VI ANH
Chưa lúc nào Mỹ tăng cường hoat động xích lại gần CSVN như lúc này. Chính phủ Mỹ xác định Việt Nam là một đối tác hàng đầu trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ đang tìm cách đưa các dây chuyền sản xuất của Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Chưa lúc nào CSVN lên tiếng nhiều về hành động TC xâm lấn biển đảo của VN như lúc nầy. Về quân sự chưa bao giờ Mỹ điều cả 3 hàng không mẫu hạm vào Biển Đông và cho phi cơ chiến lươc tân tiến nhứt tuần tra không phận Biển Đông.Vấn đề đặt ra là, phải chăng đến lúc CSVN đi với Mỹ để cố giữ phần còn lại hay lấy lại phần bi mất của Biển Đông của VN bị TC xâm lấn, xâm chiếm, quân sự hoá không ngừng của TC.
Thực vậy với những thái độ và hành động thực tiễn.
Một, về phía Mỹ. Từ cuối năm rồi, Đài VOA của Mỹ ngày 15- 11- 2019 đưa tin “Bộ trưởng QP Hoa Kỳ ‘tìm phương thức hợp tác mới’ với Việt Nam. Ông sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch. Không phải Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Esper chỉ tuyên bố bằng miệng, lời nói có thể bay đi, mà bằng một thông cáo chữ viết còn ở lại theo ngạn ngữ pháp luật tổng quát.
Cũng tin VOA ngày 18/11/2019, Bộ trưởng QP Mỹ Esper lên tiếng bênh vực Việt Nam trước sự bá quyền của Bắc Kinh”. “Trong bài phát biểu tại kỳ họp ASEAN –US hôm 18/11, Bộ trưởng Esper nói rằng Trung Quốc đã “tăng cường sử dụng cái mà họ gọi là ‘tàu dân quân hàng hải’” để xua đuổi các thủy thủ và ngư dân Philippines, In- donesia, Malaysia và Việt Nam, cũng như sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển để ngăn chặn Việt Nam “khoan dầu và khí đốt tự nhiên ngoài bờ biển của nước này,” theo hãng tin Kyodo…
Hai, còn phía CSVN “Hôm 17/11, trong bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Bangkok, Bộ Trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch cũng đề cập đến vấn đề Biển Đông, nói rằng “căng thẳng vừa qua là do có những hành động đơn phương, không tôn trọng lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nước khác,” theo Infonet.vn”
Tin AP của Mỹ cho biết, CSVN có tranh chấp với TC về chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông, đang ngày càng kỳ vọng Hoa Kỳ như một đối tác an ninh, bất chấp những khác biệt về chính trị.
Còn Đài RFI của Pháp ngày 11-11-2019 “ Việc TC mới đây ngang nhiên cho tàu khảo sát vào hoạt động, đồng thời tung tàu hải cảnh vào quấy phá công việc thăm dò dầu khí của CSVN ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của CSVN tiếp tục khiến dư luận quốc tế bất bình.
Và Đài RFI của Pháp cũng loan tãi một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National In- terest công bố hôm 07/11/2019. Rằng “tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, CSVN cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn TC.
Chuyên gia Anders Corr cho rằng CSVN đang gặp nguy cơ thực sự vì trong những lần gây sự trước đây, từ vụ Hoàng Sa năm 1974, cho đến vụ Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988, TC luôn là kẻ gây sự trước, và kết quả là CSVN vừa bị mất người, vừa bị mất lãnh thổ.
Theo tác giả, lần này, nếu TC thành công trong việc chiếm trọn vùng Biển Đông mà họ đã gói trong tấm bản đồ đường chín đoạn được gởi đến Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, thì CSVN cùng với các nước Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ bị mất quyền đánh bắt cá và khai thác dầu khí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hơn thế nữa CSVN có nguy cơ bị cô lập trong đất liền khi TC tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm kiểm soát đường biển đi vào CSVN.
Để chống lại TC, tiến sĩ Anders Corr cho rằng CSVN cần có một chiến lược mới trong đó có 4 thành tố quan trọng.
1/ Một là liên minh với các quốc gia có thể răn đe TC ở mức cao nhất là răn đe nguyên tử, ví dụ như với Mỹ, Pháp và Anh.
2/ Hai là liên minh với các quốc gia có đủ năng lực triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự thông thường (quy ước) để răn đe TC, ví dụ như Hoa Kỳ;
3/ Ba là sử dụng thành quả tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức chi tiêu quân sự để răn đe TC ngay tại chỗ, ví dụ như thong qua việc mua thêm tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không;
4) Và bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của TC.
Chỉ Mỹ mới có đủ điều kiện để hỗ trợ CSVN chống TC. Đối với ông Corr, trong tình hình như vừa kể, một liên minh hoặc thậm chí một quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ sẽ giúp CSVN củng cố tiềm năng chống lại TC, cải thiện sức mạnh răn đe của CSVN nhờ dựa được vào một người bạn mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột quân sự.
Chỉ có Hoa Kỳ mới có tất cả các điều kiện để trở thành một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ sức chống lại Trung Quốc. Các điều kiện đó là một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung Quốc (so với các thành viên ASEAN và Nga), một sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung Quốc, một sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Mỹ cũng có đủ khả năng quân sự cần thiết để triển khai sức mạnh quân sự quy ước đối phó với TC, và sức răn đe hạt nhân cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa hạt nhân tiềm tàng của TC.
Chuyên gia Mỹ khẳng định: Nếu không có Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc, an ninh CSVN không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu cho bất kỳ liên minh hiệu quả nào chống lại TC căn cứ vào tương quan lực lượng hiện tại.
Tuy nhiên, Mỹ chỉ ưu tiên cho những đồng minh có giá trị tương tự về dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được không chỉ liên minh với Hoa Kỳ, mà cả việc Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh cho CSVN, chấp nhận rủi ro trước một cường quốc nguyên tử, CSVN ít ra cần phải có những cải tiến dần dần nhưng ổn định về dân chủ và nhân quyền./.