CHÍNH SÁCH ‘MỘT QUỐC GIA HAI CHẾ ĐỘ’ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN CỦA TRUNG CỘNG TỒN TẠI BAO LÂU?

0
474
Ngày 1/9, trong bài phát biểu tại Cơ quan Lập pháp Đài Loan, Chủ tịch Thượng viện Séc, Milos Vystrcil đã mô phỏng câu nói nổi tiếng của cựu Tổng thống Mỹ Kennedy “Tôi là người Berlin” và nói bằng tiếng Trung “Tôi là người Đài Loan” để bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan. (Ảnh do cơ quan lập pháp Đài Loan cung cấp).

Vấn đề định hướng Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập đã được thể hiện khá rõ nét dưới triều đại của tổng thống Thái Anh Văn.

Cụ thể, trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi tái đắc cử, tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố: «Chúng tôi không cần tuyên bố Đài Loan là một Nhà nước độc lập. Chúng tôi đã là một đất nước độc lập, với quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc ».

Tổng thống Thái Anh Văn nhấn mạnh:«Đài Loan có bản sắc riêng, và thực chất là một quốc gia. Chúng tôi là một nền dân chủ thành công, và có nền kinh tế khá vững chắc, xứng đáng được Trung Quốc tôn trọng». Bà không quên

cảnh cáo: «Nếu xâm lăng Đài Loan, Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá vô cùng đắt ». Công bằng mà nói thì lời tuyên bố của bà Thái Anh Văn không phải là vô ăn cứ.

Điển hình trong cuộc họp báo hôm 3/9, một phóng viên của tờ Kyodo News hỏi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh rằng bà có bình luận gì về cuộc gặp của Tổng thống Đài Loan với ông Vystril tại Đài Bắc hay không.

Đáp lại, bà Hoa nói rằng chuyến thăm của chủ tịch thượng viện Séc tới “khu vực Đài Loan” đã “ủng hộ thái quá các lực lượng đòi độc lập Đài Loan” và đây là một “hành động khiêu khích công khai”.

Bà Hoa sau đó chỉ trích người phóng viên Kyodo News vì đã gọi bà Thái là “tổng thống” và nhắc nhở nhà báo này không tái phạm trong tương lai.

Đó là cách nói của bà Hoa, tuy nhiên trên thế giới chưa một quốc gia nào đề nghị không gọi bà Thai Anh Văn là tổng thống

Nghị sĩ Mỹ đề nghị không gọi Tập Cận Bình là tổng thống

Hôm 20-8 (giờ địa phương), nghị sĩ của Mỹ đã đề nghị một dự luật nhằm thay đổi cách chính phủ liên bang gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo đó, dự luật này sẽ loại bỏ việc sử dụng chức danh “chủ tịch nước” đối với người đứng đầu Trung Quốc, tờ South China Morning Post đưa tin.

Dự luật đề xuất cấm sử dụng quỹ liên bang để “tạo hoặc phổ biến” bất kỳ tài liệu nào gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc là “chủ tịch nước”.

Không gọi ông Tập là “chủ tịch nước” nữa? Dự luật được đưa ra khi nhiều quan chức nội các hàng đầu trong đó có Ngoại trưởng Mike Pompeo đã bắt đầu từ bỏ chức danh “chủ tịch nước” và chuyển sang sử dụng chức danh “tổng bí thư” khi nói về người đứng đầu nhà nước Trung Quốc – ông Tập Cận Bình.

Thường thì công dân các nước nói tiếng Anh, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump thường chọn từ “chủ tịch nước” để gọi người đứng đầu Trung Quốc.

Theo một báo cáo của Tòa Bạch Ốc hồi tháng 5, việc gọi ông Tập bằng chức danh đảng của ông là cách tiếp cận chiến lược của Washington đối với Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nắm giữ ba chức danh chính thức của Trung Quốc gồm: Chủ tịch nước (còn gọi là tổng thống), Chủ tịch Quân ủy trung ương và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu dự luật do nghị sĩ Mỹ đề xuất được thông qua, các tài liệu chính thức của chính phủ Mỹ sẽ phải ghi chức danh ông Tập theo vai trò của ông là “người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Như vậy, mặc nhiên người ta đã ngầm thừa nhận Đài Loan là một quốc gia khi vẫn gọi bà Thai Anh Văn là Tổng thống

Thế giới đang đẩy đưa Đài Loan đến vị thế một quốc gia độc lập

Có thể thấy động thái rõ ràng nhất Hôm 01/05/2020, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định ủng hộ Đài Bắc tham gia các hoạt động tại Liên Hiệp Quốc, và ca ngợi Đài Loan chống dịch thành công. Ngay lập tức, người phát ngôn của phái bộ Bắc Kinh tại New York phản đối dữ dội.

Hãng tin AP cho hay, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đưa lên mạng dòng Tweet, nhấn mạnh: «Cản trở Đài Loan đặt chân đến Liên Hiệp Quốc là không chỉ chống lại nhân dân Đài Loan, mà còn chống lại chính các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc». Theo phái bộ Mỹ, đối với định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng «phục vụ cho mọi tiếng nói», đón nhận «các quan điểm đa dạng» và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.

Nếu ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc có nghĩa là đã ngầm ủng hộ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập

Gần đây không kể những việc như Mỹ giúp Đài Loan củng cố sức mạnh về quân sự, Mỹ còn liên tục cho tàu chiến đi vào eo biển Đài Loan nhằm răn đe Trung cộng …. Không dừng ở đó, nhiều quan chức trong chính phủ của Mỹ đã có những chuyến công du chính thức đến Đài Loan

Cụ thể báo Đài Loan Liberty Times đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach có thể đến Đảo Quốc này vào cuối tháng 9 để tổ chức các cuộc đàm phán thương mại. Nếu chuyến đi thực sự diễn ra, ông Krach – quan chức chịu trách nhiệm về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường tại Bộ Ngoại giao Mỹ – sẽ là nhân vật cao cấp nhất của Bộ Ngoại giao đến thăm Đài Loan kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979.

Tiếp bước theo Mỹ là một phái đoàn cộng hòa Séc do Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil dẫn đầu đoàn đại biểu gồm 90 chính trị gia và giám đốc doanh nghiệp đang có chuyến thăm Đài Loan 5 ngày từ Chủ Nhật (30/8).

Trong một diễn tiến mới nhât, vào ngày 2/9, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã được mời tham dự bữa tiệc tối kỷ niệm Ngày Châu Âu của hội thương mại Châu Âu. Bà Thái đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này, nêu bật những thành tựu và tiềm năng của môi quan hệ Đài LoanChâu Âu trong bối cảnh đảo quốc không ngừng bị Bắc Kinh đe dọa.

Đài Loan đổi hộ chiếu để đưa ra thông điệp ngầm cho thế giới

Đài Loan sẽ phát hành một loại hộ chiếu mới để thể hiện rõ hơn tên của hòn đảo. Quyết định được chính quyền Đài Bắc thông báo ngày 02/09/2020 nhằm tránh mọi nhầm lẫn với Trung Quốc.

Theo ngoại trưởng Đài Loan, được AFP trích dẫn, lý do chính là dịch Covid-19. Nhiều công dân Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, đã không được phép nhập cảnh một số nước do bị nhầm là công dân Hoa lục (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa). Trung Quốc bị chỉ trích che giấu thông tin về dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, trong khi Đài Loan vừa khống chế được dịch, vừa cảnh báo Tổ Chức Y Tế Thế Giới về mức độ nguy hiểm của virus corona.

Trên hộ chiếu hiện hành, tên tiếng Anh « Republic of China » (Trung Hoa Dân Quốc) được in lớn, chính giữa bìa, nên dễ gây hiểu lầm với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Hoa lục), trong khi tên gọi « Đài Loan » chỉ được ghi nhỏ ở phía dưới. Hộ chiếu mới, có thể được lưu hành từ tháng 01/2021, sẽ không còn tên tiếng Anh « Republic of China », nhưng tên viết bằng tiếng Hoa vẫn được giữ lại, trong khi đó chữ « Taiwan » (Đài Loan) sẽ được viết to hơn bằng tiếng Anh.

Từ những dẫn chứng trên có thể thấy, Đài Loan đang nỗ lực để trở thành một quốc gia độc lập. Trên thực tế, ít nhiều Đài Loan cũng đang tìm được những sự ủng hộ nhất định. Tuy nhiên để chính thức trở thành một quốc gia có lẽ Đài Loan cần phải một thời gian khá dài, và phải được nhiều quốc gia ủng hộ hơn nữa. Nhưng, điều này không có nghĩa là không thể xảy ra, nếu ông Trump đắc cử nhiệm kỳ hai thì điều này cũng khó dự đoán, chúng ta hãy cùng chờ xem .

Phuong Nghi (tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here