Trong một thông cáo mới đây, Lý Gia Siêu (John Lee), người đứng đầu lực lượng an ninh Hồng Kông, đã so sánh: “Khủng bố và các hành động gây hại đến an ninh quốc gia, cũng như đến độc lập của Hồng Kông ngày càng lan như dịch bệnh”. Theo Lý Gia Siêu: “Luật an ninh quốc gia cần thiết để bảo vệ và ổn định của Hồng Kông”.
Đây cũng là nhận định của Đặng Bỉnh Cường (Chris Tang), người đứng đầu lực lượng cảnh sát đặc khu hành chính, khẳng định rằng “cảnh sát ủng hộ dự luật”. Theo Reuters, rất nhiều cơ quan hành chính công khác, như hải quan, lính cứu hỏa, cũng ra thông cáo ủng hộ dự luật an ninh của Bắc Kinh. Trước đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cam kết “hợp tác hoàn toàn” với chính quyền trung ương.
Đây là điều hoàn toàn không có gì lạ, bởi vì những người đứng đầu các cơ quan trên đều được dựng lên từ chính quyền Bắc Kinh. Nói theo kiểu dân gian “Ăn cơm chúa múa tối ngày”.
Tuy nhiên, dự luật an ninh mà Bắc Kinh muốn đưa ra bỏ phiếu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05 đi ngược với quy chế “một quốc gia, hai chế độ” mà Hồng Kông được hưởng cho đến năm 2047. Chính quyền trung ương tuyên bố “áp dụng đến từng chi tiết” luật mới này để trấn áp phong trào dân chủ ở đặc khu hành chính và ngăn chặn “can thiệp của nước ngoài”.
Bất chấp đe dọa, người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục biểu tình vào thứ Tư 27/05, một ngày trước khi Quốc Hội Trung Quốc bỏ phiếu thông qua dự luật.
Ai sẽ dang tay với người dân Hong Kong?
Ngoài Thủ tướng Anh – Boris Johnson tuyên bố sẵn sàng chấp nhận người tị nạn đến từ Hồng Kông ngay cả trước khi chính quyền Trung Quốc áp luật an ninh hà khắc nhằm dập tắt các phong trào phản kháng. Đài Loan đã trở thành một nơi ẩn náu cho một số lượng nhỏ nhưng ngày càng nhiều những người biểu tình vì dân chủ đang chạy thoát khỏi Hồng Kông, thành phố vốn rung chuyển bởi các cuộc biểu tình vào năm ngoái.
Vào ngày 24/5, hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường phản đối dự luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, cho đây là một mối đe dọa đối với các quyền tự do dân sự của người Hồng Kông và dấu chấm hết cho mô hình “Một quốc gia, Hai chế độ” tại đặc khu. Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay và phun vòi rồng để giải tán những người biểu tình.
Viết trên trang Facebook của mình vào cuối ngày 24/5, bà Thái Anh Văn nói rằng, luật đề nghị là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quyền tự do và độc lập tư pháp của Hồng Kông.
Những viên đạn và sự đàn áp không phải là cách đối đãi với khát vọng tự do và dân chủ của người Hồng Kông, bà Thái nói. Đài Loan không có luật tị nạn áp dụng cho những người biểu tình Hồng Kông đang xin tị nạn ở Đài Loan. Mặc dù vậy, luật của Đài Loan hứa giúp công dân Hồng Kông có sự an toàn và tự do khi họ bị đe dọa vì lý do chính trị.
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã giành được sự đồng cảm rộng rãi ở Đài Loan, sự ủng hộ của bà Thái và chính quyền của bà dành cho những người biểu tình có thể kh- iến mối quan hệ vốn xấu giữa Đài Bắc và Bắc Kinh thêm phần tồi tệ.
Tổng hợp