HÌNH ẢNH TRUNG QUỐC TRONG MẮT THẾ GIỚI

0
722
Kit xét nghiệm Covid-19 của Trung Quốc tiếp tục bị Tây Ban Nha trả lại

Sau một thời gian không thừa nhận con virus Vũ Hán xuất phát từ Trung Quốc, mặc dù đó là sự thật hiển nhiên, và được một số lãnh đạo WHO nhanh nhẩu đổi ‘quốc tịch’ cho con virus Vũ  Hán thành Covid 19, đồng thời Trung Quốc lấp lửng cho rằng con virus Vũ Hán được ‘ được ‘nhập khẩu’từ bên ngoài. Và với kinh nghiệm của kẻ đi trước từng bị con virus Vũ Hán ‘hành  hạ’, Trung Quốc khoác lên người ‘bộ mặt nhân từ’ ra tay ‘cứu nhân độ thế’, cụ thể Trung Quốc dùng chiến thuật ‘ngoại giao khẩu trang’. Nhưng tiếc rằng, ‘Thiên bất dung gian”, chính quyền Bắc kinh đã sớm bị thiên hạ lột mặt nạ !

Theo giới truyền thông quốc tế loan tin, hơn 89 triệu chiếc khẩu trang, hơn 400.000 linh kiện thiết bị bảo hộ đã bị chính quyền Trung Quốc tịch thu kể từ đầu mùa dịch đến nay. Những con số mà Bắc Kinh hãnh diện loan báo vào lúc ngày càng có nhiều chỉ trích nhắm vào chất lượng các thiết bị mà Trung Quốc xuất khẩu.

Canada, cũng như nhiều nước châu Âu, như Tây Ban Nha, phàn nàn vì đã nhận được những chiếc khẩu trang không đúng chuẩn.

Điều đáng nói hơn ở đây, Trung Quốc rêu rao là ‘viện trợ nhân đạo’, thế nhưng sự thật thì sao?

Sự thật cái gọi là ‘viện trợ nhân đạo’ của Trung Quốc

Mới đây, ông Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý đã phát thốt lên “Trung Quốc là khối u của toàn cầu” vì những tuyên truyền dối trá khi nói rằng “Trung Quốc đã giúp đỡ Ý và các nước châu Âu khác trong đại dịch virus Vũ Hán”.

Trước đó, chính quyền Trung Quốc tuyên truyền rằng họ cử chuyên cơ vận chuyển vật tư y tế cung cấp cho Ý. Tuy nhiên truyền thông Ý nghi ngờ đây là “tin giả” và cho biết hàng chục nghìn khẩu trang cùng hàng nghìn bình oxy Đài Loan đều là do Ý bỏ tiền ra mua, đây là giao dịch thương mại.

Nguy hiểm hơn, để ca ngợi sự giúp đỡ mà Trung Quốc đã dành cho Philippines trong việc chống dịch virus Vũ Hán đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã cho thực hiện và công bố hôm 24/04/2020 một videoclip âm nhạc bằng tiếng Hoa và tiếng Tagalog, ngôn ngữ chính của Philippines.

Thế nhưng clip video tuyên truyền mang tựa đề song ngữ Iisang Dagat (Hải Đích Na Biên), tạm dịch là “Một biển”, đã bị rất nhiều người Philippines phản đối và đả kích, xem đấy là một âm mưu của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông trong đó có các vùng biển của Philippines.

Tính đến hết ngày 26/04, tức là hai hôm sau khi được tung lên mạng Youtube cũng như trang web của đại sứ quán Trung Quốc, clip video này đã thu hút được hơn 470.000 lượt người xem trên Youtube, và được gần 20.000 bình luận.

Về thái độ của người xem, clip này đã bị 135.000 phản ứng “ghét” (dislikes), so với vỏn vẹn 1.800 phản ứng “thích” (likes). Theo thông tín viên nhật báo Singapore The Straits Times tại Manila, điều khiến nhiều người dân Philippines giận dữ chính là tựa đề của bài hát “Một biển” (lisang Dagat theo tiếng Tagalog), được dùng làm nền cho clip video, bị cho là hàm ý hợp thức hóa các yêu sách của Trung Quốc trên các vùng biển mà Philippines cho là thuộc  chủ quyền của họ.

Clip bị cho là tuyên truyền cho ý đồ cướp vùng biển của Philippines

Thảm họa virus Vũ Hán lột trần ‘thứ văn hóa hủ bại và tội ác’ của Bắc Kinh

Việc “tiếp tục phong tỏa sự thật” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong những nguyên nhân gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Hành vi này cũng là một phần trong chiến dịch khủng bố người dân mà chính quyền Trung Quốc thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada – Irwin Cotler nói.

“Đại dịch này thực sự là hệ quả của các hành vi kiềm tỏa dư luận của ĐCSTQ, từ việc bắt bớ và làm biến mất những người cố gắng nói lên sự thật – bất kể là những bác sĩ hay những người bất đồng chính kiến, bên cạnh một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch trên phạm vi toàn cầu và đổ lỗi cho các quốc gia khác cho những gì đang xảy ra”, ông Cotler nêu quan điểm trong một cuộc phỏng vấn.

Đại dịch toàn cầu này là biểu hiện mới nhất của “thứ văn hóa hủ bại và tội ác” về bản chất của ĐCSTQ, ông Cotler nhận xét, viện dẫn các hành vi vi phạm nhân quyền  ở Trung Quốc, như việc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, cũng như các nhà báo và các nhà hoạt động dân chủ, theo The Epoch Times.

Bắc Kinh đã và đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế trong cách thức xử lý dịch bệnh. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh tính minh bạch và chính xác của số liệu chính thức về số ca nhiễm và tử vong vì virus Vũ Hán ở đại lục. Một số nước phương Tây, bao gồm Mỹ và Úc, đã yêu cầu mở các cuộc điều tra về nguồn gốc của virus Vũ Hán và cách thức lây lan của nó.

Phuong Nghi Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here