Xã hội hiện đang có vấn nạn của một “cuộc chiến sinh học”. Hầu như là mọi con người hay quốc gia trên thế giới đều có thể bị Co- rona-virus lây lan trong vô hình và chưa có thuốc chữa. Nếu cách ly để tránh lây lan, hay nếu không “mở cửa kinh tế” thì cuộc sống kinh tế xã hội và con người sẽ sụp đổ. Nhưng “mở cửa” sớm trong lúc chưa có thuốc chữa vắc-xin hoặc chưa có thể control điều khiển được Coronavirus thì có thể làm lây lan mạnh thêm, rồi phải chăng làm lại sự cách ly một cách khó khăn bội phần, trong sự tốn kém thêm nhiều thời gian và tiền bạc…
Vậy thì con người và xã hội phải “chọn một dòng hay để nước trôi” – phải lấy sự cách ly làm nền tảng của tồn tại, hoặc cần phải sống còn với kinh tế chính trị trước đã?
Trong khi một số tiểu bang ở Mỹ đã cho phép người dân tộc và xã hội trở lại sinh hoạt bình thường hay theo từng giai đoạn, thì tại sao phe Dân Chủ cách tả chỉ muốn người dân “cách ly dịch bệnh”?
Có thể nào xã hội và con người có thể nhận thức đâu là sự quân bình giữa “cách ly” lẫn “sống bình thường” hay không?
Có những vấn đề hay câu hỏi chỉ có thể có được trong cuộc sống, chỉ xảy ra hay nói lên từ cuộc sống, hay chỉ mãi là “câu hỏi không có câu trả lời”, bởi do những “cái nhìn” quan điểm hay phong cách sống khác nhau để rồi phiến diện và tạm thời theo dòng thời gian. Vì vậy, nan đề này cần đòi hỏi một sự tỉnh trí cao độ, trách nhiệm trước sự tồn vong của con người và xã hội, bản lãnh trải nghiệm sâu sắc về những gì sâu thẳm tế nhị nhất trong tâm hồn hay cuộc sống, chứ không phải chỉ là nhận định phiến diện hoặc tạm bợ theo sở thích hay định kiến sẵn có…
“Cuộc chiến sinh học” đang xảy ra trên toàn thế giới, dù hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, dù vô tình hay cố ý, dù “thêm bớt” hoặc xen vào sự kiện này với những mục đích hay ý đồ chính trị xã hội, thì bản chất sự “cách ly” vẫn rõ ràng là có thể ngăn không cho dịch bệnh lan truyền rộng, và đó có thể coi như là “dịp” để con người và xã hội “sống chậm” lại với chính mình, “theo kịp” với tự nhiên trong chính mình hay nhân duyên trong xã hội, cũng như trân quí từng khoảng khắc thời gian và những gì đang sẵn có…
Hay theo một “cách nhìn” khác, có lẽ chỉ là do không hề biết tự nhiên mới thực sự là “kẻ thống trị” thực sự trong im lặng vô hình, mà không phải là ý chí của xã hội hay con người, con người hay chính quyền vẫn chỉ biết làm kinh tế hay chính trị, mà không hề dừng lại để tỉnh thức với những gì gây ra cho nhau đang làm kinh động đến “Mẹ Thiên Nhiên” và sự yên tĩnh cân bằng của vũ trụ. Nên “cách ly xã hội” cũng có thể xem như là tiếng vọng từ tự nhiên vũ trụ, từ “trung tâm” mọi vòng xóay vô thường biến ảo, từ cái nhìn tối hậu của cuộc sống đầy “kịch trường” mà ta chỉ là “vai diễn”, hay từ thân phận “đứa trẻ” trong trò chơi của Tạo Hóa…
Cách ly thật sự chỉ tạm thời yên tĩnh, mà sự đối mặt với thực tại đổi thay trong nghịch cảnh mới là lâu dài hằng hữu. Bởi nhiều khi con người và xã hội có thể chưa chết với “kẻ thù vô hình” Coronavirus, mà đã chết vì đói như ở các nước nghèo khổ nói riêng, hoặc phải bị khủng hoảng tâm thần trong sự cách ly, và quan trọng là kinh tế chính trị cũng sụp đổ nếu cứ cố chấp vào cách ly trong sự vượt mức giới hạn chịu đựng của nó, hay trong khi mà tất cả đều “trên cùng một chiếc xuồng” của định mệnh…
Cuộc chiến với Coronavirus do đó, trong sâu thẳm và cuối cùng, có lẽ chính là cuộc chiến với thế giới tự nhiên. Nên nó đòi hỏi một cuộc “đấu tranh sinh tồn” qua bản năng tự nhiên “tồn vong” “kiếm sống” cho bản thân và xã hội, cũng là bản lãnh và sự tỉnh thức trực diện với một thực tại thậm sâu hơn là né tránh bị động tạm thời trong sự cách ly…
Chưa nói đến “cuộc chiến sinh học” này có thể xuất phát từ ý đồ của một quốc gia hoặc đảng phái với tham vọng quyền lực như Trung Cộng, mà theo sau là sự vô tình hoặc hữu ý tiềm ẩn của “thù trong giặc ngòai” nào đó, từ khát khao quyền lực thống trị cực độ đến bất chấp tồn vong, để rồi cuối cùng vô tình sẽ chỉ còn sự “chuyển hóa” hay biến diệt phó thác theo luật của Tự Nhiên…
Nếu bạn nghĩ rằng, trong một cuộc chiến tra- nh xã hội hay giữa các quốc gia – con người ta hay xã hội cũng phải thất nghiệp tránh nạn hoặc chịu hy sinh đổ nát – thì đó là bởi họ đã thực sự đối mặt trực tiếp với kẻ thù. Nhưng trong khi đó, sự cách ly dịch bệnh lại chưa hoàn toàn đối mặt trực tiếp với kẻ thù, nhất trong trường hợp “kẻ thù vô hình” này có thể tiến hóa với những “phiên bản” mới một cách vô tình hay hữu ý, thì phương thức tránh né cách ly không phải là phương cách hay hiện thực thậm sâu, mà vẫn chỉ là gián tiếp hay phải còn bắt buộc con người lương tri sâu sắc phải gặp gỡ trực diện chung cuộc với nghịch cảnh thì mới có sự kết thúc mọi nan đề cuộc sống trong dài lâu hằng hữu…
Nếu nói cách ly dịch bệnh là tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể qua lối “sống chậm” hay tinh thần vô tâm lạc quan “không có đối thủ” như là trẻ thơ có thể miễn nhiễm với dịch bịnh – thì vẫn không sai. Nhưng thực ra trực diện với “kẻ thù vô hình” mới chính là tỉnh thức trên thực tại bằng cả sự sinh tồn của tiến hóa tự nhiên trong ta, để có thể khơi dậy những tiềm năng sâu thẳm của con người và xã hội, rằng không chỉ “chậm lại” mà còn bất động tỉnh lặng với sự sinh tử hay thế giới tự nhiên vũ trụ, để mà có thể tự do chân thật và không sợ hãi trong khi sống thật với chính mình mà không cần vay mượn cố chấp giả tạo…
Kẻ thù vô hình” Coronavirus đã thực sự “đến nhà”, không chỉ người già hay trẻ con cũng buộc phải “hy sinh” hoặc trực diện “đánh giặc”, mà lương tâm lương tri của con người nói chung có thể ngủ yên chăng, có dám “tiên phong” ra trận thay cho “hậu phương cách ly” của người già và trẻ con chăng, có dám “thấu hiểu” hay hóa giải tận gốc “kẻ thù vô hình” kia chăng(?)
Trong một cuộc chiến với kẻ thù vô hình dữ tợn, mà con người và xã hội buộc phải đối mặt sinh tồn tiến hóa với một thực tại vô hình thậm sâu, thì cũng như người nghệ sĩ trên kịch trường sân khấu nếu mà lo lắng sợ hãi với đối tượng cảnh vật xung quanh hay “thấy có nó”… Thì làm sao có thể tập trung tinh thần “xua tan đám mây mờ” của đối phương hay nỗi yếu đuối sợ hãi, để chỉ còn còn có “bầu trời trong xanh” của yên bình hằng hữu và tự do giải thoát của nghệ thuật sinh tồn…
Thì làm sao “người chiến binh” trong cuộc chiến tồn sinh mới có được bản lãnh hay lòng tự tín và sức mạnh “không có đối phương đối thủ”… Thì làm sao có thể trực diện với sự thật, mà chuyển hóa hay thăng hoa nó bằng tinh thần tâm linh của Thượng Đế hay Phật tánh luôn hiện hữu sẵn có trong ta(?)
Nếu vậy, trong sự tỉnh thức thậm sâu đối mặt với sinh tồn này, đã có bao gồm mà không cần phủ nhận sự cách ly yên tĩnh, vẫn có sự cách ly nhưng trong sự quân bình với hoàn cảnh “động” “thực” “tự nhiên” “đang là” của công việc và cuộc sống bình thường…Nghĩa là ngòai các phương pháp pháp tự phòng như súc miệng khò nước muối nhiều lần, uống nước ấm pha gừng và mật ong hằng ngày, đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng sạch sẽ trong sự cách ly phân lập nếu có thể, cũng như xông hơi với gừng- mật ong- sả- chanh theo nhiều kinh nghiệm dân gian khi có xuất hiện triệu chứng… Hoặc với phong cách “sống chậm” như trẻ thơ để “theo kịp” với tự nhiên và nhân duyên trong ta, trong sự gần gũi thân thiện hóa giải hay chuyển hóa miễn nhiễm với “vi- rus vô hình”… Hoặc qua hơi thở trong sự chú tâm an định khỏi mọi nghĩ suy mê vọng, cũng như qua sự cầu nguyện tín tâm trao phó cuộc chơi cho đấng Thiêng Liêng…
Nhưng chung cuộc thậm sâu và bình dân dễ hiểu, là trở về quân bình hay căn bản lại cuộc sống qua bản lãnh “tự nhiên sinh tồn” hay qua sự sinh hoạt vẫn luôn bình thường trầm tĩnh “như không có gì xảy ra”.
Để con người và xã hội được tiếp tục tiến hóa sinh tồn cùng các công trình khoa học đang nghiên cứu vắc-xin chữa bịnh. Hay để hiện thực có thể tự nói lên tiếng nói không lời, được chìm sâu lắng đọng nơi “công án của tâm trí” với “câu hỏi không có câu trả lời” và “câu hỏi cũng là câu trả lời”…
Trong “cái khó ló cái khôn”. Nghịch cảnh khổ đau là qui luật tự nhiên không thể né tránh, nhưng mà “mất cái này, sẽ được cái kia” theo luật quân bình. Nếu xem sự cách ly né tránh như một sự “thư giản tạm thời”, thì sự đấu tranh sinh tồn hay sinh hoạt bình thường mới chính là sự “thư giản giải thoát”, mới thật sự là tự do được chứng thực trải ng- hiệm qua nghịch cảnh phong ba, mới như là một cách khám phá và tạo lập vắc-xin tự nhiên của (cho) cơ thể…
Nếu xem sự cách ly như là thư giản, như là được “chậm lại” “theo kịp” với tự nhiên hay nhân duyên trong ta. Thì tự do tự tại trong cuộc chiến vô hình này là “không là gì cả” – bởi đó đang là chính sự sống, đang là công trình của tồn tại – rằng không phải chỉ là sự phân lập “chậm lại” mà còn là sự thăng hoa “ngưng tụ” nơi trung tâm sâu lắng của cuộc sống, nơi sự bất động tĩnh lặng với thời gian và mọi đổi thay vô thường…
Thiện Võ