PHẨM TÍN GIẢI

0
511
Tôn giá Xá Lợi Phất là 1 trong 10 đại đệ tử của Phật. Ông có trí huệ hơn người ngay từ khi còn là bào thai.

“KHÔNG CẦU MÀ LẠI ĐƯỢC” LỜI KINH:

Xá Lợi Phất bạch với Phật:

-Thưa Thế Tôn! Chúng sanh ở trong sinh tử chịu các sự đau đớn mê lầm không hiểu biết, ưa thích các pháp tiểu thừa. Ngày nay đức Thế Tôn khiến chúng con suy nghĩ dọn trừ những phần dơ các pháp hý luận. Chúng con ở trong đó siêng năng tinh tấn được đến Niết bàn, cái giá một ngày. Đã được đây rồi, lòng rất vui mừng tự cho là đủ, mà tự nói rằng: Ở trong pháp của Phật; do siêng năng tinh tấn nên chỗ được rộng nhiều.

Nhưng đức Thế Tôn trước biết chúng con lòng ưa muốn sự hèn tệ, ham nơi pháp tiểu thừa, chúng con bèn bị Phật buông bỏ chẳng vì phân biệt rằng: Các ông sẽ có phần bảo tàng tri kiến của Như Lai.

Đức Thế Tôn dùng sức phương tiên nói bày trí huệ của Như Lai. Chúng con theo Phật được giá Niết bàn một ngày, cho là được nhiều rồi, đối với pháp đại thừa này không có chí cầu. Chúng con lại nhân trí tuệ của Phật, vì các vị Bồ tát mà chỉ bày diễn nói, nhưng chính tự mình lại không có chí muốn nơi pháp đó.

Vì sao ? Chúng con từ xưa đến nay thật là Phật tử mà chỉ ưa nơi pháp tiểu thừa, nếu chúng con có tâm ham đại thừa, thì Phật vì chúng con mà nói pháp đại thừa. Ở trong kinh nầy chỉ nói pháp nhất thừa. Lúc xưa đức Phật ở trước Bồ Tát chê trách Thanh văn ham pháp tiểu thừa.

Nhưng đức Phật thật dùng đại thừa để giáo hóa, vì thế nên chúng con nói vốn không có lòng mong cầu mà lòng báu lớn của đấng Pháp Vương tự nhiên đến, như chỗ nên được của Phật tử đều đã được đó…

MẠN ĐÀM:

Đức Phật Thích Ca vì lòng thương xót chúng sanh mà từ trên cung trời Đâu Xuất thị hiện xuống cảnh giới Ta Bà đầy ngũ trược.

Vì căn cơ và trình độ của mỗi chúng sanh mỗi khác nên đức Phật chế ra nhiều pháp môn như là một phương tiện để hóa độ.

Đối với các bậc thượng căn, thượng trí, Phật chế ra ba ngôi vị là Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, nhưng khi đã đạt được ngôi vị ấy, hạnh nguyện “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn” thì được đức Phật bổ xứ làm Phật trong các Thế giới gần xa để cứu độ chúng sanh.

Theo tinh thần Phật Giáo, danh từ “bổ xứ” có nghĩa tư do, phóng khoáng hơn khi một vị Phật, Bồ Tát đảm nhận một Thế giới nào đó phải thích hợp với hạnh nguyện của mình như Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Ta bà. Bồ Tát Đia Tạng ở cõi Địa ngục. Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc và Phật Di Lặc xuất hiện sau thời mạt pháp .

Ý niệm về Niết bàn, Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát chỉ là môt phương tiện Phật đưa ra để chuyên chở chúng sanh đến bở giác. Khi thuyền đã cập bến, hành giả lên bờ, bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ cả dòng sông! không còn luyến tiếc gì kể cà danh vọng và địa vị vì đây là một chân trời mới, moi người đều là Phật.

TỔNG KẾT:

Huyền nghĩa của “PhẩmTín giải”: (Chánh Trí Mai Thọ Truyên) Kinh Hán văn gọi anh chàng bỏ nhà, bỏ cha trốn đi là “cùng tử”, nghĩa là đứa con bần cùng, còn E.Burnouf dich là”Le fils prodigne” là đứa con hoang.

Có bỏ nhà, bỏ cha ra đi là trước kia hai cha con cùng ở chung một chỗ. Chỗ đó là “Phật độ viên giác, thanh tịnh”.

Không riêng gì Tu Bổ Đề, Ca chiên Diên…mà tất cả chúng ta và Phật cùng nguyên quán, đều cùng ở một chỗ là nơi hoàn toàn sáng suốt “vien giác” và trong sạch “thanh tịnh”.

Nhưng khi “Vô minh bất giác” nổi lên, như thấy vàng mà ham, thấy sắc mà động chẳng hạng, thì bị vàng bi sắc cám dỗ đến nỗi bỏ nhà viên giác, thanh tịnh ra đi, dấn thân  vào cảnh phàm phu, làm đứa con hoang, làm anh cùng tử, một mãnh trí huệ quý báu không có, thành phải chịu phiền não, luân hồi.

Nhớ thương, cha bỏ xứ đi tìm, dụ cho việc Phật xuất thế hạ trần, chịu ngũ trược ác thế, để độ chúng sanh. Nhưng khi gặp nhau lại quá cách biệt, cha thì giàu tột bực (Phật đầy đủ đức tướng) còn con thì bần cùng khổ sở (chúng sanh phước bạc, tội dày).

Cha biết con mà con thì thấy mình quá hèn, quá thấp không dám ngó, đừng nói tới là việc nhìn cha. Chúng ta cũng thế, tuy miệng tự xưng là Phật tử, nhưng nào ai dám tưởng rằng mình là con ruột của Phật và có quyền nhận tất cả kho tàng vô giá bảo pháp của Như Lai Bị bắt mà sợ đến chết giả, chẳng khác người đời khi nghe Phật dạy “Tất cả sẽ thành Phật” là hốt hoảng thất thanh.

Ông cha biết con mình đã quen sống đời sống ăn xin bần tiện, nên hôm nay không làm sao đột nhiên đổi khuynh hướng được. Ông bèn dùng kế cho hai người (Thanh văn và Duyên giác thừa) tìm rủ con ông  vào nhà ông “nhà Phật” làm cái việc ty tiện hốt phân, không xứng với cái địa vị chân thật là con Phật. Và biết tánh vụ lợi của kẻ nghèo, ông hứa trả công gấp bội.

Đứa con hoang rất thích làm việc dơ bẩn thấp hèn nầy, như chúng sanh thích nghe những giáo pháp thấp của tứ quả Thánh và tu tập theo những phương pháp ấy, không dám nghĩ đến cái cao hơn.

Muốn gần con để lần hồi dạy bảo, dẫn dụ, ông cha bỏ áo quần sang trọng, mặc đồ thô xấu, là dụ cho Phật dùng quyền xão phương tiện, hạ thấp tri kiến mình để nói bày theo cái hiểu nông cạn của chúng sanh. Gần được con, ông cha đốc suất làm việc như Phật khuyến khích sự tinh tấn tu hành, và hứa ban thưởng xứng đáng, muốn gì cho nấy, như Phật hứa cho Niết bàn an lạc.

Nhưng con không bỏ cái ý hèn kém, chẳng rời nhà tranh( Thanh văn, Duyên giác), dù đã trãi qua 20 năm làm việc hốt rác và vô ra nhà cha (nhà Như Lai)

Cha còn bệnh, kêu con giao gia tài cho nó quản lý, như Phật đã đem tri kiến của Phật ra lần hồi dạy bảo và cho tu tập. Nhưng con không dám dùng cũng như không có ý muốn dùng, đó là lòng hoài nghi của tất cả chúng sanh đối với khả năng thành Phật của mình.

Đến giờ sắp chết (Phật nhập Niết bàn), cha hội thân tộc(hội Pháp Hoa) tuyên bố chàng cùng tử là con ruột (thọ ký thành Phật), nay trao tất cả của quý (từ,bi, hỷ, xả) mà bấy lâu đã tập cho chàng thu, suất , nay đã thông thuộc. Kẻ cùng tử rất vui mừng, nghĩ thầm : “Không cầu mà lại được”

Võ Văn Bằng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here