VI ANH
Trung Cộng (TC) ngày 19/4/ 2020 công bố thành lập thêm hai huyện đảo Tây Sa và Nam Sa để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.. Nam Sa thì cơ quan hành chính huyện đặt trên Đá Chữ Thập mà TC gọi là Vĩnh Thử trong Quần đảo Trường Sa; còn huyện Tây Sa thì cơ quan hành chính đặt trên đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa. Bản tin CGTN của nhà nước TC hôm 18/04/2020 nói “việc lập hai đơn vị hành chính quan trọng, mang tính lịch sử, huyện Nam Sa (Nansha district) và Tây Sa (Xisha district) được Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc thông qua”.
Thế là với huyện Tam Sa TC đã lập trước đây TC đã có 3 huyện đảo trên biển đảo mà Đất Nước Ông Bà VN đã đổ máu xương, nước mắt, mồ hôi khai phá, bồi đắp để lại cho con cháu của quốc gia dân tộc VN.
Việc thanh lập trước sau 3 huyện đảo và sáp nhập vào tỉnh Hải Nam của TC, coi như TC đã cướp hết hai quần đảo Hoàng sa và Trưòng sa và 90% Biển Đông của VN. Ngoài ra theo Hoàn Cầu thời báo thuộc Đảng Cộng sản TC, TC cũng đặt tên và công bố “25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông”. Đó lả những bải đá mà người Việt gọi là đảo chìm khi nước lớn và đảo nổi khi nước ròng.
Hoa Kỳ lên tiếng cáo buộc TC đã lợi dụng việc thế giới đang chú tâm phòng chống đại dịch Covid-19 để chiếm ưu thế tại Biển Đông. Cùng ngày TC công bố, Hoa Kỳ nói TC hãy ngưng ngay “thái độ bắt nạt” tại Biển Đông, và nêu quan ngại về “các hành động khiêu khích” của TC nhắm vào hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi ở vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia, Reuters tường thuật.
Việt Nam có đầy đủ pháp lý và chứng lý lịch sự chủ quyên cả trăm năm trên nhưng biển đảo mà TC mạo nhẫn và cương chiếm. Thời cộng sản Việt Nam (CSVN) đã tuyên bố chủ quyền ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và vào năm 1982 đã thành lập đơn vị hành chính để quản lý các quần đảo này. Huyện đảo Hoàng Sa hiện trực thuộc thành phố Đà Nẵng, còn huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Nhắc về Hoàng Sa, TC phản bác cho rằng công hàm CSVN Nam ‘phi pháp, vô hiệu’. TC trên thực tế đã đanh chiếm chiếm toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh gọi là Tây Sa) kể từ năm 1974,, trong đó bao gồm đảo Phú Lâm, nơi nay đặt trụ sở của huyện đảo Tây Sa.
TC đánh lấy đảo Phú Lâm của VN từ năm 1956. Năm 2012. TC thành lập ‘thành phố Tam Sa’ đặt thủ phủ ở đảo này và điều quân tới đóng trên đảo.
Các hành động chiếm cứ, xây cất và quân sự hoá xa về phía nam Biển Đông ở Quần đảo Trường Sa (Bắc Kinh gọi là Nam Sa) trong những năm qua đã bị chế độ CSVN lên tiếng phản đối không ngừng nghỉ — nhưng chỉ phản đối bằng miệng và công hàm mà thôi.
Trong khi viêc chiếm cứ, quân sự hoá của TC rõ ràng và cụ thế là Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc thuộc địa hoá Biển Đông, sáp nhâp các dảo và thôn tính Hoàng sa, Trương sa và Biẻn Dong vào lành thổ TC trưc cthuộc Đảo Hải
Cả gần 20 năm TC xâm lấn, đánh chiếm lấy biển đảo của VN, theo tinh thần luật quốc tế TC không có chủ quyền, chỉ xâm lăng, chủ quyền vẫn còn thuộc VN. Nhà cầm quyến CSVN ngoài việc kêu ca chiếu lệ, CSVN không có hành động tái chiếm lại biển đảo nào của mình coi cho được. Kế cả cái việc khiếu kiện TC trước Toà Trọng Tài về Luật Biển, không tốn 1 giot máu, mồ hôi như Phi Luật tân đã kiện thắng TC, CSVN cũng không làm.
Trái lai dân chúng VN yêu nước biểu tình chống TC xâm lược, nhà cầm quyèn CSVN trấp áp không nương tay. CSVN là chế độ duy nhứt trên thế giói trấn áp nguòi dân biểu tình chống TC xâm chiếm biển đảo của nước nhà VN. Bà con trong nước cho rằng CSVN bất động thông đồng với TC để CSVN có thế bám guồng máy công quyền hầu thu vén, hưởng thụ cuối đời.
Gần đây nhơn khi TC cho tàu Hải Dương vào Bãi Tư Chinh, CSVN có gởi công hàm phản đối trước Liên hiệp Quốc để nhân dân VN bớt nguyền rũa là chế độ không chống kẻ thù truyền kiếp là quân Tàu cộng sản xâm chiêm giang sơn gấm vóc VN. Nhưng CSVN không dám nói tới tên TC mà chỉ nói sư kiện bất ôn ô Biền Đông thôi. Như tau TC đâm tàu VN chìm, ngư dân VN chết, thì CSVN chỉ nói ‘tàu lạ’ mà thôi.
Nên Mỹ chỉ giúp cho CSVN phương tiện tuần tra biển dao, có lên tiếng bênh vực VN trước đà bành trương, xâm chiếm biển đảo VN. Nhưng vì CSVN không hành động cụ thể bảo vệ biển đảo của mình nên Mỹ không lý do gì để Mỹ phát triễn đối tác chiến lược với CSVN, có thể viện trợ, liên minh quân sự để giúp bảo vệ biển đảo cua VN.
Giang sơn gấm vóc VN là của chung của nhân dân.Tổ tiên VN đã từng nói quan nhứt thời dân vạn đại. Chế độ nào rồi cũng suy tàn, sup đổ, chỉ có dân là tồn tại với thời gian và không gian.
Năm 2002, Việt Nam Cộng Hoà đã đi vao lịch sử 45 năm rồi. Người Việt Quốc gia nhân dân VN đã qua 45 mùa Quốc Hận. Cái gì đến phải đến. Nay quân dân VNCH đã tái tập họp lại rồi. Quân dân cán chính VNCH và đàn hậu duệ đã tái tập hợp thành lập được Chánh phủ Pháp Định VNCH kế tục Chánh Phủ VNCH tiền nhiệm.
Trước đây trong thời vận động tổ chức này, thời Thủ Tương Nguyễn Bá Cẩn đã đ gởi công văn lên Liên Hiệp Quốc và Toà Trọng Tài về Luật Biển. Công văn có hàng trăm cộng đồng, đoàn thể gốc VNCH ký. Công văn chứng minh rõ rệt Hoàng sa và Trường sa là của VN.
Vì vào các năm 2008-2009 Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu các quốc gia nộp hồ sơ biển đảo của mình. Trung cộng đã nạp hồ sơ mà trong bản đồ của họ, có cả Hoàng Sa và Trường Sa. CSVN thì ngồi im lìm trong tư cách của một kẻ bán nước. Trái lại Thủ tướng lưu vong Nguyễn Bá Cẩn cùng các nhân sĩ yêu nước đã chuẩn bị và đệ nộp hồ sơ cho Liên Hợp Quốc. Lúc đầu, Liên Hiệp Quốc không chịu nhận, nhưng sau đó đó nhờ những cuộc vận động chính trị và Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đã đệ trình Sắc lệnh bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng từ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, thì Liên Hiệp Quốc mới chịu nhận hồ sơ Việt Nam Cộng Hòa, gián tiếp thừa nhận tính cách pháp lý của chính phủ Pháp định Việt Nam Cộng Hòa, nối tiếp công quyền cho đến ngày hôm nay. Trái lại hồi năm 1958 Thủ tướng của CS Bắc Việt, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá thư ngày 14-9-1958 nói chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc. Theo Hiep Ước Paris chia hai đất nước hai đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc VNCH vì ỏ phía nam vĩ tuyến. TT Đồng không có tư cách gì để giao cho TC cái mà CS Bắc Việt không có.
Hiên thời trong tình hình TC hành chánh hoá mạo nhận hai quần đảo Hòang sa và Trường sa, Chanh phủ Pháp đinh VNCH kế tục Chánh phủ VNCH tiền nhiệm là một giải pháp, một tiếng nói, một bằng chứng pháp lý và lịch sử phản bác sự mạo nhân vô căn cứ pháp lý và lịch sử mà Toà Trọng Tại về Luật Biên đã phán định TC không có can cứ pháp lý và lịh sư nào về chủ quyên trên biên đảo ơ Biển Đông.
Thời cơ và tinh mình mới, cảm tình tốt của Thủ Tướng Lê Trong Quát với chanh quyền Mỹ thời TT Trump ỹ sẽ thuận lợi cho việc Mỹ phản bác TC. Chanh phủ pháp định đã tùng vận động kêu gọi người Mỹ gốc Việt ủng hô TT Trump là vị tổng thống chống TC.
Tình hình mới, thiện ý dòi cong lý cho VNCH có thể làm cho Mỹ kích hoạt yêu cầu của Chính phủ Pháp định VNCH để đòi hỏi tái họp hội nghị quốc tế về Hiệp định Paris, theo qui định của Kết ước quốc tế ngày 3/2/1973, Public Law 93-559 của Hoa Kỳ, mà tất cả đều còn hiệu lực. Có thế VN mới có bầu cử dân chủ, tư do do quốc tế kiểm soát, đất nước và nhân dân VN mới có tự do dân chủ và chủ quyền. Đó là sách lược chánh trị, ngoại giao của Chánh Phủ Pháp đinh VNCH kế tục chánh phủ VNCH tiền nhiệm. Chớ nếu còn CS VN thì Biển Đông, Hoàng sa vàTrường sa vẫn còn mất vào tay TC.