ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI ANH-EU RƠI VÀO BẾ TẮC

0
312

Các cuộc đàm phán thương mại – yếu tố then chốt đưa Anh rời khỏi châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, một cách suôn sẻ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi Anh cảnh báo EU rằng London có thể sẽ “không cần” đến thỏa thuận Brexit, đã ký với châu Âu nếu liên minh không đồng ý với thỏa thuận thương mại tự do giữa hai bên vào ngày 15/10 tới.

Một trong những điểm gây ngạc nhiên nhất trong tiến trình đàm phán Brexit kéo dài 4 năm, Anh được cho là đang soạn thảo các nội dung mới, theo đó sẽ thay thế một số “hạng mục quan trọng” trong Thỏa thuận rút khỏi EU, một bước mà nếu được thực hiện có thể gây tổn hại tới thỏa thuận hai bên đã ký tháng 1 vừa qua, thậm chí làm gia tăng căng thẳng ở Bắc Ireland.

Tờ Financial Times dẫn nhiều nguồn tin gần gũi kế hoạch trên cho biết một số nội dung trong dự luật thị trường nội khối, dự kiến công bố ngày 9/9, sẽ loại bỏ tính hiệu lực pháp lý của một số điều khoản của thỏa thuận Brexit trong một số lĩnh vực như như trợ giá chính phủ và thuế quan của Bắc Ireland.

Trước đó, ngày 6/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đặt thời hạn chót để đạt một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EU vào ngày 15/10 tới, qua đó phần nào xoa dịu những quan ngại về sự hỗn loạn “không thỏa thuận” nếu đàm phán giữa hai bên thất bại.

Tuy nhiên, trong một trả lời phỏng vấn báo chí hiếm hoi công bố cùng ngày, trưởng đoàn đàm phán của Anh, ông David Frost, đã không kỳ vọng nhiều về khả năng tạo ra đột phá, cam kết sẽ không thỏa hiệp “giới hạn đỏ” của London.

Ông tuyên bố Anh sẽ không trở thành một “quốc gia lệ thuộc” theo bất kỳ điều khoản nào của một thỏa thuận thương mại hậu Brexit đã ký với EU.

Trong khi đó, cùng ngày, trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier cũng thừa nhận rằng các cuộc đàm phán về mối quan hệ tương lai hậu Brexit đang rất khó khăn.

Tuy nhiên, ông không bình luận về thông tin Anh đang soạn thảo văn kiện mới nhằm thay thế một số điều trong thỏa thuận hậu Brexit, giữa Anh và EU.

Cho đến nay tranh cãi lớn nhất giữa Anh và EU vẫn xoay quanh việc trợ giá nhà nước và đánh bắt cá. Nếu không đạt được thỏa thuận, gần 1.000 tỷ USD thương mại giữa London và Brussels có thể đổ “xuống sông xuống biển.”.

Tham khảo Financial Times

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here