ĐẠI DỊCH VŨ HÁN: CHÍNH KHÁCH ‘ĐÓNG PHIM’ – DÂN HÉT LÊN ‘GIẢ DỐI’

0
389
Nhiều người chỉ trích lãnh đạo WHO quỵ lụy trước Trung Quốc. Ảnh chụp tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom (T) gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh, ngày 28/01/2020. Naohiko Hatta / AFP

Kể từ khi Lý Văn Lượng, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đưa ra cảnh báo dịch bệnh “giống như  SARS’. Sau đó, bác sĩ Lý bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ, và bị buộc tội truyền bá “tin giả”. Không hiểu lý  do tại sao, bác sĩ Lý được thả, và còn được ‘xin lỗi mới ghê’ đúng là chuyện hiếm dưới chế độ cộng sản. Nhưng, cũng đúng vào thời điểm đó, cả nước Trung Quốc bước vào ‘cuộc chiến’ với đại dịch cúm Vũ Hán.

Nhiều thành phố tại Trung Quốc bị phong tỏa, hàng chục triệu người bỗng dưng bị ‘giam lỏng’ trong nhà. Nhiều nước buộc phải di tản công dân của họ ra khỏi Trung Quốc. Song song đó, nhiều nước đóng cửa biên giới và cấm cửa các công dân đến hoặ quá cảnh từ Trung Quốc nhập cảnh, hoặc nếu có được nhập cảnh thì bị cách ly…. Tóm lại, dịch cúm Vũ Hán là xuất phát từ Trung Quốc, và với cách cai trị độc đoán, độc tài của cộng sản Trung Quốc nên cả thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Thậm chí, nhiều tờ báo đã không ngần ngại chỉ đích danh hành động dấu thông tin của chính quyền Trung Quốc là tội ác.

Cụ thể, tính từ cuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới, tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố ‘’ma’’. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công  bố, số người chết gấp 80 lần (Chloé Frois- sart, ‘’Le coronavirus révèle la matrice  totalitaire du régime chinois’’, Le Monde, ngày 11/02/2020). Nhà dịch tễ học Adam Kucharski, London School of Hygiene & Tropical Medicine, trong bài trả lời hãng tin Bloomberg, đăng tải 08/02/2020, ước tính riêng tại Vũ Hán có khoảng 500.000 người nhiễm bệnh. Tổng thư ký Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng khẳng định số lượng người nhiễm virus chính thức công bố có thể chỉ là phần nổi tảng băng chìm.

Giữa đại dịch Trung Quốc khuynh đảo cả nội bộ WHO 

Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Động thái được đưa ra sau khi đã có 4.200 người trên toàn cầu thiệt mạng vì căn bệnh.

“Đây là đại dịch đầu tiên do virus coro- na chủng mới gây ra,” Tổng Giám đốc  WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. “Trong hai tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng lên gấp 3 lần. Trong những ngày tới đây, chúng ta sẽ có thể thấy số ca, số người chết và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng cao nữa.” Nhiều quốc gia hiện đang có hơn 1.000 ca COVID-19, do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trên toàn cầu đã có hơn 120.000 người nhiễm bệnh.

Italy hiện là tâm dịch ở châu Âu với 10.000 ca nhiễm bệnh và hơn 630 người thiệt mạng. Điều đáng lo ngại là số ca nhiễm  COVID-19 ở Italy tiếp tục tăng mạnh.

Xếp sau Italy là Iran với 9.000 ca và Hàn Quốc với 7.700 ca. Cả ba quốc gia này đều đang triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch COVID-19.

Điểm cần lưu ý ở đây, dịch cúm Vũ Hán là tên gọi chỉ đích danh Trung Quốc là nơi xảy ra dịch bệnh, cái tên COVID-19 dùng để thay cho dịch cúm Vũ Hán là do WHO đặt, nhưng nhiều nước vẫn chưa thừa nhận tên gọi này. Nhưng, nếu hiểu một cách sâu xa hơn, với tên gọi này nhiều người sẽ dần lãng quên đi ‘quốc tịch’ gốc của COVID-19 là dịch Vũ Hán.

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao mãi đến bây giờ WHO mới tuyên bố đại dịch toàn cầu. Ngược thời gian, khi dịch Vũ Hán đang gây hoảng loạn cho thế giới thì lãnh đạo WHO kêu gọi ‘’không nên giới hạn việc đi lại, trao đổi thương mại cũng như việc di chuyển của người dân nói chung’’. Tổng thư ký WHO thậm chí còn tuyên bố phản đối mọi nỗ lực giới hạn các hoạt động giao thông đi lại (của các nước với Trung Quốc), cho dù đã Tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp. ! Với cách hành xử của người lãnh đạo WHO, liệu những tuyên bố của ông có còn đáng tin ?

Chiến dịch đánh bóng

Một sự kiện đáng chú ý mới nhất, đó là Tập Cận Bình người đứng đầu đảng nhà nước cộng sản Trung Quốc đến Vũ Hán, nơi  được xem là ‘cái nôi’ xảy ra đại dịch.

Trước đó vào hôm 27/1/2020, thủ tướng Lý Khắc Cường được cho đang kiểm tra tại một cơ sở y tế trong thành phố Vũ Hán, khởi điểm của dịch viêm phổi mới, theo Guardian.

Câu hỏi đặt ra, tại sao Tập Cận Bình lại đến Vũ Hán vào lúc này?

Theo giới quan sát, chuyến đi Vũ Hán của ông Tập có hai mục tiêu, vừa để trấn an người dân trong nước, vừa để “ra oai” với quốc tế, cho thấy là Trung Quốc đã “chiến thắng” trong cuộc chiến chống dịch virus corona.

Theo báo chí TQ, ông Tập Cận Bình đã đến Vũ Hán bằng máy bay. Ông đã đi thăm các bệnh viện, gặp gỡ các nhân viên y tế cũng như thành viên các ủy ban khu phố là những chân rết của đảng Cộng Sản tại địa phương.

Theo số liệu công bố hôm 10/03, Trung Quốc ghi nhận thêm 19 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm virus corona lên thành 80.754 người. Bên cạnh đó, vẫn có thêm 17 trường hợp tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 3.136 người.

Xin lưu ý ở đây, tất cả số liệu đều do chính quyền Trung Quốc tự đưa ra, và không ai có thể kiểm chứng. Những thông tin do nhà nước TQ đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Trong khi đó, nhật báo Le Monde mô tả: «Trung Quốc biến khẩu trang thành vũ khí địa-chính trị như thế nào? »

Trung Quốc khẳng định khả năng hồi phục  khi tăng gấp 5 lần sản lượng khẩu trang sản xuất hàng ngày so với đầu tháng Hai, với khoảng 110 triệu khẩu trang các loại được sản xuất mỗi ngày, trong đó có 1,66 triệu khẩu trang N95.

Một số nước như Iran, Nam Hàn, Nhật Bản được cho là đã nhận được hàng triệu khẩu trang từ Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu khoa học chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định với Le Monde : « Qua việc tặng khẩu trang cho nước ngoài, Trung Quốc muốn chứng tỏ công xưởng của thế giới luôn có khả năng sản xuất rất lớn », vẫn là một đầu tầu của thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh tìm cách biến cuộc đấu tranh chống dịch Covid-19 thành « số mệnh chung của nhân loại » và trấn an tâm lý lo ngại « bỏ hết trứng vào một giỏ khi sản xuất tất tại Trung Quốc ».

Hình ảnh thật tại Vũ Hán là bằng chứng hùng hồn nhất

Trong khi Bắc Kinh nỗ lực cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế, người dân Vũ Hán lại phẫn nộ phản đối chính quyền địa phương «nói dối» về việc tổ chức phân phối lương thực thực phẩm, không hoàn hảo như những gì được quay trong video để chiếu cho phó thủ tướng Trung Quốc.

Mấy ngày nay, trên mạng loan truyền đoạn phim phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan đi viếng một khu nhà ở Vũ Hán, bị dân cư mắng là « làm trò giả dối ».

Theo AFP, một đoạn video ghi lại cuộc thăm viếng của phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên Bộ Chính Trị, khi đến Vũ Hán đã bị dân la ó đả đảo. Từ các cửa sổ, người dân chỉ trích chính quyền «hứa cuội». Bị cách ly từ hai tháng nay, dân chúng có thể mua sắm nhu yếu phẩm trên mạng nhưng bị lệ thuộc vào các cơ sở giao hàng. Cũng không thấy chính quyền thực hiện lời hứa giúp đỡ dân. Báo chí chính thức cũng nói đến những khó khăn của dân chúng.

Một lãnh đạo cao cấp trong Đảng như phó thủ tướng Tôn Xuân Lan tiếp xúc với dân đã là một ngoại lệ. Bị dân phản đối trực tiếp lại càng hiếm hơn. Điều đặc biệt là theo thông tin của AFP đoạn video này chưa bị kiểm duyệt xóa bỏ.

Phuong Nghi Tổng Hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here