
Có thể nói rằng, hiện nay cả thế giới đang hướng về nước Mỹ, có lẽ không phải vì cái chết của ông George Floyd, mà họ đang dõi theo các cuộc biểu tình ôn hòa có, nhưng lẫn trong đó là những cuộc bạo loạn, cả nước Mỹ và cả những người dân vô tội cũng bị ‘trả giá’, có một số cảnh sát đã chết, đã bị thương, và cả người dân vô tội cũng không ngoại lệ họ bị một số người mang danh biểu tình đánh đập và có người đã chết, nhiều do- anh nghiệp đang khó khăn, và bị đẩy vào bước đường cùng vì cửa hàng, cơ sở vật chất của họ bị đập phá, bị đốt cháy rụi….Và hình như các nước thù địch với Mỹ đang đứng ngoài vỗ tay reo hò, và không dừng ở đó, có thể họ còn tài trợ để cho sự kích động càng dâng cao. Trong đó, có lẽ không thiếu phần của Trung Quốc. Bởi vì chính Trung Quốc là nơi đang đẩy toàn thế giới vào cảnh khó khăn, và hàng tỷ người vào cảnh cùng khổ vì thất nghiệp…. bằng con virus Vũ Hán.
Ở mức độ nào đó, có thể Trung Quốc đã kéo được sự chú ý của thế giới vào các cơn bạo loạn, và và quên đi con virus Vũ Hán, và một điểm không kém phần quan trọng đối với riêng một số quốc gia vùng Đông Nam Á đang nỗ lực chống lại sự xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông.
May mắn thay, có thể nhiều nước trên thế giới đã quên, nhưng chính phủ Mỹ vẫn không quên đó là sự xâm lược bất hợp pháp của Trung Quốc tại biển Đông.
Gần đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có công hàm bác bỏ đòi hỏi cái ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc tự vẽ để đòi hỏi chủ quyền, đồng thời yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague.
PCA phán rằng, ‘… không có bằng chứng Trung Quốc trong lịch sử đã kiểm soát đối với vùng biển hay tài nguyên ở đó….’ PCA nói Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines.
Tòa nói Trung Quốc cũng gây “thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường san hô” khi xây các đảo nhân tạo…”
Không những thế, Hoa Kỳ còn đưa máy bay chiến lược, hàng không mẫu hạm (HKMH), tàu chiến tuần tra tại quần đảo Hoàng sa, Trường Sa (biển Đông), điều đáng nói ở đây, Hoa Kỳ tuần tra vào trong khu vực 12 hải lý của các quần đảo. Sự quyết đoán của Hoa Kỳ.
Tất nhiên, với tham vọng của nhóm lãnh đạo Trung Quốc, họ sẽ không ngồi yên để chịu trận, phản kháng là điều tất yếu, và khi đã có sự đối kháng ắt hẳn sẽ có nguy cơ dẫn đến một sự đối đầu căng thẳng hơn đó là quân sự.
Câu hỏi đặt ra ở đây, liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có xảy ra chiến tranh ở biển Đông? Để tìm câu trả lời chúng tôi mời độc giả cùng tham khảo bài phân tích của Tác giả Philip Heijmans, đã được đăng trên Bloomberg, Với sự hỗ trợ của Dandan Li, Samson Ellis và Anisah Shukry
MỸ – TRUNG ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ ĐỐI ĐẦU TRỰC DIỆN Ở BIỂN ĐÔNG
Trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ khẩu chiến với nhau về mọi thứ, từ thương mại, tới Covid-19, rồi tới Hồng Kông, thì hai cường quốc này lại có nguy cơ cao cả trong việc đụng độ trực diện. Không phải ở nơi nào khác mà chính là ở Biển Đông, nơi các tàu và máy bay chiến đấu của họ đối đầu nhau với tần suất cao, theo Bloomberg ngày 28/5/2020.
Một cuộc xung đột quân sự có lẽ sẽ tàn phá cả hai. Không có dấu hiệu cho thấy một trong hai bên thực sự muốn tiến tới xung đột. Tuy nhiên, trong thời điểm căng thẳng tăng cao, những tính toán sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước. Chỉ trong bốn tháng đầu năm, Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ đã tiến hành bốn hoạt động tự do hàng hải – được gọi là FON- OPS – ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền bởi các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã tiến hành tám hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Đồng thời, sau khi Trung Quốc vượt qua sự bùng nổ tồi tệ nhất của viruss corona, hải quân của nó đã rời khỏi cảng Hải Nam và nối lại các cuộc tập trận trong khu vực.
Đây là một trò chơi mèo vờn chuột giữa quân đội của hai quốc gia vốn chưa có lịch sử chạm chán nhau. Tập Cận Bình đang tìm mọi cách khuấy động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi nền kinh tế bị tổn thương, một tâm thế không phù hợp cho chính sách ngoại giao mềm mỏng cần thiết để xoa dịu các xung đột trên biển. Tập đã lợi dụng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) để một lần nữa tuyên bố quân đội PLA tăng cường chuẩn bị chiến tranh. Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Ra- jaratnam (RSIS) của Singapore cho biết:
“Trong khi xung đột vũ trang tiềm năng giữa Trung Quốc và Mỹ về mặt lý thuyết là một khả năng xa vời, chúng ta thấy các khí tài quân sự của họ hoạt động đều đặn hơn và với cường độ lớn hơn trong cùng một khu vực hàng hải. Sự tương tác giữa các khí tài đối thủ trong khu vực sẽ tạo ra khả năng tính toán và đánh giá sai, dẫn đến việc vũ lực có thể được sử dụng một cách vô tình hoặc do khinh suất, do đó nó có khả năng gây ra chạm chán và có thể dẫn đến leo thang. Đây là một rủi ro chúng ta không thể lường trước”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã vờn nhau ở Biển Đông trong nhiều năm. Mặc dù Hoa Kỳ không phải là một quốc gia có yêu sách lãnh thổ, nhưng vùng biển này là con đường chính cho vận chuyển và thương mại toàn cầu, trữ lượng hải sản và tiềm năng mỏ nhiên liệu lớn. Hoa Kỳ đã hỗ trợ một số quốc gia nhỏ hơn chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, bao gồm cả động thái xây dựng phi đạo và phần cứng chiến lược trên các bãi đá và các rạn san hô thấp. Bắc Kinh trong thời gian gần đây cũng đã triển khai vũ trang hóa các tàu hải cảnh thành một tàu hải quân tiêu chuẩn để hộ tống các đội tàu đánh cá của nó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã phát biểu vào tháng 12/2019 về ý định ưu tiên triển khai lực lượng của Hoa Kỳ đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ các khu vực khác trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc. Covid-19 đã khiến các cuộc tập trận giảm quy mô hoặc bị hủy bỏ, hàng không mẫu hạm U.S.S.
Theodore Roosevelt phải tạm dừng hoạt động ở đảo Guam sau khi hàng trăm thành viên phi hành đoàn xét nghiệm dương tính với Covid-19 (hiện đã quay trở lại hoạt động). Tuy nhiên, vẫn còn các điểm đáng lo ngại.
Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á, Reed Werner, tuần trước đã cảnh báo về một “xu hướng rất đáng lo ngại” trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, cáo buộc Trung Quốc đã “quấy rối” tàu khu trục lớp Arleigh Burke U.S.S. Mustin trong khi nó tuần tra trên Biển Đông. Ông cũng trích dẫn ít nhất chín trường hợp máy bay chiến đấu Trung Quốc làm điều tương tự với máy bay trinh sát của Hoa Kỳ.
Huong Thao (bien dich)
Xem tiếp kỳ tới – số 519
phát hành ngày 11/6/2020