VI ANH
Tin AFP, Trung công (TC) xuất cảng giảm, nhập cảng thấp kỷ lục từ bốn năm nay. Đó là bức tranh ảm đạm của kinh tế Trung Quốc trong mùa đại dịch. Theo số liệu của quan thuế TC công bố ngày 07/06/2020, xuất cảng trong tháng 05/2020 giảm 3,3% so với cùng thời kỳ năm 2019, nhập cảng sụt 16,70% cùng thời gian. Thảm cảnh. TC một chế độ kiểm soát 1 tỷ 400 triệu dân, kinh tế đang rơi vào cảnh chợ chiều vì phong trào ‘Thoát Trung’. Các nước ngoài lâu nay sang làm ăn, sản xuất kinh doanh tại TC nay không chào TC bằng chân mà bỏ rơi TC không một chút tiếc uổng; hàng loạt dời cơ xưởng qua các nước đông nam á.
Vì hai nguyên do chánh yếu: Mỹ chiến tranh thương mại chống TC và TC phát tán ra các nước đại dịch do con virus mà TT Mỹ gọi là ‘ virus trung quốc” giết hại hàng triệu ngừơi. Phong trào thoát trung này đang là một qui trình không đảo ngược được, có thể thay đổi trật tự kinh tế thế giới trong đó không có TC, dĩ nhiên là đại hại cho TC.
Trung Hoa xưa có câu, mưu thâm thì hoạ diệt thâm; VN nói tham thì thâm. Xu hướng thoát trung của những nhà tài phiệt, những tập đoàn công ty ngoại quốc lâu nay sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hoá cho TC để TC trở thành công xưởng hàng rẻ tiền của thế giới, xuất cảng ào ạt làm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế TC cao hai con số cả chục năm nay.
Nhưng nay chính báo chí TC cũng phải uốn minh qua ngõ hẹp kiểm duyệt, vượt rào nói lên tai hoạ thoát trung đang chờ TC. Báo kinh tế Tân Kinh của TC ngày 15/4 đã đăng bài viết nói sau khi bùng nổ thương chiến Trung-Mỹ, đặc biệt từ khi dịch virus trung quốc lan rộng toàn thế giới, doanh nghiệp các nước ngoài đã bắt đầu chuyển dịch cơ sở sản xuất từ TC sang các nước Đông Nam Á.
Báo Tài Chánh của TC ngày 27/4 cũng đăng bài báo dài với đầu đề “Sóng ngầm xu hướng rời khỏi Trung Quốc trong ngành công nghiệp chế tạo”.Tờ này nêu lên các trường hợp cụ thể, trong đó nổi bật là xu hướng của các doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ đang tìm mọi cách để đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi nước này.
Ngày 28/4, Ô. Mao Chấn Hoa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Đại học nhân dân Trung Quốc, cảnh báo, trong thời gian tới, khi Mỹ lôi kéo được các nước đồng minh thì xu hướng này còn gia tăng hơn nữa và có thể hình thành trật tự kinh tế không Trung Quốc và cực kỳ bất lợi đối với nước này.
Ngày 9/5, trang thông tin chính thức của Đài truyền hình Phượng hoàng (Hong Kong) liên kết với Viện tài chính cấp cao Đại học Giao thông Thượng Hải và Viện nghiên cứu phát triển quốc gia Đại học Bắc Kinh tổ chức cuộc hội thảo trực tuyến. Vấn đề “ chuyển dịch khỏi TC” trở thành một chủ đề lớn, nhưng các quốc gia “phớt lờ” sự tồn tại của TC và đồng nhân dân tệ. Nhìn chung, người Trung Quốc giờ đây tỏ ra nhìn nhận nghiêm túc, thậm chí lo ngại trước xu hướng chuyển dịch khỏi Trung Quốc, thừa nhận đây là xu hướng lớn và trực tiếp đe dọa kinh tế nước này. Kinh tế TC như cảnh chợ chiều của một làng quê.
Thời sư và sư kiện thoát trung mà báo chí TC cố gắng vượt rào cảnh báo cũng được báo chí các nước tư do, dân chủ minh hoạ và trình bày sâu xa hơn. Nhựt báo Sankei của Nhật cho rằng xu hướng chuyển dịch khỏi TC của các nước trên thế giới không giới hạn ở lĩnh vực kinh tế.
Tờ báo này cho biết cách ứng phó của TC trước dịch COVID-19 quá tồi tệ, tham lam, lừa dối. TC đã đầu cơ tích trữ, tăng giá bán thiết bi y tế bảo hộ cá nhân, trong đó có khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm không xài được bị trả lại.
TC còn lợi dụng tình trạng đại dịch khi các nước bận lo cứu chữa để gia tăng hành động mang tính quân sự ở một số vùng biển như ở Biẻn Đông ơ Á châu Thái binh dương. Cộng đồng quốc tế thấy dã tâm của TC, khiến “xu hướng chuyển dịch khỏi TC” lan dần sang các lĩnh vực khác như ý thức hệ chánh trị chứ không riêng lĩnh vực kinh tế nữa.
Ngày 31/05/2020, trên truyền thông Mỹ, ngoại trưởng Pompeo khẳng định Trung Quốc đang ngày càng trở nên « hung hăng hơn » trong nỗ lực bóp méo thông tin và làm rạn vỡ thế giới, từ Hồng Kông cho đến Hoa Kỳ và đang trở thành mối đe dọa cho phương Tây.
Dẫn đầu trào lưu chuyển dịch khỏi TC là Mỹ và Nhật. Chính quyền của TT Trump đang nghiên cứu các biện pháp về luật và chính sách hỗ các doanh nghiệp Mỹ ở TC di dời để tránh bị lệ thuộc vào TC, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như vật tư y tế. TT Trump tuyên bố sẵn lòng trả tiền cho công ty Mỹ nào dời nhà máy từ Trung Quốc về Mỹ, cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Trump nói với kênh truyền hình FOX Business vào 26 tháng Năm.
Chính phủ Nhật cũng có chính sách khu- yến khích các công ty sản xuất của nước này chuyển dịch mạnh mẽ ra khỏi Trung Quốc. Nhật Bản hiện nhập từ Trung Quốc 18% tổng lượng nhập khẩu của họ, trong đó có rất nhiều phụ tùng, thiết bị cung ứng cho chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn. Nhưng những biến động ở Trung Quốc thời gian qua đã khiến nhiều nhà máy bị đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Nhật Bản. Kết quả 2.600 công ty Nhật tức 37% “đang ráo riết rút ra khỏi Trung Quốc.”
Bên cạnh việc phụ thuộc vào nguồn cung từ TC, việc “làm ăn” của các doanh nghiệp Nhật ở quốc gia đông dân nhất hành tinh cũng không còn thuận lợi vì giá nhân công tăng, cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung gây nhiều cản trở.
Mới đây, chính phủ Nhật đã dự định chi 2,2 tỷ USD để giúp các công ty của họ di dời khỏi Trung Quốc, trong đó 2 tỷ là để trợ cấp còn 200 triệu USD là để giúp chi phí di dời.
Còn Mỹ, trước những ảnh hưởng từ dịch COVID-19, Washington đang đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước “thân thiện” hơn.
Giới chức Mỹ tiết lộ nước này đang nỗ lực tạo ra một liên minh gồm các đối tác đáng tin cậy có tên “Mạng lưới Thịnh vượng Kinh tế” (Economic Prosperity Network). Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Chính phủ nước này đang hợp tác với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để “thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến lên”. Mỹ cũng không để trống sân sau. Khu vực Mỹ Latinh cũng có thể đóng một vai trò lớn trong quá trình này./.( VA)