm 6 thành viên là Hoa Kỳ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Được biết hồi tháng 7- 2020 Thứ trưởng Biegun cũng đã phát biểu tại một phiên điều trần tại Thượng viện rằng khu vực sông Mekong có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ. “Chúng tôi đang làm việc với các nước Mekong để đảm bảo sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng, ngay cả khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục xây dựng các con đập trên diện rộng và đe dọa an ninh lương thực của các nước láng giềng ở hạ lưu dọc sông Mekong”.
Thế là Mỹ chống TC từ Biển Đông đến Cữu Long. Không phải mới đây. Hồi năm 2019 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong cuộc họp với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Bangkok, Thái Lan, hôm 1/8/ 2019, lên tiếng chỉ trích việc TC cho xây các đập thủy điện ở sông Mekong gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước hạ nguồn sông. Ông nhấn mạnh “Mực nước của con sông đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, một vấn đề có liên quan đến quyết định đóng nước từ thượng nguồn của Trung Quốc.
Ô. Pompeovạch trần việc TC cho nổ mìn, nạo vét lòng sông, tuần tra dòng sông bên ngoài khu vực thuộc Trung Quốc, tìm cách áp đặt các luật lệ lên việc quản lý dòng sông, và do đó làm yếu đi vai trò của Ủy ban sông Mekong.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nói đến cam kết của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc hợp tác với các nước thuộc lưu vực sông Mekong để đối phó với những khó khăn.
Những sư kiện và thời sự về Biển Đông và Cữu Long cho thấy Mỹ chống TC từ Biển Đông đến Cữu Long, chuẩn bị tạo liên minh chống TC bằng hải chiến và bằng thuỷ chiến.
Trong chiến lược và chiến thuật trở lại Đông Nam Á để ngăn chận đà bánh trướng và ảnh hưởng của TC trong vùng, Mỹ cũng đã càng ngày càng can dự vào vấn đề Biển Đông và Sông Cữu Long hay Mekong.
TC đã xây xong bốn đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong ở khu vực tỉnh Vân Nam và dự trù sẽ xây thêm bốn đập nữa, mặc dù chưa rõ là chúng sẽ có tác động như thế nào đến các nước hạ nguồn Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia nằm ở cuối sông Me- kong, đặc biệt quan ngại về những đập thủy điện không chỉ của TC, mà còn của Cam Bốt và Lào do TC cho vay tài trợ.
Nguy cơ chẳng những về môi sinh, đời sống, lương thực mà còn là mối đe dọa an ninh quốc gia của các quốc gia dân tộc hạ nguổn nữa”. Nguy cơ đó cũng làm cho nhiều nước Á châu và nhứt là tổ chức Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, ASEAN không thể không chú ý và quan tâm vì hầu hết các nước bị thiệt hải là thành viên của ASEAN. Mỹ rất xông xáo trong mặt trận Mekong chống TC. Từ khi Mỹ chuyển trục quân sự vế Á châu Thái binh dương, Mỹ rất quan tân đến vấn đề Cữu Long. Cụ thể như Mỹ đưa ra sáng kiến và chủ trương tổ chức Sáng kiến hạ lưu Mekong, được thành lập tại Thái Lan năm 2009. Trong cuộc họp này, Ngoại trưởng Mỹ gặp các ngoại trưởng Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã hứa sẽ giúp bốn nước nói trên đối phó với những tác động biến đổi khí hậu.
Việc can dự của Mỹ vào vấn đề Mekong sẽ buộc TC phải lắng nghe nhiều hơn các nước khác trên lưu vực.” ./. ( VA)