DIỄN TIẾN PHIÊN TÒA ‘BỎ TÚI’ CỦA CỘNG SẢN VỀ VỤ ĐỒNG TÂM

0
417
Con-trai-Le-Dinh-Kinh-2-Le-Dinh-Chuc.jpg

Ngày 7/9, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã lên tiếng quan ngại về phiên toà của cộng sản xử 29 người dân Đồng Tâm diễn ra vào cùng ngày vì cho rằng phiên toà không độc lập và kết quả là “án bỏ túi”.

Nhận định của HRW là hoàn toàn chính xác, cụ thể khi luật sư bảo vệ cho người dân Đồng Tâm yêu cầu triệu tập Nguyễn Đức Chung nhưng bị tòa cộng sản bác bỏ, và lạnh lùng tuyên bố không cần thiết. Trong khi đó, tên tội phạm Nguyễn Đức Chung (hiện đã bị bắt) từng cầm đầu chính quyền cộng sản TP.Hà Nội có vai trò chính trong việc đẩy người dân vào thế buộc phải tự vệ để bảo vệ quyền lợi của mình và bị chính quyền cộng sản chụp cho tội ‘chống người thi hành công vụ’.

Trong một diễn tiến mới nhất, hôm 10/9, các luật sư bào chữa đề nghị Viện Kiểm sát cộng sản công bố một bản kế hoạch được cho là thuộc diện “tối mật” của Công an cộng sản Hà Nội liên quan đến cuộc đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 9/1.

Theo các luật sư bào chữa, nếu bản kế hoạch được bạch hóa, các bên liên quan và công chúng sẽ thấy rõ việc chính quyền điều lực lượng công an cộng sản đi vào thôn Hoành có phải là công vụ hay không; nếu có, phạm vi công vụ là gì, và liệu có bao gồm việc cho phép tiến hành các biện pháp có thể dẫn đến chết người hay không. Khi làm rõ về những điều nêu trên cũng sẽ làm sáng tỏ là những bị cáo có chống người thi hành công vụ hay không, một trong số các luật sư bào chữa nói với VOA. Luật sư bào chữa này không muốn nêu tên cho VOA biết nhóm các luật sư bào chữa biết về bản kế hoạch 419A khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, cụ thể là qua “hai câu” trong bút lục ghi lời khai của các nhân viên công an CS. “Cái này là sơ hở của họ”, luật sư nói với VOA.

Theo dự đoán của chúng tôi, gần như chắc chắn những tài liệu này sẽ không bao giờ được bạch hóa.

Tuy nhiên, để rộng đường dư luận chúng tôi xin nêu một số diễn tiến và ý kiến của dư luận để độc giả tham khảo.

19 trong 29 bị cáo Đồng Tâm nói bị tra tấn trong khi điều tra

Một luật sư vào trưa ngày 9-9-2020 tiết lộ một chi tiết bất ngờ xảy ra vào cuối giờ xử ngày thứ 2 (8-9) trong vụ án Đồng Tâm đó là các bị cáo đồng loạt khẳng định mình bị tra tấn trong giai đoạn điều tra.

Luật sư Đặng Đình Mạnh tường thuật lại trên Facebook cá nhân: “Lúc 6h20’, trời Hà Nội đã tối hẳn. Trong phiên tòa có một luật sư lớn tuổi đề nghị cho nghỉ vì đã quá trễ, nhưng chủ tọa bác bỏ yêu cầu đó và cho phiên tòa tiếp tục. Chủ tọa mời các luật sư tham gia xét hỏi và luật sư Đặng Đình Mạnh giơ tay xin phép Hội đồng Xét xử tham gia xét hỏi.

Đầu tiên chủ tọa phiên tòa từ chối với lý do luật sư Đặng Đình Mạnh đã xét hỏi rồi; nhưng ông nêu qui định luật không hạn chế việc xét hỏi của luật sư. Ngoài ra ông lập luận thêm là câu hỏi phát sinh trong quá trình theo dõi sự xét hỏi của đồng nghiệp. Ông nói chỉ xin hỏi 1 câu ngắn rồi quay xuống hàng ghế những người bị truy tố nêu câu hỏi chung với tất cả 29 bị cáo rằng “ Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay.”

Đáp lại câu hỏi của luật sư Đặng Đình Mạnh có 10 cánh tay giơ lên. Như vậy có 19 người thừa nhận họ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra.”

Tối ngày 8-9-2020, luật sư Ngô Anh Tuấn công bố bản ghi chép về phiên tòa Đồng Tâm ngày thứ hai cho thấy ông Lê Đình Công khai trong giai đoạn điều tra ông bị đánh hàng ngày bằng dùi cui.

Các bản án nặng có giải quyết căn cốt vấn đề?

Trước câu hỏi như trong vụ Đồng Tâm đang được chính quyền cộng sản đem ra xét xử, liệu các bản án được tuyên, các phán quyết cuối cùng mà dù có nặng nề đến mấy với các bị cáo là người dân, nông dân địa phương, thì có thể giải quyết được rốt ráo, căn cốt vấn đề xung đột và tranh cấp nóng bỏng về sở hữu đất đai như đã đang diễn ra lâu nay ở Việt Nam hay không, kinh tế gia Bùi Kiến Thành từ Hội An nói với BBC hôm 08/9:

“Nó không giải quyết được vấn đề gì cả. Tại vì nhà nước ăn cướp quyền sở hữu đất đai của nhân dân, rồi bây giờ người ta uất ức, bức xúc vì không được giải quyết, người ta có hành động đấu tranh, thì các hành động bạo lực như vừa rồi có khác gì phong kiến, tư bản ở đâu đó trước kia mang quân, đem lính tới để mà chiếm đoạt đất đai là tài sản của nhân dân?…

Vai trò của tên tội phạm Nguyễn Đức Chung trong vụ Đồng Tâm

LS Ngô Anh Tuấn nói “Có rất nhiều quyết định, văn bản của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch cộng sản TP Hà Nội liên quan đến vụ việc đất đai Đồng Tâm.’’

“…các tình tiết trong hồ sơ vụ án nêu rất nhiều đến các quyết định, văn bản của Nguyễn Đức Chung, liên quan đến Đồng Tâm. Hồ sơ vụ án nêu rằng đây là các vấn đề hành chính liên quan thôi, tuy nhiên nó được nhắc đến rất nhiều. Có nghĩa là cơ quan điều tra xem đó là các chứng cứ, bằng chứng cần được xem xét.’’

Câu hỏi là hiện Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch cộng sản TP Hà Nội, có thể làm được gì, nói gì trong vụ xử án tuần này khi mà chính Chung đang bị bắt giữ vì vụ việc khác?

Quyền tự vệ

Kiến trúc sư Dương Quốc Chính viết trên Facebook cá nhân:

…Khi tấn công người dân không có lý do chính đáng thì họ có quyền tự vệ. Không có luật nào cấm dân tàng trữ chai xăng, tàng trữ cái gọi là lựu đạn (tự chế), dao phóng lợn gắn tuýp sắt, bình ga. Vì tất cả đều không phải vũ khí quân dụng. Bất cứ ai cũng có quyền tàng trữ những thứ đó để tự vệ. Tại sao bò đỏ lại căn cứ vào đó để cho rằng dân Đồng Tâm phạm tội?

Riêng về lựu đạn tự chế, hiện còn chưa bắt được kẻ bán, nên chưa có gì chắc chắn là chúng từ đâu ra, không thể chỉ dựa vào lời khai của bị can. Xin lưu ý là hầu hết báo đài đều lờ đi chi tiết đây là lựu đạn tự chế, không phải vũ khí quân dụng, để làm tăng tính hung hãn của người dân. Nhưng cáo trạng ghi rõ chi tiết này…

Đơn yêu cầu khẩn cấp

Một nhóm các tổ chức xã hội dân sự gồm các tri thức và người dân Việt Nam đã khởi xướng một đơn yêu cầu khẩn cấp gửi các lãnh đạo chính quyền và tiến hành thu thập chữ ký với nội dung sau:

“Coi ông Bùi Viết Hiểu là nhân chứng đặc biệt, phải bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu một cách đặc biệt; tốt nhất nên chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý” vì ông là người chứng kiến một cảnh sát cộng sản đã bắn chết ông Lê Đình Kình từ phía trước.

‘Hết sức bình thản’ khi nghe đề nghị tử hình

Sau khi Viện Kiểm sát (VKS) cộng sản TP Hà Nội đề nghị mức án tử hình với hai ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức hôm 9/9, luật sư Đặng Đình Mạnh, người có mặt tại tòa, nói hồ sơ vụ án có quá nhiều thiếu sót, thì dù với bản án nhẹ nhất, chứ đừng nói tử hình, có khả năng cao là kết án oan sai. Ông lý giải nhận định này với BBC News Tiếng Việt:

“Chưa thừa nhận vấn đề các bị cáo có tội hay không, nhưng các luật sư nhìn nhận rằng hồ sơ vụ án có rất nhiều thiếu sót.”

Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here