DỰ MỘT BUỔI HỘI THẢO nghĩ về tuổi trẻ Việt Nam

0
515

TẠP GHI HUY PHƯƠNG

Chúng tôi vừa tham dự một buổi thuyết trình và hội thảo mang chủ đề “Tuổi Trẻ Hải Ngoại và Cội Nguồn” do Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu Nam California tổ chức vào chiều Chủ nhật 16 tháng 10-2016 tại Phòng Thương Mãi Westminster, Nam Cali.

Trong phần thuyết trình, đây là sự kết hợp giữa tuổi trẻ Úc Châu và tuổi trẻ của Hoa Kỳ. Luật sư Trần Kiều Ngọc, PhongTrào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền, từ Adelaide, Nam Úc LS. Trần Kiều Ngọc, Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền, đến từ Nam Úc. gặp gỡ các bạn trẻ ở Nam Cali: Mai Phi Long, biên tập viên của Đài Truyền hình SBTN, người đã có một bài bình luận về “Việt Nam Cộng Hoà, Utopia” (*), Bác Sĩ Quách Nhất Trí, sáng lập ra Bảo Tàng Viện Quân Lực VNCH ở Nam Cali cùng các bạn hậu duệ VNCH thuộc Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu.

Trần Kiều Ngọc có thân phụ là Trưởng Toán Biệt Kích VNCH, sau khi bị đi tù tập trung đã vượt biển sang Úc. Gia đình cô sau đó sang Úc đoàn tụ với cha, năm đó cô chỉ mới 7 tuổi. Khi lớn lên, đủ trí khôn, cô yêu Việt Nam tha thiết, nhất là khi thấy cảnh khổ của đồng bào, nhất là trẻ em ở quê nhà, cô dấn thân, bỏ học nửa chừng, về Việt Nam, vào dòng tu, hy vọng cống hiến đời mình cho nỗi khổ đau của dân tộc. Nhưng cuối cùng, cô thấy con đường ấy không phải là con đường tốt nhất để phục vụ theo cách suy nghĩ của cô, Trần Kiều Ngọc trở về Úc, tiếp tục con đường học vấn.

Hồi còn là sinh viên ở Nam Úc, Trần Kiều Ngọc là Hội Trưởng Hội Sinh Viên Học  Sinh tại đại học Adelaide, sau khi tốt ng- hiệp Luật khoa, cô sinh hoạt trong Hội  Chuyên Gia VN Nam Úc. Cô có mối quan tâm đặc biệt đến thế hệ của cô, những người đi sau, cần tiếp tục công cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam của cha, anh đi trước, nên đã đứng ra kêu gọi và thành lập “Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền Việt Nam vào tháng 5-2016, và hiện nay cô là người dẫn đầu của phong trào.

Hiện nay LS. Trần Kiều Ngọc là Hội Viên của Hội Luật sư Việt Nam Úc Châu. Cô thường xuyên có những buổi thuyết trình về pháp lý liên quan đến bạo hành trong gia đình cho các cộng đồng sắc tộc và các hội phụ nữ. Cô cũng là ký giả cho các báo Nam Úc Tuần Báo, Adelaide Tuần Báo và Việt Luận ở Úc.

Chuyến đi đến Hoa Kỳ của LS. Trần Kiều Ngọc là để kết nối với tuổi trẻ Hoa Kỳ trong công cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền cho Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đất nước đang bị nhiễm độc bởi công ty Formosa và sự vô tâm, tàn ác của chính quyền Cộng Sản Việt Nam.

Sau phần thuyết trình của ba người trẻ, Trần Kiều Ngọc, Mai Phi Long và Quách Nhất Trí, LS. Ngọc đã xin những người tham dự buổi hội thảo, phần đông là lớp già, các cựu SVSQ Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt để xin lời “chỉ giáo, dạy dỗ” cho các em. Nhưng sự thật ngày nay, lớp đi trước cần có cái nhìn mới về tuổi trẻ, và ở đó, chúng ta cũng học hỏi được nhiều điều.

Lớp cha ông, những người đã cầm súng chiến đấu cho miền Nam hay phục vụ VNCH, đều đã là những người bước vào tuổi 60 (40 năm +20), đã trải qua những năm lao tù hay vượt biển, sống qua những cuộc đổi đời khốc liệt, hy sinh nhiều công sức để nuôi dạy các con, ngày nay đã đến tuổi già, sức khoẻ, năng lực không còn.

40 năm sau khi người Việt đã bỏ nước ra đi vì chế độ Cộng Sản, lớp hậu duệ lớn lên tại các nước tự do đã thành công trên mọi phương diện và trong các ngành nghề, cơ quan chính phủ, làm rạng rỡ cho quê hương Việt Nam. Ở tất cả các nơi, các em đã bắt đầu đứng ra gánh vác việc cộng đồng, trở thành những vị dân cử, có tiếng nói mạnh mẽ tại địa phương, hay đảm trách các chức vụ đại diện của cộng đồng tỵ nạn.

Ưu điểm của tuổi trẻ hôm nay, nhờ hoàn cảnh, không phải chỉ được học hành, có trí tuệ, ý chí, sức khoẻ, được giáo dục và làm việc trong môi trường tốt, mà còn hơn hết là lòng yêu nước nồng nàn, và thông cảm được nỗi khổ đau của đồng bào trong nước. Những lần viếng thăm trại phong cùi ở Pleiku của Trần Kiều Ngọc, hay những lần tiếp xúc với những trẻ em bụi đời, xin ăn trên đường phố Saigon sau năm 1975 của Nguyễn Văn Phú đã thay đổi cái nhìn của tuổi trẻ với quê hương. Họ đã dấn thân đi tìm lối thoát, hoặc là đi làm việc thiện giúp người, đến những vùng xa xôi mà chính sách của chính phủ trong nước không hề lưu tâm. Tôi cho giai đoạn ấy đã qua, ngày nay, với những sự bất công, dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản, phẩm giá con người bị coi rẻ, chính sách toàn trị o ép người dân, và đảng Cộng Sản đã cấu kết làm giàu tên nỗi khốn khó của đồng bào, tuổi trẻ trong và ngoài nước bắt đầu tranh đấu cho tự do và quyền làm người.

Trong những hoàn cảnh khó khăn vì gia cảnh, trong những gia đình đôi khi còn khó khăn về sinh kế, đáng lẽ các em yên phận kiếm một việc làm nuôi gia đình, nhưng tuổi trẻ Việt Nam đã chọn con Giới trẻ Áo  Xanh đến từ Canada biểu tình ở Washing- ton DC, trước toà  Đại Sứ VC. đường dấn thân tranh đấu, luôn luôn đương đầu với công an, roi điện, nhà tù, tuổi trẻ Việt Nam không hề khuất phục, đã ngẩng mặt tranh đấu với cường quyền để nói lên tiếng nói của người dân bị áp bức.

Tuổi trẻ trong nước đã đứng lên vì nhân quyền và tranh đấu không mỏi mệt, lần lượt vào tù: Cù Huy Hà Vũ, Hồ Thị Bích Khương, Lê Trần Luật, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thanh Hải, Vi Đức Hồi, Đặng Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, BS Phạm Hồng Sơn, LS. Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thuỷ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Tạ PhongTần, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng…và những người đã phục vụ trong các ngành công an, quân đội của CSVN như Tạ Phong Tần hay Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Đây chính tuổi trẻ Việt Nam, linh hồn của cuộc tranh đấu chống bạo lực và cường quyền, họ là tuổi trẻ Việt Nam, không ai trên 50 tuổi đời.

Ngày nay, sau vụ Formosa gây ra thảm hoạ môi trường, các blogger trẻ tuổi Việt đã thành lập một tổ chức dân sự mang tên “Tổ chức Mạng Lưới Blogger Việt Nam” để kêu gọi người Việt trong và ngoài nước xuống đường biểu tình khắp thế giới vào Chủ Nhật, ngày 31 tháng 7 để “tranh đấu cho vấn đề Formosa,” theo bản tin trên Đài Á Châu Tự Do (RFA.)

Ở nước ngoài, tuổi trẻ có cơ hội tiếp xúc với các cộng đồng bản xứ hải ngoại, đã xuống đường để kêu gọi thế giới quan tâm đến tình trạng dân chủ, tự do bị tước đoạt tại Việt Nam.

Tuy vậy, tại hải ngoại, ngay tại Hoa Kỳ, ở một vài địa phương, các bậc “trưởng thượng” già nua trong tuổi tác và ý tưởng, vì quyền lợi và danh vọng, đã cấu kết với nhau, cản bước đường của tuổi trẻ. Hợp tác với tuổi trẻ, họ vẫn xem lớp người này như một phương tiện “đỡ tay chân” hơn là những người cần chia xẻ kinh nghiệm, tài năng tương tác của hai phía, già và trẻ. Trong các sinh hoạt cộng đồng, công việc của người trẻ là để đỡ đần cho lớp già: treo biểu ngữ, xếp bàn ghế, làm vệ sinh hội trường… chứ chưa bao giờ có ý nghĩ mời tuổi trẻ ngồi lại “ngang vế ngang vai” với mình để bàn tới công việc, hay kế hoạch cho cộng động. Có nơi, lớp già lại tranh giành quyền lợi với tuổi trẻ, trong khi khả năng của họ lại kém sút.

Cũng không thiếu những nhân vật, theo khuynh hướng mới, tìm cách đưa một vài nhân vật trẻ tuổi ra, nhưng đứng đằng sau với vai trò cố vấn, giám sát để sai khiến họ đi theo con đường của mình. Quan niệm của lớp già này là tuổi trẻ “chưa có kinh nghiệm,” “không biết chống Cộng” cần phải để cho tuổi già hướng dẫn, chỉ đường mươi năm nữa.

Chúng ta chỉ thành công khi trong các cuộc hội họp đồng hương, hội đoàn có sự tham gia tối đa của lớp trẻ, con cháu chúng ta và chính chúng ta (tuổi già,) các nhân sự và đoàn thể, không tị hiềm, chia rẽ, chống phá nhau. Nếu không, chỉ trong vòng 10 năm nữa, hải ngoại sẽ không còn các sinh hoạt của người Việt tỵ nạn chân chính nữa, mà là của những người mang cờ đỏ sao vàng được điều động bởi các toà đại sứ, lãnh sự của Việt Cộng trên mảnh đất tự do này.

Trong khi cả nước đang chịu cảnh ô nhiễm môi trường, bão lụt, xả lũ khốn khổ trăm chiều, nhân dân đang chịu cảnh bóc lột trấn áp, cướp đất cướp nhà, thì hải ngoại nỡ nào lại quay mặt đi, thậm chí còn cảnh xênh xang “áo gấm về làng” vui chơi trên nỗi đau của người khác. Giờ đây, mỗi người mỗi tay gánh vác, chia xẻ nỗi đau chung, không thấy việc phải nhỏ mà không làm, già trẻ, hải ngoại hay trong nước đều phải có trách nhiệm (thất phu hữu trách) trước vận nước tới hồi mạt vận, trở lại thời nô lệ Trung Hoa, và dân tình đang đi đến chỗ khổ đau chưa từng thấy trong lịch sử của đất nước.

Từ một buổi hội thảo về tuổi trẻ và cộin- guồn, tuổi già của chúng ta, đã một thời  sống trong buổi thịnh trị của miền Nam tự do, từng kêu gọi con cháu chúng ta đừng quên cội nguồn, phải làm một điều gì để khỏi hổ thẹn với tuổi trẻ trong và ngoài nước hôm nay!

(*) Utopia là một thuật ngữ chỉ về một miền đất huyền thoại, nơi mà sự công bằng và tinh thần thượng tôn luật pháp toàn hảo ngự trị. Việt Nam Cộng Hoà chỉ hiện diện trong vòng 20 năm, nhưng là một biểu tượng của tự do, công bằng, biểu tượng cho sự mơ ước của người Việt ngày nay, ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here