Thiện Võ
Triết gia lừng danh của Triết học Tây phương là Socrates có câu nói nổi tiếng: “Khi một người thực sự biết, anh ta chỉ biết một điều, rằng anh ta không biết.”
Nếu bạn nghĩ rằng hai đường thẳng song song là không hề giao nhau, hay những con người xa lạ nghĩa là chưa hề gặp gỡ nhau, thì đó có thể chỉ là hiểu biết phiến diện.
Bởi nếu ở một “cái nhìn toàn bộ”, sự thấy biết không hẳn phải là một “giao điểm” hay “gặp gỡ”. Hai con đường song song có thể xem là luôn luôn thấy biết nhau trên toàn bộ “con đường vô hạn” của chúng. Và những con người xa lạ cũng vậy, chỉ có “Trời biết” hay “chương trình Tạo Hóa” là mới có thể an bài họ trong những thế giới đối lập xa lạ lẫn nhau.
Hay trong “không gian vô hình” “có duyên không phận”, có một sự “gặp gỡ” mà ngỡ như chỉ là thấy biết lại “kẻ thù truyền kiếp” từ luân hồi sinh tử hay duyên nghiệp vô minh…
“Thế giới song song” tưởng chừng như trong câu chuyện khoa học giả tưởng hay truyền thuyết tâm linh, nhưng nó thật có. Đó chính là nhận thức toàn bộ, trực cảm, không nắm giữ thời gian hay dính mắc không gian, nhận thức cũng chính là thực tại chân lý…
***
Có chăng một “cuộc chiến toàn bộ” ở những “thế giới song song”?
Krishnamurti nói rằng: “Khi có một nhận biết được suy nghĩ như một sự kiện, vậy thì không cần thiết phải suy nghĩ về sự kiện. Vậy thì điều được tiềm ẩn trong sự kiện bắt đầu tự-phơi bày; hay suy nghĩ như sự kiện kết thúc.”
Nếu Tổng thống Obama với sự can dự vào cuộc nội chiến Libya – để lại một Libya vô chính phủ, bạo loạn, cướp bóc, nội chiến. Nếu Tổng thống Bush (con) đưa nước Mỹ lún sâu vào Trung Đông, sa lầy ở Afghan – istan, cùng đồng minh tấn công Iraq, bắt sống và xử tử Saddam. Nếu Tổng thống Bill Clinton, đưa Mỹ và đồng minh NATO can dự vào cuộc nội chiến của liên bang Nam Tư với điểm nóng là Kosovo. Nếu Tổng thống Bush (cha) ngoài cuộc chiến vùng Vịnh còn can dự vào cuộc chiến ở Panama.
Thì theo tác giả Larry De King – Donald J. Trump là vị Tổng thống của Hòa bình:
“Dư luận thường cho tổng thống Trump là bốc đồng, nhưng 4 năm cầm quyền cho thấy ông có sự tính toán khôn ngoan, và đã tránh được những cuộc chiến mới như các vị tiền nhiệm.
Tổng thống Trump hạn chế can dự vào các xung đột quốc tế. Còn khi Mỹ có liên quan, ông luôn chủ trương thương thuyết. Chỉ khi không thành công ông sẽ sử dụng sức mạnh một cách nhanh gọn, chính xác, và không để bị sa lầy vào những cuộc chiến lê thê như các đời tổng thống trước.”
Thật vậy, Tổng thống D. Trump đã tránh được xung đột với North Korea, cảm hóa lãnh tụ trẻ Kim Jong-Un trong “tâm phục khẩu phục” bằng bản lãnh mạnh mẽ và chân thật cùng sự hiếu hòa đồng cảm.
Đối với Iran thì Tổng thống D. Trump nhiều lần kềm chế tránh vướng vào cuộc chiến. Nhưng đầu năm 2020 khi tòa đại sứ Mỹ ở Irag bị tấn công bằng rocket, Tổng Thống đã bất ngờ diệt gọn bậc thầy tổ chức khủng bố là đại tướng quân Soleimani. Dù bị phe Dân Chủ bất lực chỉ trích nhưng tình hình Iran đã nhượng bộ đến tận bây giờ.
Ấn tượng nhất là Thỏa thuận Hòa bình giữa Do Thái và Các tiểu vương Ả rập thống nhất vào tháng 8/2020. Chính phủ Trump đã tạo đột phá ngoại giao lịch sử không ai ngờ, mở ra hy vọng lớn về thời kỳ hòa bình cho lò lửa Trung đông từ bao đời nay, như một chiến tích lừng lẫy hay một nhiệm vụ bất khả thi qua nhiều đời tổng thống Mỹ.
Tác giả Larry De King cũng ghi dấu rằng: “Trump chủ trương thương thuyết, với bí kíp là “Art of the deal” (Nghệ Thuật Đàm Phán), dùng văn trước, hạn chế dùng võ khi còn có thể. Nhưng khi đã ra chiêu thì nhanh gọn, chính xác, không muốn kéo dài.
“Chính những thành viên trong nội các của tổng thống Obama cũng phải thừa nhận Trump, với những cách thức phi chính thống (unorthodox), đã đạt được những thành quả mà các chuyên gia nói trên có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến…”
Tam quyền Phân lập Mỹ vẫn vận hành giữa Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp – thậm chí hiển hiện hay biến hiện như là “trung tâm thế giới” với “trường sóng lan truyền” khắp mọi tâm hồn và quốc gia. Và cũng như giữa Nhận thức, Hành động, Cảm giác trong tâm thức. Có một sự song hành phân lập mà thống nhất làm một nơi “gốc nền hòa bình” của những “thế giới song song”.
***
Tham muốn là gốc của vấn đề và tội lỗi, bởi đó là sự “giao cắt” giữa các đối lập trong đánh mất cội nguồn “thế giới song song”.
Bản tánh biết vốn luôn hiện hữu hay thường hằng. Chỉ vì tham sân si – mà chạy theo hay nắm giữ sự biến hiện của cái biết ra bên ngòai – nơi bản ngã, hành động, cảm giác, cảnh vật. Nên trí tuệ giải thoát là trở về được với con người chân thật nơi cội nền cái biết nguyên thể thường hằng.
Nếu khoa học vật chất là khám phá hay sáng tạo thực tại bằng “liên hệ song song”, hay các “thí nghiệm trung tâm” được cách ly biệt lập “song sing” với môi trường cùng những liên hệ xung quanh.
Thì khoa học tâm linh hay thiền định cũng là chú tâm trong pháp môn tu tập, mà vẫn luôn luôn trong “gốc nền tỉnh thức”, không phân tâm liên hệ dính mắc động loạn bởi ngọai cảnh lẫn vọng niệm bên ngòai.
Cái biết toàn bộ, cùng lúc và rộng khắp này chỉ có thể hiện hữu vượt ra ngòai mọi “giao điểm” “gặp gỡ” của sự biết, liên hệ, dính mắc, nắm giữ – vượt ngòai mọi đối tượng bản ngã hay hành động.
Bạn sẽ kinh nghiệm hay thể nghiệm được “thế giới song song” giữa hai tư tưởng trong sự trống không của cái biết – trong cái biết trong lặng sáng suốt, chỉ để nhận thức tỉnh thức liên tục mà không bị đào thải hay mê vọng bởi vì quá tập trung hành động hay bám giữ điều gì…
Bạn sẽ tỉnh thức trên thực tại – là buông bỏ sự nắm giữ nơi đối tượng hay hành động, cũng chính là “khoảng trống không” giữa các “thế giới song song”. Tất cả nan đề và sự việc giờ đây đều “không còn dấu tích”, hoặc chỉ là hiển hiện dễ dàng đến mức như “làm mà như không làm” – trong sự quân bình tự nhiên, chấp nhận nhân duyên, tạo tác vô ngã…
Bạn sẽ biết thế nào là những “làn sóng tâm” song song, đồng bộ, lan tỏa, vô hình và “không có đối thủ”, trong khi mà bạn buông bỏ đối tượng hay trả cho đối phương về “thế giới song song”.
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo tại Bạch Cung nhân dịp lễ Lao Động Labor Day ngày 7/9/2020, Tổng thống Donald Trump một lần nữa nêu ra ý tưởng tách nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, rằng Mỹ sẽ không mất tiền nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không còn kinh doanh.
Thiết nghĩ, một cái nhìn sâu xa hơn về Tam quyền Phân lập – độc lập, song hành, không liên hệ theo sự dính mắc tàn hại lẫn nhau – điều này không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi điều hành chính quyền quốc gia, mà còn giữa các quốc gia trên thế giới, lẫn trong tư cách cá nhân hay tâm thức con người…
Thế giới song song” là gì? Khi mà thực tại tối hậu là những chu trình khép kín, tuần hoàn tự nhiên hay luân hồi sinh tử, không còn liên hệ mà là song song hay được “bẻ cong” qui hướng Tâm thành trường sóng lan tỏa khắp trong Chân không Vũ trụ…
Hố đen vũ trụ là một “thực tại tối hậu”, tất cả vật chất hay năng lượng đi ngang qua đều bị tập trung cuốn hút vào đó và không có gì có thể phát tán ra được bên ngòai, nhưng mọi tiến trình vận động vẫn không bị hủy họai, hay mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường tự nhiên và nhân duyên trong “thế giới song song”.