NGƯỜI DÂN ẤN ĐỘ ĐÃ DẠY CHO TRUNG QUỐC BÀI HỌC PHẢI CHỪA THÓI HUNG HĂNG BẮT NẠT, NHƯ THẾ NÀO?

0
578
Biểu tình đốt hàng hóa Trung Quốc và ảnh Tập Cận Bình tại New Delhi, Ấn Độ Ảnh REUTERS

Ngày 15/06/2020, một vụ đụng độ đẫm máu đã xẩy ra giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan vùng Ladakh. Chính quyền Bắc Kinh vội vàng đổ lỗi cho Ấn Độ. Tuy nhiên, tình báo Hoa Kỳ khẳng định, chính Trung Quốc khơi mào cuộc chiến. Cụ thể là viên tướng Triệu Tông Kỳ đã cho ra lệnh tấn công nhằm mục đích ‘dằn mặt’ Ấn Độ. Thế nhưng, sau cuộc chiến là một bài học cay đắng mà người dân Ấn Độ đã buộc các quan chức, cầm quyền của Bắc Kinh phải ‘học cho thuộc’

Nếu Người dân Việt Nam cũng đồng lòng như thế, chắc chắn chúng ta sẽ thắng, và bất chấp hành vi ‘hèn với giặc ác với dân của chính quyền cộng sản”.

Ai là người đã khơi mào cho sự cố biên giới?

Câu hỏi này đến giờ chưa có lời giải đáp rõ ràng. Bắc Kinh thì tố cáo New Delhi cho lính vượt biên giới trước, ngược lại thì Ấn Độ khẳng định Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ của mình.

Trong khi đó, ngày 22/06, tạp chí Mỹ  US News and World Report đã tiết lộ nội dung một thẩm định của tình báo Mỹ theo đó thì chính phía Trung Quốc đã ra lệnh tấn công vào lính Ấn Độ ở vùng thung lũng sông Galwan. Người ra lệnh là viên tướng Trung Quốc chịu trách nhiệm khu vực biên giới.

Tạp chí Mỹ đã trích dẫn một nguồn tin biết rõ bản báo cáo của tình báo Mỹ xác nhận rằng tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi), tư lệnh Chiến Khu Tây Bộ của Quân Đội Trung Quốc, là người đã tán đồng chiến dịch tấn công ở vùng biên giới tranh chấp, nằm ở phía bắc Ấn Độ, nhưng ở phía tây nam Trung Quốc.

Viên tướng này cho rằng, cuộc “đối đầu” vừa qua là một “bài học dạy cho Ấn Độ”. Thông tin tình báo Mỹ kể trên hoàn toàn bác bỏ các khẳng định của Trung Quốc về những gì đã xẩy ra ở thung lũng Galwan. Sự cố đẫm máu không xuất phát từ tình hình căng thẳng leo thang và vượt khỏi tầm kiểm soát, mà bắt nguồn từ một quyết định có chủ đích của Bắc Kinh, muốn gởi một thông điệp cứng rắn đến Ấn Độ.

Vấn đề là sự cố đã gây nên một làn sóng phẫn nộ tại Ấn Độ cho đến nay vẫn chưa dứt, và mục tiêu mà Bắc Kinh nhắm tới khi gây sự cố là hù dọa Ấn Độ, buộc nước này mềm dẻo hơn trong những cuộc đàm phán tới đây, kể cả về tranh chấp lãnh thổ, nhưng đã phản tác dụng.

Câu hỏi đặt ra là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã can dự đến đâu trong những quyết định dẫn đến sự cố vừa qua. Giới bình luận quen thuộc với cách thức quyết định của Quân Đội Trung Quốc cho rằng ông Tập Cận Bình chắc chắn có biết về lệnh đưa ra.

Người dân Ấn sôi sục tẩy chay hàng Trung Quốc và chấp nhận thiệt hại để thể hiện tinh thần dân tộc

Sau cuộc chiến thì Trung Quốc đang phải trả một giá khá đắt, mặc dù cái giá mà phía Ấn Độ phải trả cũng không rẻ đó là vấn đề kinh tế.

Theo giới truyền thông cho rằng khi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, phía Ấn Độ sẽ chịu thiệt hại khá nặng. Thế nhưng, tinh thần yêu nước đã giúp cho người dân Ấn Độ chấp nhận.

Theo RFI thì “Liên đoàn các thương gia Ấn Độ đã khởi động cuộc tấn công, kêu gọi chính quyền tẩy chay 3000 mặt hàng nhập từ Trung Quốc. Theo các doanh nhân, việc này có 2 điểm lợi: “tôn trọng nỗi tức giận của người Ấn bị thương tổn vì cuộc tấn công từ phía Trung Quốc và ngăn chặn việc Trung Quốc thâu tóm thị trường Ấn”.

Theo kết quả một cuộc khảo sát online  trên 32.000 người Ấn Độ của trang Local- Circles cho thấy có tới 87% tuyên bố sẵn  sàng không xài và không bán hàng “Made in China” trong vòng ít nhất 1 năm, từ các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng đến cả các ứng dụng di động.

Trong khi đó, mạng xã hội Ấn Độ tràn ngập các đoạn clip ghi lại cảnh người dân đập nát và đốt tivi, điện thoại Trung Quốc bên cạnh cờ và hình các lãnh đạo Bắc Kinh.

Tổng Hợp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here