
Tờ Daily Daily cho biết Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang, 34 tuổi) chết vào lúc 02:58 ngày thứ Sáu 7/2.
Bác sĩ Lý Văn Lượng là ai ?
Cuối tháng 12-2019, bác sĩ Lý Văn Lượng theo dõi một số bệnh nhân nhiễm virus giống SARS gây bệnh viêm phổi, từ đó ông đã cảnh báo về loại virus mới này trên nhóm WeChat của các cựu sinh viên Vũ Hán.
Các ca bệnh được cho là xuất phát từ chợ hải sản Vũ Hán, nơi buôn bán nhiều động vật sống hoang dã. Các bệnh nhân được cách ly tại bệnh viện mà bác sĩ Lý đang làm việc. Lúc này, bác sĩ Lý vẫn chưa biết đây là virus corona chủng mới.
Sau đó ảnh chụp màn hình đoạn cảnh báo của bác sĩ Lý được đưa lên mạng và nhanh chóng lan truyền.
Không lâu sau, ngày 3-1, cảnh sát Vũ Hán triệu tập bác sĩ Lý và một số đồng nghiệp, đồng thời kêu gọi ông Lý dừng lại với cáo buộc ông “tung tin đồn thất thiệt”.
Cảnh sát bắt bác sĩ Lý ký vào văn bản thừa nhận “đưa ra bình luận sai lệch làm xáo trộn trật tự xã hội”. Giới chức thành phố Vũ Hán muốn che giấu thông tin về loại virus mới này, theo BBC. “Chúng tôi cảnh cáo anh, nếu anh ngoan cố, không tuân theo yêu cầu và tiếp tục việc làm này, anh sẽ bị xử lý theo pháp luật”, bác sĩ Lý kể.
Một tuần sau đó, bác sĩ Lý điều trị cho một phụ nữ bị tăng nhãn áp, người này bị nhiễm virus corona chủng mới. Bác sĩ Lý lúc này không mặc đồ bảo hộ vì không cần thiết theo quy trình khám bệnh thông thường. Bệnh nhân nữ lúc đó cũng không có biểu hiện sốt.
Ngày 10-1, bác sĩ Lý xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho và phải nằm viện. Trên giường bệnh, bác sĩ Lý kể lại câu chuyện của mình trên mạng xã hội Weibo. 10 ngày sau, Trung Quốc công bố tình trạng dịch bệnh khẩn cấp do virus corona.
Ngày 30-1, bác sĩ Lý nhận được xét nghiệm dương tính với virus corona dù trước đó bác sĩ đã nhiều lần xét nghiệm và kết quả luôn là âm tính.
Và bác sĩ Lý qua đời vì chính loại virus mà ông cố gắng cảnh báo cộng đồng.
Tòa án Tối cao của Trung Quốc sau đó đã phục hồi danh dự cho bác sĩ Lý và đồng nghiệp của ông, nhưng cư dân mạng vẫn tiếp tục phê phán. Trên Vi Bác và WeChat, người ta viết «Thay vì xử lý vấn đề, họ lại bắt người cảnh báo», «Chính quyền Vũ Hán là những kẻ quan liêu, đây là nạn dịch của đất nước». Nhiều người chia sẻ hình ảnh những người dẫn chương trình truyền hình trên CCTV hồi đầu tháng Giêng loan báo vụ bắt bớ này với dòng chữ «Tám người loan tin thất thiệt bị bắt và điều tra». Rõ ràng đây là cách hành xử mà người ta vẫn thấy dưới chế độ cộng sản. Nếu như, chính quyền cộng sản Trung Quốc sớm nhận ra vấn đề và có biện pháp triệt để ngay từ đầu có lẽ căn bệnh không gây khủng hoảng dữ dội như thế !
Người dân Trung Quốc phải trả giá quá đắt !
Ngày 7/2/2020, giới ruyền thông đưa tin, trong một cuộc điện đàm với tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định rằng: “Bắc Kinh hoàn toàn tự tin và đủ khả năng đánh bại bệnh dịch, nhấn mạnh nCoV sẽ không thể làm chệch hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc”.
Theo số liệu mới tính đến ngày 7/2/2020, của Ủy ban Y tế Quốc gia, virus corona đã giết chết 636 người và có khoảng 31.161 người bị nhiễm ở Trung Quốc đại lục. Số người chết bao gồm 73 trường hợp tử vong mới được cập nhật trước đó 1 ngày. Không hiểu lúc hùng hổ tuyên bố như thế, họ Tập đang nghĩ gì? Không biết mấy con virus corona nghe ‘oai danh’ của Tập Cận Bình nó có sợ quá bỏ trốn hay không, chỉ biết rằng, ngày 10/02/2020, sau hai tuần lễ vắng bóng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bất ngờ xuất hiện trở lại giữa lúc phẫn nộ dâng cao trong xã hội, trước tình trạng dịch bệnh do virus corona mới gây ra tiếp tục nghiêm trọng, và chính quyền dường như bất lực.
Trong một phóng sự dài được phát trên truyền hình tối ngày 10/2/2020, Tập Cận Bình nhắc đến tình hình tại thành phố Vũ Hán (Wuhan), và một phần lớn tỉnh Hồ Bắc (Hubei), bị cô lập kể từ ngày 23/01, để ngăn dịch.
Họ Tập lúc này đã hạ giọng và thừa nhận tình hình dịch bệnh tại Hồ Bắc và Vũ Hán vẫn còn ‘’rất trầm trọng’’, và kêu gọi có ‘’các biện pháp mạnh hơn và triệt để hơn’’, để ngăn chặn hoàn toàn đà bùng phát của dịch virus corona mới. Trước đó, chính quyền Trung Quốc đưa ra một loạt các biện pháp cứng rắn, trong đó có việc cấm khoảng 56 triệu cư dân Hồ Bắc rời khỏi tỉnh này.
Sau đó, trong một tuyên bố của Ủy ban Y tế Hồ Bắc cũng cho biết thêm số ca nhiễm mới trong ngày 11/2 tại tỉnh là 1.638 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm ở vùng tâm dịch lên con số 33.366. Theo đó, số ca nhiễm mới ở Hồ Bắc giảm so với trước đó một ngày (2.097 ca).
Theo Reuters, số ca tử vong vì virus corona chủng mới ở Trung Quốc đại lục, tính đến sáng 12-2, là 1.113 ca. Như vậy, tổng số ca tử vong vì virus corona chủng mới trên toàn thế giới là 1.115 ca, bao gồm 1 trường hợp tử vong ở Philippines và 1 ở Hong Kong.
Nhìn con số thông kê trên do chính nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra, người ta dễ nhận thấy chỉ sau vài ngày họ Tập hùng hổ tuyên bố thì con số người chết tại Trung Quốc do virus corona đã tăng gần gấp đôi. Thế nhưng, theo những thông tin lan truyền trên mạng, trong đó có cả những thông tin được cho là do chính những người trong vùng đại dịch thì con số cao hơn rất nhiều.
Đánh lừa dư luận và người dân
Một trong những biện pháp mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra là lập tức xây dựng ngay các bệnh viện dã chiến để xử lý với đại dịch.
Với thế giới người ta dễ nhìn nhận đây là nỗ lực của chính quyền, với người dân thì có thể họ sẽ vui mừng vì hy vọng có cơ hội sống sót! Thế nhưng đó chỉ là ảo tưởng.
Thực tế hai bệnh viện dã chiến này là gì ? Hai bệnh viện dã chiến với tên gọi Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán, tờ Libération cảnh báo: đó là hai pháo đài do quân đội Trung Quốc quản lý nghiêm ngặt «có vào mà không có ra». Một đoạn phim quay lén trong ngày khánh thành và được phát tán trên mạng Taiwan News đã gây «sóng gió » trên các mạng xã hội. Tác giả giấu tên vào các phòng dành cho bệnh nhân giải thích : «Không cách nào mở cửa ra từ bên trong. Quý vị hãy ở nhà thì tốt hơn. Những người không qua khỏi sẽ bị đưa ngay đến lò thiêu ».
Si Meng Wang, một nhà nghiên cứu xã hội học Trung Quốc quốc tịch Pháp lo ngại : Trông giống trại lính hơn là bệnh viện. Chống dịch là chuyện của bộ Y Tế sao lại trao cho quân đội ? Quyền lợi của bệnh nhân có được tôn trọng hay không? Những người lính quân y có được phép tiếp xúc hay liên lạc với gia đình hay không ? Thực tế, cái gọi là bệnh viện có sức chứa 10,000 giường này không ai muốn vào vì có đi mà không có về!
Người dân Trung Quốc đã vượt qua nỗi sợ hãi
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 12/2 đưa tin, hàng trăm người Trung Quốc đã ký một bản thỉnh nguyện trực tuyến kêu gọi cơ quan lập pháp quốc gia bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Được khởi xướng bởi các học giả, đơn kiến nghị được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng bất bình về việc chính quyền xử lý ổ dịch virus corona, đặc biệt là sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) – người bị cảnh sát khiển trách vì đã cảnh báo mọi người về sự bùng phát virus corona ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019.
Đơn kiến nghị gửi tới Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, liệt kê 5 yêu cầu:
– Bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dân.
– Thảo luận về vấn đề tự do ngôn luận tại các phiên họp lập pháp thường niên vào năm nay.
– Lấy ngày 6/2 – ngày bác sĩ Lý qua đời là ngày tự do ngôn luận của đất nước.
– Bảo đảm không ai bị trừng phạt, đe dọa, thẩm vấn, kiểm duyệt hoặc bị giam giữ vì lời nói, hội họp, thư từ hoặc truyền đạt thông tin.
– Yêu cầu đối xử công bằng với người dân thành phố Vũ Hán và người dân khác thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Bản thỉnh nguyện nghe nói đang được chia sẻ rộng rãi trên Internet, nhưng một số người ký đã gặp phải áp lực. !
Phuong Nghi Tổng hợp