Thiện Võ
Có người bạn thắc mắc:
“Tại sao những người thuộc giới có học thức bên Mỹ lại cuồng đảng Dân chủ, và cho rằng những người ủng hộ đảng Cộng hòa và TT Trump là những người cổ hủ, ít học không? Tại sao ông Biden bất tài như vậy mà họ vẫn cho rằng ông ta hơn TT Trump? Tại sao những nhà tài trợ của đảng Dân chủ toàn là những đại tư bản tài chính, Big Tech, mà những người trí thức kia vẫn cho là đảng Dân chủ ủng hộ người nghèo, tiến bộ xã hội?”(FB Duong Viet An)
Theo tác giả Trần Xuyên Bình:
“Tích trữ lương thực, đạn, nước và súng, Đảng Dân chủ đang thực hiện một sứ mệnh “Cảm tử Thần phong” vào năm 2020. Cuộc bầu cử sắp tới là “sống hoặc chết” theo như họ nghĩ, đối với bạn và Hiến pháp Hoa Kỳ mà họ đang thực hiện trong cơn hấp hối…
“Bằng cách phản đối kết quả cuộc bầu cử cho đến tháng 1 – điều mà họ có kế hoạch rõ ràng và hiện đã được viết thành văn bản – họ dự định sẽ bổ nhiệm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi làm Tổng thống Hoa Kỳ theo Hiến pháp, cho đến khi họ có thể thu thập đủ số phiếu bầu qua thư để làm cho Biden trở thành tổng thống”. Phải chăng quyền năng là sự tập trung của tư tưởng hay hành động?
Phải chăng quyền lực thô thiển cũng không khác gì quyền năng vi tế, ở lòng tham lam hay sự nắm giữ “cái gì đó” – không thể có được trong hiện tại “như nó vốn đang là”? Một đạo sư nói rằng:
“Tập trung là với một mục đích nào đó, có động cơ nào đó…
Thiền thì không có động cơ. Thiền đi vào trong sự tồn tại chỉ khi bạn đã nhìn vào trong tất cả các động cơ, đi qua trọn hết mọi động cơ, và bạn đã thấy cái giả dối của nó. Bạn đã thấy rằng động cơ chẳng dẫn đến đâu cả, rằng bạn cứ đi vòng tròn mãi, bạn vẫn còn như cũ. Động cơ cứ tiếp tục dẫn bạn đi, hướng bạn đi, gần như đưa bạn tới điên khùng, tạo ra ham muốn mới, nhưng chẳng đạt được cái gì cả. Đôi tay vẫn còn trống rỗng như trước. Động cơ chỉ hứa hẹn; hàng hoá chẳng bao giờ được giao.
Động cơ này thất bại thì động cơ khác tới và lại hứa hẹn nữa với bạn… và bạn lại bị lừa nữa. Cứ bị động cơ mục đích lừa đi lừa lại mãi. Và rồi một hôm bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết – bỗng nhiên bạn nhìn vào nó, và chính cái nhìn đó là bắt đầu cho thiền.”
Theo tin từ một số bạn cho biết rằng Trump rally ở Miden, Nevada có 30 ngàn người tham gia, trong khi Joe Biden có 20 người (mà chỉ số của Biden lại dẫn trước TT Trump?).
“Người dự buổi vận động của Tổng thống Trump tại Las Vegas, Nevada, phải đậu xe đi bộ 3 miles khoảng 4.8km đến nơi, và phải xếp hàng khoảng 2km. TT TRUMP TẠO LÀN SÓNG CUỒNG KHẮP NƯỚC MỸ. Trong khi Binden rally vắng như chùa bà đanh…”
Ngày 10/9, Tổng thống Donald Trump phát biểu ở Freeland (Michigan) trong sự gián đoạn bởi những người ủng hộ hô vang “CHÚNG TÔI YÊU NGÀI TỔNG THỐNG!”.
– “Xin đừng nói như vậy.. Tôi sẽ bắt đầu khóc, mà vậy thì không tốt cho hình ảnh của tôi đâu.. Các bạn không muốn thấy tôi khóc đâu.. ” – Tổng thống D. Trump đã đáp lời trong cảm xúc và lắng đọng…
Tại Henderson, Nevada ngày 13/9/2020, đón chào Tổng Thống Donald Trump tái đắc cử, mọi người dự hô vang khẩu hiệu “Bắt giam Obama!” sau khi Tổng Thống Trump cáo buộc người tiền nhiệm can thiệp chiến dịch tranh cử 2016. Thiền là gì?
“Thiền là trạng thái không ý chí, trạng thái không hành động, nó là thảnh thơi. Bạn không làm bất kì điều gì, chỉ đơn giản hiện hữu, cho phép cuộc sống diễn ra theo ý riêng của nó, không muốn hướng dẫn nó, không thao túng bó buộc bất kì kỉ luật nào lên nó. Nếu bạn thiền về cái gì đó, thế thì bạn đang tập trung, không phải là thiền.” (Trích “Tâm Kinh”)
Quyền năng của sự tập trung “Tam Quyền Phân Lập” trong xã hội Mỹ có sự buông bỏ hay thảnh thơi chức vị Tổng Thống sau một hay hai nhiệm kỳ. Nó có phong cách của tu tập Thiền, đó là tự do giải thoát khỏi những gì mình đã nắm giữ điều hành để cho phù hợp với hiện tại luôn mới mẻ “như nó vốn đang là”.
Nhưng Barack Obama là cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên phá lệ khi can thiệp và nắm giữ quyền năng dù không còn tại vị. “Lỗ hổng quyền năng” này có phải là cả một thế lực ngầm, là nguyên nhân của “mọi chuyện”?
Hay mọi chuyện biểu hiện qua thể chế Tam Quyền Phân Lập, bao hàm trong nó cả sự “cấp tiến” hay “nổi loạn” của những khát khao tham muốn và quyền năng, dù nhân danh về những gì “lý tưởng” “dân chủ” “chủ nghĩa cộng sản”…?
Hoặc phải chăng sự tập trung của “thế lực ngầm”, Antifa, Black Lives Matter, China Virus… chính là sự giới hạn nơi tâm trí và bản ngã. Mà thể chế Tam Quyền Phân Lập là thực tại vô giới hạn của thời gian, bởi sự chấp nhận cả đối kháng, hay buông bỏ sự nắm giữ quyền lực cố vị?
Có một nghịch lí rằng: nếu có thể kết thúc nơi sự buông bỏ vô hạn, thì mọi quyền năng hữu hạn tự nó hiển hiện mà không cần kiếm tìm hay cố gắng!
Trong bài viết đặt sắc: “Ván Cờ Cuối Cùng Của Tổng Thống Trump – Phá Vỡ Âm Mưu Đảo Chính Của Đảng Dân Chủ Và Kẻ Thù Nước Mỹ”, theo tác giả Xuân Trường:
“Dựa vào Tu chính án thứ Mười Bốn, Tổng thống Trump có quyền bãi bỏ quyền lực của các thống đốc, thị trưởng, thẩm phán, nhà lập pháp hoặc lãnh đạo quân đội đã cấp “viện trợ hoặc ủy lạo” cho cuộc nổi dậy, phiến loạn chống lại Hoa Kỳ.
“Ngày 1/11 quan trọng vì ngày đó chỉ cách cuộc bầu cử (3/11) có 2 ngày, Tổng thống Trump đã dựa vào chiến dịch Chiến dịch cung cấp vaccin vào ngày này để giữ gìn an ninh quốc gia, bằng cách điều quân đội có mặt ở mọi thành phố lớn trên nước Mỹ. Đây dường như là một kế hoạch cực kỳ táo bạo, “trên cơ” những bộ óc thủ đoạn mưu mô của Dân chủ cánh tả cực đoan, chuẩn bị cho việc áp dụng “Đạo luật Phục sinh” ngay sau cuộc bầu cử.
“Cùng với làn sóng liên tiếp các Hiệp hội với trên 900 ngàn cảnh sát trên khắp nước Mỹ lên tiếng ủng hộ Tổng thống Donald Trump, có thể Đảng Dân chủ đang gậy ông đập lưng ông, đang nhảy “điệu nhạc” đúng theo ý nhà “soạn nhạc tài ba“ : Donald Trump!”
Thiền sư nói rằng:
“Cho dù là bạn thiền để đạt tới Thượng đế, bạn vẫn cứ là phàm nhân. Cho dù là bạn thiền để đạt tới niết bàn, bạn vẫn cứ là phàm nhân. Thiền là cái nhìn sáng suốt rằng tất cả các mục đích đều sai.
Thiền là việc hiểu rằng ham muốn chẳng dẫn đến đâu cả. Thiền không phải là cái gì đó bạn làm vào buổi sáng và bạn kết thúc nó. Thiền là cái gì đó bạn phải liên tục sống trong mọi khoảnh khắc cuộc sống bạn. Bước đi, ngủ, ngồi, nói, nghe – nó phải là một loại không khí… Và khi tâm trí đã tới điểm dừng lại, không còn quan tâm tới việc đạt được cái gì nữa, thì nó đạt tới Phật tính. Khi tâm trí đã đi tới dấu chấm hết và không còn đi đâu nữa, nó bắt đầu đi vào trong bản thể trống rỗng tràn đầy được đạt tới bởi không thành đạt.”
Có thể bắt đầu cũng là kết thúc bằng sự chậm lại, không chỉ đáp ứng hay giao hòa với hiện tại thực, mà còn là sự buông bỏ tập trung hay cũng là trọn vẹn với thời gian và sự vô hạn, để cho “tay không trở về với tay không” với quyền năng của sự an định tối hậu…