Sau khi Mỹ khơi mào cuộc thương chiến với Trung Quốc, giới truyền thông quốc tế có nhiều bài báo không biết vô tình hay cố ý đã cho rằng, đầu tiến là đánh thuế thép, họ cho rằng Nam Hàn hay châu Âu là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, còn Trung Quốc thì giống như bị đánh phủi bụi.
Tiếp đến là hàng loạt các vụ đánh thuế lên hàng hóa, nhiều bài phân tích của toàn là những ‘nhà phân tích kinh tế hàng đầu thế giới’ nhận định cuộc thương chiến chỉ gây tổn hại cho phía Mỹ, còn Trung Quốc vẫn ‘rung đùi ngồi uống trà’ chờ Mỹ xuống nước năn nỉ.
Tính từ lúc bắt đầu cuộc thương chiến là ngày 22 tháng 3 năm 2018, đến nay đã hơn hai năm, ít nhiều mọi người đã thấy rõ sự thắng bại. Tuy nhiên, cũng phải công bằng mà nói, đến hiện nay thì Trung Quốc vẫn còn mạnh miệng, trong khi đó phía Hoa Kỳ hình như không mặn mà lắm với việc đình chiến. Điển hình, trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến, Mỹ liên tục đưa ra nhiều dự luật.
Điển hình là Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, được Tổng thống Trump ký ban hành thành luật hôm 17/6, trong đó sẽ trừng phạt những quan chức phải chịu trách nhiệm giam hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương Trước đó, Hoa Kỳ ngấm ngầm ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Theo đó, hồi đầu tháng 5/2020, hãng tin AP cho hay, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đưa lên mạng dòng Tweet, nhấn mạnh: « Cản trở Đài Loan đặt chân đến Liên Hiệp Quốc là không chỉ chống lại nhân dân Đài Loan, mà còn chống lại chính các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc ». Theo phái bộ Mỹ, đối với định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng «phục vụ cho mọi tiếng nói», đón nhận «các quan điểm đa dạng» và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.
Gần đây, Hoa Kỳ còn triển khai ba Hàng không mẫu hạm tuần tra cùng một lúc ở Thái Bình Dương…Và không ít lần, Tổng thống Trump từng cảnh cáo sẽ cắt đứt quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.
Cụ thể, sau khi không tìm được tiếng nói chung, Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm thứ 18/6 rằng: “Đó không phải là lỗi của Đại sứ Lighthizer (ngày hôm qua trong Ủy ban) mà có lẽ tôi đã không nói rõ quan điểm của mình, Hoa Kỳ chắc chắn duy trì một lựa chọn chính sách, trong nhiều điều kiện, đó là tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc”.
Rõ ràng là ông Trump không mặn mà với khái niệm ‘đình chiến’
Ông Trump “đóng dấu” Trung Quốc cố tình cho đại dịch lây lan
Tổng thống Trump vẫn tin rằng, đại dịch virus Vũ Hán là do chính quyền Bắc Kinh cố tình cho lây nhiễm ra nước ngoài.
Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Phố Wall (WSJ), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể đã cố tình cho phép virus corona lây lan ra thế giới, nhằm gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn cầu.
“Có khả năng đó là cố ý”, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư (17/6) và được WSJ công bố hôm thứ Năm.
Tạp chí Forbes trích dẫn bài phỏng vấn của WSJ, cho biết Tổng thống Trump nói rằng hiện ông không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Ông Trump bày tỏ, cũng có thể Bắc Kinh không cố ý, “nhưng ai mà biết được”.
Trong một cuộc họp báo “nhanh chóng và giận dữ” về Trung Quốc vào cuối tháng 5, Tổng thống Trump công khai lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới. Ông Trump nói rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra “gánh nặng kinh tế” và cướp đi “vô số sinh mạng”.
Cũng trong cuộc họp báo, Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt mối quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới, với lý do cơ quan này “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và yếu kém trong việc ứng phó với dịch COVID-19.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đặc biệt căng thẳng trong những tháng gần đây, liên quan đến nhiều phương diện, như dịch viêm phổi Vũ Hán, tranh chấp thương mại, Biển Đông, nền dân chủ cho Hồng Kông, nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ.
Tổng thống Trump đã thể hiện sự bất bình sâu sắc đối với việc che giấu dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc, khiến virus corona cướp đi vô số sinh mạng và gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, làm lu mờ những thành tựu mà ông gây dựng được trong 3 năm nhiệm kỳ.
“Như tôi đã nói từ lâu, giao dịch với Trung Quốc là điều phải trả giá rất đắt. Chúng tôi vừa ký kết một Thỏa thuận thương mại tuyệt vời, mực còn chưa ráo thì thế giới đã bị tấn công bởi Dịch bệnh từ Trung Quốc”, TT. Trump viết trên Twitter hôm 13/5.
Thất bại là điều tất yếu
Không ngoài dự kiến của giới quan sát, người ta không tìn rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong một sớm một chiều, nhất là sau đại dịch Vũ Hán đã cướp đi sinh mạng của gần 120 ngàn người Mỹ, nghĩa là chỉ trong vài tháng số người Mỹ chết còn nhiều gấp đôi số binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam trong 10 năm. Theo đó, ngày 17/06/2020, tại Hawai, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gặp Dương Khiết Trì, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cuộc họp này đã không đủ để làm dịu căng thẳng cao độ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Theo hãng tin AFP, cuộc hội đàm giữa ông Mike Pompeo và Dương Khiết Trì thật ra đã bắt đầu từ tối thứ Ba và đã tiếp diễn hôm qua trong gần 7 tiếng đồng hồ, một dấu hiệu cho thấy hai bên không giải tỏa được các bất đồng. Giới truyền thông Trung Quốc thì cố tình dùng sáo ngữ đại loại, cuộc họp đôi bên trong không khí “có tính xây dựng”.
Ngược lại, Ngoại trưởng Mỹ vẫn cáo buộc Trung Quốc vào lúc đầu đã che giấu tầm mức và tính chất trầm trọng của dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán và như vậy phải chịu trách nhiệm trong việc để đại dịch lan ra toàn thế giới, khiến gần 450.000 người chết.
Phuong Nghi (tổng hợp)