THĂM DÒ BẦU CỬ: NHIỀU HẬU Ý

0
551
Người dân ủng hộ Tổng Thống Donald Trump

VI ANH

Ở Mỹ, không lúc nào có nhiều thăm dò dư luận như trong mùa bầu cử, nhứt là mùa bầu cử quan trọng, bầu tổng thống Mỹ. Nhưng thăm dò dư luận không phải cái nào cũng trung thực. Có nhiều cái nhiều thâm ý để hướng dẫn, chuẩn bị dư luận, làm lên tinh thần phe ta và tản thần phe địch. Thăm dò thường bị chánh trị hoá, bị phe đảng dàn dựng, chỉ có giá trị hết sức tương đối. Có nhiều dụng ý chánh  trị đằng sau cuộc thăm dò nếu không dè dặt,cẩn trọng, dễ nghe thì mắc, dễ tin thì lầm.

Bản chất của thăm dò thuộc bộ môn khoa học xã hội nhân văn, chớ không phải khoa học thực nghiệm chính xác. Sự kiện, kết quả thăm dò do con người làm ra – người mướn làm cuộc thăm dò, người tổ chức cuộc thăm dò cũng như người trả lời thăm dò. Mà đã là con người, nhứt là người làm chánh trị bầu cử thì làm điều gì cũng có dụng ý, thâm tâm, nhứt là những chuyện làm  hao tài, tốn công, tốn của như thăm dò vì liên quan đến số đông. Tốn thì phải được trả cách này hay cách khác bởi những tổ chức hay người làm chánh trị cần thăm dò.

Do đó kết quả thăm dò tự nó không vô tư, độc lập như người ta thường khoác cái áo khoa học cho nó. Vì thường thường cơ quan tổ chức thăm dò, nhứt là tổ chức đó là cơ quan truyền thông, đặc biệt là truyền hình thường có thâm ý.

Thâm ý ủng hộ một ứng cử viên nào đó. Thâm ý được dàn dựng và bộc lộ qua việc chọn mẩu người để hỏi, chọn vùng để hỏi. Dù làm một thăm dò ngẫu nhiên đi nữa cũng phải có số điện thoại, điện thư, hay xem mặt mới bắt hình vong. Thâm ý bộc lộ qua việc khai thác tối đa tỷ lệ cao của gà nhà để tạo “ khi thế” cho gà nhà và làm thất thần ứng cử viên đối thủ. Đảng chánh trị nào trong mùa bầu cử quan trong hay tương đối quan trong cũng có đưa ra kết quả thăm dò hàng tuần, hàng tháng để tạo khí thế cho “ bồ nhà” và làm tản thần ứng cử viên đối thủ.

Khán thính giả hoàn toàn bị động, hoặc tin hay không tin, chớ không có thể kiểm chứng những con số thống kê, những tỷ lệ cao thấp do truyền thông đại chúng tự làm hay mướn các cơ quan chuyên môn thăm dò và thống kê làm ra. Truyền thông còn thêm mắm dặm muối những con số đó bằng những lời giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp mà những người tốt nghiệp môn thống kê còn điên đầu huống hồ phó thường dân qua bận với việc đi làm để trả tiền hóa đơn, thuế má quá nhiều thứ.

Còn đối với nhà làm chánh trị trong chế độ dân chủ mà lá phiếu của quần chúng cử tri là sinh mạng chánh trị của mình, khó mà tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi những con số, những dữ kiện, những phân tích, những giải thích, những bình luận dựa vào thăm dò của các cơ quan thăm dò cứ ào ào như triều dâng, thác đổ. Làm sao giữ cho cái đầu được yên tĩnh? .

Trong khi đó việc thực hiện và phổ biến những thăm dò là có thâm ý. Có dàn dựng từ cơ quan thăm dò chuyên môn và từ chính những tổ chức mướn những cơ quan ấy thăm dò. Họ đi sâu và khai thác sâu những gì họ muốn chứng minh – tự nhiên là có lợi cho lập trường của cơ quan thăm dò hay cơ quan mướn thăm dò. Khó mà chứng minh được những dàn dựng ấy dù là những nhà chuyên môn xã hội học. Nếu ai có hỏi lý do tại sao tổ chức hay cơ quan được mướn tham dò làm chuyện đó và tại sao phổ biến vào thời điểm nào đó, thì danh tiếng của những cơ quan này sẽ làm át mất tiếng của những câu hỏi. Tự do ngôn luận nhưng cơ quan truyền thông tư do hơn, có quyền ăn, quyền nói, có quyền gói ý kiên người khác hơn. Đưa một mẩu ý kiến lên báo New York Times, truyền hình ABC khó như người dân muốn vào Toà Bạch Ốc bắt tay tổng thống.

Ngoài ra cơ quan thăm dò còn có dàn dựng đối với những người được hỏi nữa. Khi các cơ quan thăm dò hay cơ quan mướn thăm dò muốn cho người dân tin vào lời tiên đoán, thì người thăm dò đặt câu hỏi nhấn mạnh vào nhân vật muốn làm nổi bật và chọn vùng hay mẫu người thích nhân vật đó để gởi câu hỏi. Đó là vai trò tạo dư luận tốt, “ giáo dục quần chúng”, hay “hướng dẫn dư luận” một cách sơ tiểu và gián tiếp mà những nhà làm chánh trị cần nơi các cơ quan truyền thông hay cơ quan thăm dò.

Còn muốn hạ một đối thủ của cơ quan thăm dò hay mướn thăm dò, thì làm ngược lại. Miễn là bản thăm dò có đầy đủ năm yếu tố cần thiết cho một cuộc thăm dò xã hội học là được rồi, có ai có thì giờ đâu để hỏi vùng mẩu, người mẩu để đặt câu hỏi là vùng nào lớp người nào. Trong các phân tích và giải thích kết quả thăm dò ít khi người ta đề cập đến vùng và mẩu người được thăm dò, chỉ nói thăm dò bất thần hay chọn lựa mẩu thôi.

Người được hỏi hoàn toàn bị động với câu hỏi đặt sẵn nhưng cũng hoàn toàn tự do trả lời hay không. Thích thì trả lời, không thì cúp máy. Do vậy kết quả thăm dò chỉ tượng trưng cho người chấp nhận trả lời. Chấp nhận trả lời vì muốn làm nổi bật nhân vật hay sự việc mình thích hay trả lời để hạ uy tín người hay cái gì mình ghét. Và cũng do vậy kết quả đó không tượng trưng cho những người thầm lặng không muốn trả lời hay không được hỏi hoặc không có cơ hội để biết có cuộc thăm dò. Số người này rất đông vì thường thường các cơ quan thăm dò có sẵn một danh sách với số điện thoại và địa chỉ cư trú hay điện thư, cứ thế mà gởi đi và dựa vào số người trả lời để tính phần trăm, với sai suất trên dưới ba phần trăm.

Còn nữa, có số người trả lời, câu trả lời, các tổ chức còn xào nấu nữa. Thường thường kết quả công bố khác với con số của những người lo việc thăm dò báo cáo cho viện thămdò hay cơ quan truyền thông thăm dò. Đầu não bộ máy lọc này gồm rất ít người có quyền thế của cơ quan. Và tương quan của thiểu số chóp bu “ chỉ đạo” với các nhà làm chánh trị cần hay sợ thăm dò thuộc loại bí mật sống để bụng, chết đem theo mà cái giá là đền ơn đáp nghĩa bằng chức quyền, tiền tươi trợ cấp, hay hợp đồng thầu tay ba. Ý kiến người trả lời thăm dò phổ biến trước thường không ảnh hưởng khi đầu phiếu. Mà điều các nhà làm chánh trị muốn là người trả lời phải đi bầu và bầu cho mình. Trong khi đó cơ quan thăm dò phải tỏ ra vô tư, độc lập, làm việc vì khoa học, vì chân lý mà thôi trước quần chúng. Nên việc dùng thăm dò để lôi kéo cử tri đến phòng phiếu, bỏ phiếu cho người mướn mình làm thăm dò là công việc khó. Làm không tế nhị, không khéo léo là bể. Thông thường dùng phương pháp cổ điển nâng tỷ lệ ủng hộ người mướn lên và hạ tỷ lệ đối thủ xuống để tăng khí thế quần chúng cho ứng cử viên thân và làm tản thần quần chúng ủng hộ đối thủ. Khai thác tối đa tỷ lệ bằng giải thích thăm dò có vẽ chuyên môn và phổ biến tối đa kết quả. . Cử tri thường quyết định vào giờ chót. Số người lưng chừng, do dự, số người không theo đảng phái nào thường là những lá phiếu giọt nước tràn thắng cử vào giờ chót. Đa số những người này không tin hay không biết kết quả thăm dò vì bận rộn với công việc mưu sinh hàng ngày hay có quyết định độc lập. Tại Pháp cũng như tại Mỹ những cuộc bầu cử gần đây cho thấy thành phần cử tri thầm lặng này không hành động theo tiên đoán vận động của kết quả thăm dò, dù các viện thăm dò chuyên môn, truyền thông phổ biến thường và nhiều tiên đoán ./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here