VIRUS VŨ HÁN CÓ THỂ KHIẾN THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG MONG MANH

0
474
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 nói rằng ông “rất giằng xé” về việc có nên chấm dứt thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc hay không,

Đến thời điểm hiện nay, virus Vũ Hán đã khiến trên 4 triệu người bị lây nhiễm và gần 300 ngàn người đã bị chết. Riêng Hoa Kỳ có trên 1,3 triệu người bị nhiễm bệnh và gần 80 ngàn người đã chết. Và một điều chắc chắn  số người nhiễm bệnh và bị chết sẽ không dừng ở đây. Nếu để ý một chút, người ta sẽ có một chút nghi vấn, tại sao con virus Vũ Hán không đến sơm hơn hay muộn hợn mà nó đến ngay lúc cuộc thương chiến giữa Mỹ và  Trung Quốc đang bước vào ‘hồi kết’ khi đôi bên đã đồng ý ký thỏa thuận đình chiến ở giai đoạn 1.

Thực sự, Trung Quốc đã một lần bội ước trước khi ký thỏa thuận, và thỏa thuận này nghe nói rằng Trung Quốc ‘nghiến răng’ mà ký chứ cũng không hài lòng lắm.

Tuy nhiên, khi thời gian bắt đầu chuẩn bị thực hiện thỏa thuận thì con virus Vũ Hán bỗng lù lù xuất hiện ! Đây có phải nằm trong toan tính của Trung quốc hay chỉ là ngẫu nhiên?

Nhìn lại cuộc thương chiến Mỹ – Trung

Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (gọi tắt là Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung) khởi đầu vào ngày vào ngày 22/3/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến CNTT và robot. Theo đó, luật cho phép tổng thống có thẩm quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác thương mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ. Tháng Tư, TT. Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc.

Tháng 7/2018, ông Trump cho áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc, lập tức Trung Quốc đáp lại với các mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ.

Tháng 8/2017, TT.Trump đã mở một cuộc điều tra chính thức về các vụ tấn công vào tài sản trí tuệ của Mỹ và các đồng minh của mình, việc trộm cắp ước tính gây tốn kém cho Mỹ khoảng 600 tỷ đô la một năm.

Kết quả là Hoa Kỳ tuyên bố luật pháp Trung Quốc làm suy yếu quyền sở hữu trí tuệ bằng cách buộc các công ty nước ngoài tham gia liên doanh với các công ty Trung Quốc, sau đó cho phép các công ty Trung Quốc truy cập và cho phép sử dụng, sao chép hoặc đánh cắp công nghệ của họ.

TT. Trump coi kế hoạch công nghiệp kỹ thuật của Made in China 2025 (Sản xuất tại Trung Quốc 2025) là mối đe dọa đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, do đó kêu gọi Trung Quốc dừng toàn bộ kế hoạch. Tất nhiên, chính quyền Bắc Kinh không đồng ý.

Hoa kỳ sẽ không nương tay?

Từ khi bắt đầu diễn ra cuộc thương chiến, hầu như ai cũng cùng một suy nghĩ cuộc thương chiến có thể sẽ đi xa hơn, thậm chí có thể mất kiểm soát. Nhưng, một điều chắc là ông Trump không lùi bước, nhưng  có lẽ cũng không dễ dàng khuất phục được ‘con sư tử’ Trung Quốc

Ngày 23/8/2019, Tổng thống Trump công bố mức thuế mới từ 25 lên 30% đối với 250 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10/2019, và tăng từ 10 đến 15% trên 300 tỷ hàng nhập khẩu, có hiệu lực tùy theo mặt hàng, và có nghĩa là gần như tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị đóng thuế.

Năm 2018, Hoa Kỳ nhập cảng 540 tỷ đô la hàng Trung Quốc và xuất cảng chỉ có 120 tỷ đô hàng qua Trung Quốc. Do đó, chính quyền Bắc kinh không thể đáp trả.

Tổng thống Trump đã tuyên bố thẳng thừng: “…Nếu Trung Quốc không muốn giao dịch với chúng tôi nữa, điều đó cũng tốt đối với tôi thôi”. Ông cũng kêu gọi các công ty Hoa Kỳ rút ra khỏi Trung Quốc và đi làm ăn ở các nước khác, nhất là quay về Hoa Kỳ.

Các quan chức Trung Quốc đã không muốn tỏ ra yếu thế bằng cách nhượng bộ. Trên thực tế, họ đã trả đũa bằng cách đình chỉ mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Vấn đề đặt ra ở đây, tại sao Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump quyết không nương tay.

Theo Tiến sỹ Đinh Trường Hinh (nguyên là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014) nhận định: “Nhìn bề ngoài, đó là một cuộc  chiến thương mại và các hành động của Hoa Kỳ đều dựa trên ba lập luận kinh tế…

Tuy nhiên, nhìn sâu xa hơn, mối bất đồng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vượt xa lãnh vực thương mại. Bắt đầu từ cuối thời chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã nhận ra rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã không là một nước Trung Quốc mà Hoa Kỳ mong đợi trước đây, tức là một nước đóng góp cho dân chủ, hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Thay vào đó, những gì họ thấy là một Trung Quốc táo bạo đã lợi dụng thế giới thương mại tự do để tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự để chiếm lấy vị trí quốc gia hàng đầu thế giới. Tham vọng này đã được thể hiện trong kế hoạch 2025, kế hoạch Vành Đai Con Đường, hành vi hung hăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng từ Ấn  Độ đến Malaysia đến Nhật Bản đến Philip- pines đến Việt Nam, v.v….”

Liệu cuộc thương chiến có kết thúc ?

Có thể kết thúc nếu Trung Quốc đồng ý những yêu cầu mà phía Hoa Kỳ đưa ra. Nhưng với tham vọng của Trung Quốc, người ta không nghĩ rằng chính quyền Bắc Kinh dễ dàng chịu ‘khuất phục’ bằng chứng là sau khi thỏa thuận xong, chính  quyền Bắc Kinh đã bội hứa, và sau đó thì Mỹ – Trung phải thỏa thuận lại. Tuy nhiên, khi thỏa thuận chưa được thi hành thì bỗng dưng xảy ra vụ virus Vũ Hán. Nhìn khách quan thì người ta nghĩ rằng đây là tai họa do thiên nhiên, nhưng cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng đây là nhân tạo và họ nghi ngờ rằng Trung Quốc là thủ phạm. Vấn đề virus Vũ Hán do thiên tai hay nhân tai hãy tạm gác qua một bên, nhưng phải thừa nhận virus Vũ Hán khiến Hoa Kỳ thiệt hại khá nặng nề.

Trong một diễn tiến mới nhất vào ngày 8/5/2020, ngay trước khi Bộ Lao động Mỹ công bố 20,5 triệu việc làm ở Mỹ đã bị mất vào tháng 4, ông Trump nói với đài Fox News rằng ông “đang gặp khó khăn với Trung Quốc.”

Mặc dù ban đầu ông “rất hào hứng” về thỏa thuận thương mại đã kí vào tháng 1, đại dịch kể từ đó đã khiến ông thay đổi quan điểm về nó. “Bây giờ tôi cảm thấy khác lúc trước. Tôi đã rất cứng rắn với Trung Quốc,” ông Trump nói.

Khi được hỏi liệu ông sẽ “phá vỡ” thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 hay không, ông Trump nói: “Tôi rất giằng xé. Nói thật là tôi chưa quyết định.” !

Phuong Nghi Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here